‘Cha mẹ, thầy cô cần làm gương để trẻ đọc sách’
TS Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng rèn luyện thói quen đọc sách cho học sinh và phát triển văn hóa đọc là nhiệm vụ quan trọng của các trường học hiện nay.
Chia sẻ về văn hóa đọc tại Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Long ngày 19/1, TS Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch công ty Sách Thái Hà, đưa ra các ví dụ rất cụ thể về việc ứng dụng sách vào cuộc sống. Ông nói về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kinh tế số, chuyển đổi số.
TS Nguyễn Mạnh Hùng nói về phát triển văn hóa đọc trong nhà trường tại Vĩnh Long và tặng một số cuốn sách cho thầy, cô. Ảnh: Kim Ngọc.
Ông Hùng phân tích và giới thiệu những cuốn sách như: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, FINTECH 4.0: Những điển hình thành công trong cuộc cách mạng công nghệ tài chính, Vũ khí hoàn hảo, Cỗ máy tri giác, Định hình cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư …
TS Nguyễn Mạnh Hùng nói về những doanh nhân nổi tiếng như Elon Musk, Jeff Bezos, Bill Gates, đều là những người ham đọc và thành công ở lĩnh vực công nghệ. Các ví dụ về doanh nhân Việt Nam đọc nhiều sách cũng được ông mang ra phân tích và cùng bàn luận.
Một nội dung quan trọng được TS Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ là vai trò của sách trong cuộc sống. Sách vừa giúp người đọc có những thông tin cần thiết, hữu ích; vừa như một chất xúc tác rèn luyện tính kiên nhẫn, khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, trí tưởng tượng sáng tạo. Đây là những yếu tố rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của học sinh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều học sinh vẫn thờ ơ với sách, cũng như chưa hiểu hết giá trị mà sách mang lại. Do đó, rèn luyện thói quen đọc sách cho học sinh và phát triển văn hóa đọc trong môi trường giáo dục là nhiệm vụ quan trọng của các trường học hiện nay.
TS Nguyễn Mạnh Hùng cũng chia sẻ về kỹ năng đọc sách cho các cán bộ, giáo viên nhằm phát triển văn hóa đọc trong môi trường giáo dục. Đồng thời, ông nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò của cấp quản lý đối với môi trường giáo dục phổ thông hiện nay.
Người được mệnh danh là “tiến sĩ văn hóa đọc” cho rằng thầy cô và cha mẹ chính là nền tảng cho việc xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh và cần là tấm gương sáng đi đầu trong việc hình thành thói quen đọc sách mỗi ngày.
Bên cạnh đó, TS Nguyễn Mạnh Hùng cũng khuyến khích mở những thư viện sách có chất lượng về nội dung cũng như xây dựng văn hóa “Đọc sách cùng nhau” trong trường học.
Chủ tịch công ty Sách Thái Hà tặng các thầy cô giáo tại Vĩnh Long một số đầu sách hay về giáo dục như: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới , L ớp học hạnh phúc, Người gieo hy vọng, Viết lên hy vọng, Vì một Việt Nam cất cánh.
Khơi dậy thói quen đọc sách
"Thờ ơ", "ít hoặc không có thói quen đọc sách"... là những cụm từ được nhắc đến nhiều trong các diễn đàn khi nói về văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay.
Học sinh Trường tiểu học Lý Thường Kiệt (P.Tân Hiệp, TP.Biên Hòa) đọc sách tại thư viện trường trong giờ ra chơi. Ảnh: L.Na
Tuy nhiên, với tinh thần đề cao tầm quan trọng của sách, báo và tri thức trong đời sống, những năm gần đây nhiều cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp... đã có các hoạt động nhằm khơi dậy thói quen đọc sách, tạo sân chơi, kết nối tình yêu sách trong cộng đồng.
* Nhiều mô hình hay, cách làm tốt
Có mặt tại thư viện Trường tiểu học Lý Thường Kiệt (P.Tân Hiệp, TP.Biên Hòa) vào giờ ra chơi giữa các tiết học, dễ dàng bắt gặp hình ảnh giáo viên và học sinh mượn và đọc sách tại chỗ. Ngoài sách tham khảo, sách giáo khoa dành cho giáo viên, hiện thư viện có khoảng hơn 3 ngàn cuốn sách văn học, sách thiếu nhi. Phó hiệu trưởng nhà trường Trần Thị Thường cho biết, tủ sách thư viện được trường xây dựng, đều đặn bổ sung sách hằng năm. Để thư viện thêm phong phú đầu sách, nhà trường còn vận động phụ huynh, học sinh hỗ trợ, góp sách cho thư viện. Mỗi giờ ra chơi rất đông học sinh các khối lớp vào đọc sách.
"Mới đây nhất, một nhóm các phụ huynh đã tặng nhà trường 1,1 ngàn cuốn sách tranh truyện Danh nhân đất Đồng Nai. Để sử dụng hiệu quả số sách này, nhà trường đặt 100 cuốn trong tủ sách thư viện, còn lại 1 ngàn cuốn sẽ phân bổ về tủ sách ở các lớp học để học sinh được đọc, không chỉ đọc trong giờ chính khóa mà còn đọc vào những giờ ra chơi" - cô Thường chia sẻ.
Không chỉ các thư viện trường học, thư viện các huyện, thành phố mà hiện nay nhiều gia đình trong tỉnh đã chú trọng xây dựng mô hình tủ sách gia đình. Là một trong số những gia đình xây dựng tủ sách tại nhà cho con, anh Nguyễn Hiếu (khu phố Đồng Nai, P.Hóa An, TP.Biên Hòa) cho biết, mặc dù số lượng sách không nhiều nhưng phần lớn sách được lựa chọn theo nhu cầu, sở thích của Thùy Dương - con gái anh.
Anh Hiếu kể, thói quen đọc sách và mê sách của con gái bắt đầu hình thành từ khi còn rất nhỏ. Bởi vậy, cứ vào cuối tuần, vợ chồng anh thay nhau dẫn con đi nhà sách, tìm mua những cuốn mà con thích. "Ham đọc sách và quý sách là thế nhưng con gái lại không giữ sách quá lâu trên tủ sách tại nhà. Mỗi cuốn sách mua về, con đọc đi đọc lại nhiều lần, nghiền ngẫm kỹ rồi nhờ ba mẹ mang đến trường và Nhà thiếu nhi Đồng Nai quyên góp vào tủ sách chung để chia sẻ sách với bạn bè xung quanh những cuốn sách hay, nhất là những bạn chưa có điều kiện để mua nhiều sách" - anh Hiếu bày tỏ.
Đặc biệt, hiện nay nhiều tủ sách gia đình phục vụ cộng đồng trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển và nhân rộng. Mặc dù quy mô không lớn nhưng các tủ sách này đã và đang có tác dụng to lớn trong việc củng cố, duy trì, nâng cao văn hóa đọc ở cộng đồng. Chẳng hạn như: tủ sách của ông Lê Nuôi (ấp Tân Bình 2, xã Lang Minh, H.Xuân Lộc); tủ sách của ông Trần Văn Cù (ở ấp 3, xã Mã Đà, H.Vĩnh Cửu); tủ sách mầm xanh tại gia đình anh Đặng Thanh Hiếu phục vụ con em đồng bào dân tộc (P.Bảo Vinh, TP.Long Khánh)...
Hơn 10 năm nay, Nhà thiếu nhi Đồng Nai tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt chuyên đề giới thiệu sách, nói chuyện đọc sách cho các em thiếu nhi trên địa bàn tỉnh (5-10 buổi/năm). Đến với các buổi sinh hoạt, học sinh không chỉ được các nhà thơ, nhà văn hướng dẫn cách đọc, các viết văn mà còn tìm đọc nhiều cuốn sách với nội dung phù hợp với lứa tuổi. Bằng cách tạo ra không gian đọc sách, nuôi dưỡng thói quen đọc sách..., Nhà thiếu nhi Đồng Nai đã và đang phát triển thành phong trào, thu hút sự quan tâm của cả gia đình - nhà trường - xã hội.
* Khơi dậy thói quen đọc sách
Nhiều năm đồng hành với học sinh trong phát triển văn hóa đọc, nhà văn Nguyễn Thái Hải khẳng định, đọc sách và có thói quen đọc sách cho học sinh không chỉ đem đến tri thức mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách cho các em bước vào đời, trở thành người có ích. Vì thế, việc thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt, chia sẻ cảm nhận về sách sẽ kích thích các em đọc nhiều sách, tích cực tìm hiểu về những cuốn sách mới, nhất là những cuốn sách về quê hương Biên Hòa - Đồng Nai. Từ đó, phong trào đọc sách trong thiếu nhi lan rộng, phát triển.
Các em học sinh đọc sách tại buổi sinh hoạt chuyên đề giới thiệu sách mới do Nhà thiếu nhi Đồng Nai tổ chức. Ảnh: L.Na
"Với học sinh ở thành phố, các em có điều kiện mua sách, có nơi bán và các em có tiền mua. Tuy nhiên, ở vùng nông thôn không những không có nơi bán sách thiếu nhi viết về Đồng Nai mà các em cũng không có tiền để mua sách. Do vậy, hằng năm tôi thường ưu tiên đi về các huyện vùng sâu, vùng xa trong tỉnh để tặng sách cho các em. Trước hết là tặng sách của chính mình, khi nào mình không viết được sách thì sẽ mua sách viết về thiếu nhi của bạn bè để tặng cho các em. Nhìn thấy học sinh đọc sách, nhớ vài câu chuyện trong các tác phẩm đó là niềm vui của tôi" - nhà văn Thái Hải chia sẻ.
Trong điều kiện tiếp cận tri thức, văn hóa giữa thành thị và nông thôn vẫn còn khoảng cách quá lớn mà phương tiện nghe, nhìn đang rầm rộ phát triển thì việc khơi dậy thói quen đọc sách là việc làm cần thiết. Nắm bắt nhu cầu đọc sách của bạn đọc, nhất là người trẻ, thời gian qua, các tác giả, NXB, công ty phát hành sách đã tích cực chuẩn bị giới thiệu, cho ra mắt nhiều đầu sách hay, hấp dẫn. Sự chủ động này cho thấy thị trường sách đã được quan tâm, chú trọng. Đây là tín hiệu đáng mừng, khẳng định văn hóa đọc đang lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
Theo Phó giám đốc NXB Đồng Nai Trương Văn Tuấn, để khuyến khích mọi người hình thành thói quen đọc sách, lan tỏa văn hóa đọc, NXB đã có chủ trương biên soạn sách giáo dục địa phương bổ trợ cho chương trình chính khóa của học sinh các cấp. Một số tác phẩm được NXB phát hành thời gian gần đây dành cho thiếu nhi đã và đang góp phần làm phong phú thêm sự lựa chọn của bạn đọc, khơi dậy niềm say mê đọc sách cho lứa tuổi học trò.
Xây dựng tiết đọc sách trong nhà trường: Việc cấp thiết để có thể phát triển văn hóa đọc Để đẩy mạnh phát triển văn hóa đọc, việc đọc sách phải là thói quen của đa số người dân. "Hạt giống" thói quen đọc sách ở mỗi người cần được "gieo trồng" ngay từ nhỏ với sự lặp đi lặp lại theo một tần suất nhất định và trong một thời gian đủ dài. Xây dựng tiết đọc sách trong nhà trường...