Chả rươi vào mùa, ăn nhanh kẻo tiếc
Những ngày đầu tháng 10 Âm lịch chính là dịp rươi xuất hiện ở chỗ nước lợ. Khi đó, người dân các tỉnh lại đi vớt rươi đem về chế biến chả rươi, nem rươi, rươi kho, mắm rươi…
Món chả rươi ở Ô Quan Chưởng.
Dù giờ đây, các nhà hàng thường mua rươi rồi bảo quản trong tủ lạnh để làm chả bán quanh năm nhưng người sành ăn vẫn chỉ hồi hộp chờ tới “Tháng 9 đôi mươi, tháng mười mùng 5″ để tìm ăn món này.
Dịp này, tới hàng chả rươi ở Ô Quan Chưởng (Hà Nội), bạn sẽ thấy bày cả những chú rươi còn tươi với đủ màu sắc xanh, hồng, nâu nâu từ các miền nước lợ của Nam Định, Hải Phòng đưa lên Hà Nội.
Khi mua rươi về, bạn cho rươi vào nước nóng, lấy đũa khuấy cho lông rươi rụng ra, sau đó rửa bằng nước lạnh cho sạch hết bùn đất.
Món chả rươi gồm rươi đánh nhuyễn, trứng, thịt lợn băm nhỏ thêm hành, thì là và vỏ quýt hòa quyện vào nhau, đem rán. Vỏ quýt được thái chỉ nhỏ khiến cho miếng chả thơm lừng, nhưng bạn cũng đừng cho quá tay kẻo miếng chả bị đắng.
Video đang HOT
Chả rươi ăn nóng, kèm với rau sống, chấm nước mắm chua cay, thêm chút đu đủ.
Chả rươi gồm rươi, trứng, thì là, quýt… được rán vàng.
Chả được rán qua, khi có khách gọi, chủ hàng mới rán chín.
Đồ ăn kèm có các loại rau sống và nước chấm chua ngọt.
Út Liên
Theo NS
Vừa ăn lòng nướng vừa nghe tàu xình xịch
Ngồi ngoài trời thưởng thức món nướng trong tiết trời se lạnh thì thật tuyệt. Bởi thế những con phố chuyên đồ nướng luôn rất đông khách khi gió đông về.
Dạ dày nướng.
Cùng với Mã Mây, phố Gầm Cầu (Hà Nội) là điểm hẹn quen thuộc của giới trẻ mỗi khi nhớ món nướng. Ở đây có khá phong phú các loại nguyên liệu như lòng, dạ dày, tràng, cổ hũ, bò, nầm... Để tạo chút khác biệt, nhà hàng thường tẩm mật ong trước khi nướng nên ăn cũng thấy lạ lạ. Nếu không thích ăn đồ ngọt, bạn cũng không nên lo lắng bởi lượng mật ong chỉ vừa đủ thôi, không bị ngọt. Cũng nhờ có chút thành phần đặc biệt này nên miếng lòng, dạ dày có màu nâu óng ả.
Nếu như không gì hợp với lòng luộc là mắm tôm thì lòng nướng chấm tương ớt pha loãng. Những miếng lòng, dạ dày sần sật, giòn giòn có thêm vị cay cay, ăn cũng hay hay.
Nếu so với nhiều hàng đồ nướng ở Hà Nội, các món ở đây dù không quá đặc sắc nhưng giá cả vừa phải nên lúc nào cũng đông khách. Một số chủ hàng tương đối dễ tính, sẵn sàng đổi hàng lại cho khách nếu có phàn nàn lòng bị đắng, chứ không lườm nguýt hay chửi như nhiều hàng trên phố cổ.
Lòng nướng.
Điều thú vị nho nhỏ khi bạn tụ tập cùng bạn bè ở con phố nhỏ này chính là đôi lúc sẽ nghe thấy tiếng tàu chạy ngay trên đầu mình. Những người mới tới đây lần đầu chắc cũng có đôi chút giật mình với âm thanh bất ngờ xuất hiện này.
Phố Gầm Cầu tương đối ngắn, dài chỉ khoảng 200m, chạy dọc chân cầu Long Biên, có tàu chạy qua. Đó chính là lý do bạn thường nghe tiếng xình xịch đấy. Tên phố cũng xuất phát từ lý do này khi phố nằm bên chân cầu có những vòm cuốn.
Con phố nhỏ này có hai cuộc sống khác hẳn nhau giữa ngày và đêm. Vào ban ngày, ở đây là những cửa hàng bán giày dép nhưng khi mặt trời tắt nắng, các cửa hàng đồ ăn lại bày bán dọc cả phố.
Út Liên
Theo NS
Sữa chua mít, món lạ trên vỉa hè Hà Nội Từ thành phần cơ bản là sữa chua, các quán đã nghĩ ra đủ loại với hương vị, đồ kèm theo khác nhau. Bát sữa chua mít. Ngoài sữa chua trắng, dân teen Hà Nội còn biết tới sữa chua dẻo, sữa chua xay ở Hàng Than hay Lò Đúc với các hương vị như cốm, cam, dưa hấu, ca cao, thậm chí...