Cha đẻ của thuốc Berberin từ trần
Dược sĩ Phan Quốc Kinh từ trần vào ngày 16/8. Ông ra đi để lại niềm xót thương cho nhiều thế hệ.
Dược sĩ Phan Quốc Kinh, cha đẻ của thuốc Berberin, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho nền Y Dược nước nhà đã từ trần vào ngày 16/8.
Năm 1970, đất nước ta rất khó khăn, thiếu thốn, thiên tai hoành hành, bệnh dịch bùng phát, đặc biệt là bệnh lỵ. Ở miền Bắc, nhiều người bị tiêu chảy liên tục kiệt sức rồi tử vong.
Các kho đều không còn thuốc, cũng không thể nhập được thuốc từ nước ngoài do bị bao vây.
Giáo sư Hồ Đắc Di trong một buổi chủ trì hội nghị các nhà khoa học Y khoa đã đặt vấn đề là phải tạo ra nguồn thuốc mới. Mọi người đều thống nhất như vậy nhưng không ai dám mạnh dạn nhận trách nhiệm nặng nề này.
TS. Phan Quốc Kinh, cha đẻ của thuốc Berberin
Video đang HOT
Khi ấy TS. Phan Quốc Kinh mới 35 tuổi đã đứng lên thay mặt cho ĐH Y dược xin nhận nhiệm vụ. GS Hồ Đắc Di băn khoăn: “Thuốc các anh làm ra liệu có tốt bằng thuốc của phương Tây không?”.
TS. Kinh khẳng định chắc nịch: “Thầy cứ giao cho chúng em, bọn em hứa sẽ tìm ra loại thuốc đó sớm nhất”.
Nhóm nghiên cứu được thành lập gồm 20 người đã cùng cán bộ, giảng viên, sinh viên đi khắp các làng xã ở miền núi, đồng bằng miền Bắc. Cứ 2 người một xã đến sưu tầm, nghiên cứu các bài thuốc dân gian của các ông lang, bà mế…
Sau 3 tháng, với sự nỗ lực của nhóm các nhà khoa học Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y Hà Nội, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương… Dược sĩ Phan Quốc Kinh đã nghiên cứu thành công thuốc dập bệnh lỵ.
2 loại thuốc đó là Berberin (chiết xuất từ hoàng liên gai, hoàng bá) và Codanxit (chiết từ cây hoằng đằng và cỏ sữa lá lớn), có tác dụng chống lại các vi khuẩn gây bệnh và chống lại amip gây dịch lỵ.
Giáo sư Tôn Thất Tùng đã sử dụng cho bệnh nhân ở bệnh viện Việt Đức và trên chính bản thân ông, kết quả đều rất tốt. Ngay lập tức, hai loại thuốc trên đã được sản xuất ở quy mô rộng để đáp ứng nhu cầu cấp thiết lúc bấy giờ và dập tắt dịch lỵ.
Trong suốt quãng thời gian cống hiến cho nền Y Dược học nước nhà, Dược sĩ Phan Quốc Kinh và các cộng sự đã nghiên cứu và đưa vào sản xuất gần 20 loại thuốc từ nguyên liệu Việt Nam.
Ông còn có vinh dự được phân công bào chế thuốc bổ, tăng cường sinh lực cho lãnh tụ Cách mạng Lào Kaysone Phomvihane, giúp đỡ ngành Dược Campuchia sản xuất thuốc Berberin từ cây vàng đắng.
Nhiều công trình nghiên cứu của TS. Phan Quốc Kinh đã được công bố trong các tạp chí khoa học của Liên Xô, Mỹ, Đức, Thụy Sĩ.
Cảm ơn sự cống hiến tận tụy không ngừng nghỉ vì hạnh phúc của người dân Việt Nam của ông. Xin vĩnh biệt ông.
Bích Phương
Theo baodatviet
Gáo vàng chữa xơ gan
Cây gáo vàng được dùng để điều trị bệnh xơ gan, tiêu chảy.
Cây gáo vàng
Cây gáo vàng thuộc loại thân gỗ cao, cành non màu nâu đậm, nhẵn, sau màu xám trắng. Phiến lá hình trái xoan, hoa tập trung thành hình đầu, đơn độc ở đầu cành. Hoa vàng hay trắng, mùi thơm, quả dính lại với nhau thành một khối, hình cầu, mỗi quả 2 ô, mỗi ô chứa 5 - 8 hạt. Hoa nở vào tháng 3, quả chín vào tháng 7.
Cây phân bố nhiều ở miền Nam, thường mọc ở khe suối, chân đồi. Người dân thường bóc vỏ cây dùng tươi hay phơi khô dùng làm thuốc chữa sốt dưới dạng thuốc sắc với liều 10 - 16g. Có thể dùng gỗ gáo thái mỏng, cũng sắc như vỏ gáo.
Điều trị bệnh xơ gan: Vỏ gáo 10g, cây cỏ xước 15g, cây cỏ sữa lá lớn 10g đun với 1,5 lít nước cho cạn còn 600ml chia 3 lần uống trong ngày. Đây là một trong số rất ít những bài thuốc nam có công hiệu đối với bệnh xơ gan cổ trướng, sau một thời gian điều trị, nhiều bệnh nhân chức năng gan đã dần hồi phục.
Điều trị tiêu chảy: Vỏ gáo 15g, khổ sâm 10g đun nước uống trong ngày, dùng khoảng 2 lần là có hiệu quả.
GS. TS. Đỗ Tất Lợi - Nguyên Trưởng khoa Dược liệu ĐH Dược Hà Nội
Theo baogiaothong
Đừng phạm phải 4 sai lầm khi bị tiêu chảy kẻo mất mạng như người đàn ông này Ông Trương 65 tuổi (Thâm Quyến, TQ) đến khoa cấp cứu vì tiêu chảy. Bệnh nhân nói rằng, bản thận bị đau bụng, tiêu chảy, có lẽ vì anh ta đã ăn bánh đậu xanh hết hạn. Tiêu chảy trong mùa hè là bình thường và rất phổ biến, bởi vì nhiều người bị tiêu chảy đơn giản chỉ là ăn phải thức...