Cha mẹ hại con đủ đường vì pha sữa với nước cơm cho trẻ uống
Pha sữa với nước cơm không chỉ khiến trẻ tổn thương cơ quan tiêu hoá, chậm tăng trưởng chiều cao, chậm mọc răng mà còn gây thiếu vitamin A, suy nhược cơ thể, trí não, yếu, có nhiều bệnh…
Ảnh minh hoạ: Internet
Trên nhiều trang mạng xã hội, nhiều mẹ đang truyền nhau cách nuôi con ‘tốt đủ đường’ là pha sữa cùng nước cơm để cho trẻ uống. Vậy thực hư của ‘phương pháp’ này có thật sự tốt như nhiều bà mẹ đang ca ngợi?
Theo các BS, rất nhiều gia đình mắc phải sai lầm, vì cho rằng thêm nước cơm hoặc cháo vào sữa sẽ tăng thêm chất bổ, giúp trẻ lên cân và cứng cáp. Nhưng thực ra cách làm như vậy không khoa học: Trong sữa bò có nhiều vitamin A, mà trong nước cơm và cháo chủ yếu là chất bột với chất lipoxidase sẽ phá hoại vitamin A.
Pha thêm nước cơm hoặc cháo vào sữa vô tình bạn làm mất đi lượng vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh, nếu không đủ lượng vitamin A, sẽ làm trẻ chậm lớn, cơ thể yếu sẽ phát sinh nhiều bệnh tật.
Ảnh minh hoạ: Internet
Việc thường xuyên đun sôi sữa bò cũng phản khoa học không kém gì việc thêm nước cơm hoặc cháo vào sữa. Thông thường, nhiệt độ để khử trùng sữa bò không cao, khoảng 3 phút nếu là 700C, là 6 phút nếu là 600C. Nếu nhiệt độ đến 1000C, chất lactose (C12H12O11) trong sữa sẽ có hiện tượng bị cháy, mà đường cháy là chất gây ung thư. Thứ nữa, chất canxi trong sữa sau khi đun sôi sẽ có hiện tượng kết tủa và làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa.
Video đang HOT
Cho trẻ uống sữa pha với nước cháo hoặc cơm sẽ gây hại thế nào?
Tuyệt đối không cho bé dưới 6 tháng tuổi uống sữa pha với nước cháo bởi lúc đó cơ thể bé chưa sản sinh ra loại enzym tiêu hóa tinh bột, hệ tiêu hóa còn chưa phát triển hoàn thiện.
Khi pha sữa với nước cháo, các chất dinh dưỡng bổ sung lẫn nhau, nồng độ thành phần dinh dưỡng tăng cao, vượt qua giới hạn hấp thụ tiêu hoá qua đường dạ dày của trẻ. Như thế không những không tiêu hoá được mà còn có thể làm tổn thương cơ quan tiêu hoá của trẻ.
Ảnh minh hoạ: Internet
Việc pha nước cơm hoặc nước cháo với sữa bột dinh dưỡng có thể làm cho bé chậm tiêu. Ngoài ra, trẻ có thể chậm tăng trưởng chiều cao, chậm mọc răng, ngủ trằn trọc, khóc đêm… do kém hấp thu canxi trong sữa bởi tinh bột trong cháo sẽ cạnh tranh hấp thu với canxi.
Trong sữa chứa rất nhiều vitamin A, nhưng nước gạo và cháo chủ yếu là tinh bột, chứa chất oxidase sẽ phá vỡ thậm chí triệt tiêu vitamin A. Bé không dung nạp đủ vitamin A, với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, thiếu vitamin A rất dễ gây suy nhược cơ thể, trí não và chậm phát triển, yếu, có nhiều bệnh.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Uống rượu khi bụng đói ảnh hưởng sức khỏe như thế nào
Bạn bị tăng nguy cơ ngộ độc, giảm khả năng nhận thức, loét dạ dày và các vấn đề về gan...
Ảnh minh họa
Theo Fox News, tại Mỹ, 88.000 người chết mỗi năm liên quan đến rượu. Đồ uống có cồn là nguyên nhân gây tử vong cao thứ ba sau hút thuốc lá và béo phì.
Dễ bị say
Rượu được hấp thu chủ yếu ở ruột non. Khi dạ dày trống, rượu đi thẳng xuống ruột non dễ gây say. Ăn trước khi uống, dạ dày lưu lại rượu lâu hơn.
Suy nhược cơ thể
Khi đói, lượng đường trong máu giảm do cơ thể sản xuất quá nhiều insulin đáp ứng hàm lượng đường trong rượu. Rượu kích thích dạ dày, gây buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi vào hôm sau.
Tăng nguy cơ ngộ độc rượu
Methanol trong rượu vào cơ thể được chuyển hóa thành chất độc, phát tác chậm dẫn đến trụy mạch, viêm gan, nhiễm độc. Nhiều người cho rằng say rượu không nguy hiểm. Thực tế say rượu chính là ngộ độc rượu, tùy mức độ có thể gây nguy hại cho sức khỏe.
Hạ đường huyết
Đường huyết giảm đột ngột gây hôn mê, thậm chí tử vong nếu cơ địa yếu và môi trường bên ngoài nóng bức.
Viêm loét dạ dày
Bỏ bữa trước khi uống rượu làm ức chế quá trình trao đổi chất, thực phẩm ăn sau đó được tích tụ dưới dạng chất béo.
Các chất kích thích trong rượu gây hại cho nội tạng, nhất là niêm mạc dạ dày. Lượng cồn vào dạ dày làm xót niêm mạc, ra máu khiến tim đập nhanh, toát mồ hôi, buồn nôn, hạ đường huyết.
Các chuyên gia khuyên trước khi uống rượu nên ăn trứng, rau xanh, dưa chuột, uống một ít sữa. Thường xuyên tập luyện thể thao để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Tuấn Anh
Theo VNE
Nguyên tắc chế biến các loại thịt mẹ cần biết để nuôi con khỏe mạnh Trẻ lớn dần thì sữa không còn đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của cơ thể. Mẹ cần cho trẻ ăn dặm, đặc biệt là các loại thịt phải sử dụng hợp lý để con luôn khỏe mạnh. Lựa chọn thịt theo thể trạng của trẻ Theo các chuyên gia sức khỏe của Sina, thực tế khi bạn chế biến thịt cho...