“Cây trăm tỷ” thạch đen sắp được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc có gì đặc biệt?
Dự kiến ngày 8/12 tới, lãnh đạo Bộ NNPTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ ký Nghị định thư về xuất khẩu thạch đen của Việt Nam sang Trung Quốc tại cuộc họp trực tuyến giữa hai bên.
Sự kiện này mở ra cơ hội bứt phá cho “cây trăm tỷ” thạch đen tại các tỉnh biên giới phía Bắc, nhất là tỉnh Lạng Sơn.
Sáng 4/12, trao đổi với DANVIET.VN, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, dự kiến ngày 8/12 tới, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Việt Nam Nguyễn Xuân Cường và ông Nghê Nhạc Phong, Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ ký Nghị định thư về xuất khẩu thạch đen của Việt Nam sang Trung Quốc.
Tại Lạng Sơn, thạch đen được trồng chủ yếu trên 2 loại đất là đất canh tác nông nghiệp (đất ruộng) và đất lâm nghiệp (đất nương rẫy ).
Mặc dù không phải là cây trồng mang tính đại diện cho quốc gia, nhưng thạch đen mang đặc thù của từng tỉnh, nhất là các tỉnh miền núi biên giới giáp ranh với Trung Quốc.
Như tại Lạng Sơn – tỉnh trồng nhiều thạch đen nhất cả nước với khoảng 2.000ha/năm, mỗi năm cho sản lượng 10.000 tấn với giá trị 200-250 tỷ đồng.
Chính vì thế, việc thạch đen được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc sẽ giúp nông dân các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng…, đặc biệt là bà con đồng bào dân tộc thiểu số yên tâm sản xuất, tăng thu nhập hàng năm.
Cây thạch đen ( Mesona chinensis Benth, thuộc họ hoa môi Lamiacea) còn có tên gọi là cây lương phấn thảo hay cây sương sáo.
Video đang HOT
Nông dân Lạng Sơn thu hoạch thạch đen về phơi khô để nấu thạch.
Cây thạch đen (Mesona chinensis Benth, thuộc họ hoa môi Lamiacea) còn có tên gọi là cây lương phấn thảo hay cây sương sáo. Đây là loại cây thân thảo thấp, chiều cao trung bình từ 40-60cm, có thể dùng thân và lá để nấu ra thạch để ăn, giải khát.
Theo các kết quả nghiên cứu, thân, lá cây thạch đen không chỉ dùng nấu thạch làm thứ giải khát thông thường mà còn là một cây dược liệu quý, có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giúp hạ huyết áp, trị cảm nắng, đau khớp.
Với nhiều công dụng kể trên, thị trường tiêu thụ thạch đen rất rộng mở, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng như xuất khẩu đi Trung Quốc. Vì thế, thạch đen khô được bán với giá khá cao, từ 15.000 – 20.000 đồng/kg, có thời cao điểm lên tới 25.000 – 30.000 đồng/kg.
Theo tính toán, năng suất thạch đen khô bình quân đạt 5,5 tấn/ha, giá sản phẩm 15.000 đồng/kg, tổng thu nhập đạt 80 triệu đồng/ha/1 lần thu hoạch (thạch đen có thể thu hoạch 2-3 lần/năm), lợi nhuận cho người sản xuất đạt trên 120 triệu đồng/ha/năm.
Tại Lạng Sơn, thạch đen được trồng chủ yếu trên 2 loại đất là đất canh tác nông nghiệp (đất ruộng) và đất lâm nghiệp (đất nương rẫy có độ dốc 0). Năng suất thạch đen trung bình đạt 5,2 tấn/ha, sản lượng trên dưới 10.000 tấn, cho giá trị đạt khoảng 200 tỷ đồng/năm.
Xác định thạch đen là một trong những cây trồng chủ lực, đem lại giá trị kinh tế cao cần được đầu tư và phát triển, năm 2017, tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng Nhãn hiệu tập thể Thạch đen Tràng Định. Ngày 3/8/2018, sản phẩm thạch đen được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận Nhãn hiệu tập thể Thạch đen Tràng Định.
Trồng thạch đen có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng các loại cây trồng khác trong vùng. Đây chính là một lợi thế tạo điều kiện cho việc sản xuất cây thạch đen với khối lượng lớn thành sản phẩm hàng hóa.
Tỉnh Lạng Sơn đã quy hoạch vùng trồng thạch đen tập trung tại 2 huyện Tràng Định, Bình Gia với diện tích 3.000-4.000ha. Đáng chú ý, tất cả 23 xã, thị trấn của huyện Tràng Định đều trồng thạch đen với tổng diện tích 1.283ha/năm.
Cây thạch đen có thời gian sinh trưởng từ 120-130 ngày, thân 4 cạnh phân nhánh nhiều tỏa trên mặt đất, lá mọc đối, dài, màu xanh nhạt, hình trứng, mép có rằng cưa dễ trồng.
Thạch đen có thời vụ trồng từ tháng 11 đến tháng 12 (vụ Đông) chủ yếu để làm giống; từ tháng 2 đến tháng 3 (vụ Xuân) vừa dùng để làm giống vừa thu hái và từ tháng 7 đến tháng 8 (vụ Thu) chủ yếu để thu hái sản phẩm.
Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi cây bắt đầu xuất hiện nụ hoa ở ngọn là năng suất cao nhất, không thu hoạch non hoặc quá già làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của thạch đen và nên thu hoạch vào trời nắng ráo.
Cây thạch đen trồng ở ruộng nếu được chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật thì một năm có thể cắt được 2 đợt, đợt 1 vào tháng 6, đợt 2 vào tháng 10.
Cây thạch đen có thể trồng ở nhiệt độ từ 18-23 0 C, trong đó nhiệt độ thích hợp nhất là từ 20-25 0 C. Nhiệt độ thấp hơn 15 0 C và cao hơn 35 0 C cây chậm đến ngừng sinh trưởng. Thạch đen là cây không cần nhiều ánh sáng trực diện, vì vậy có thể trồng thạch đen dưới tán cây to hoặc xen trong ruộng ngô.
Ở Việt Nam, thạch đen thường được trồng tại huyện Thạch An (Cao Bằng), Tràng Định (Lạng Sơn), Bảo Lộc (Lâm Đồng), Sa Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang), Bình Minh (Vĩnh Long)…
Đặc sản thạch Cao Bằng
Không chỉ sở hữu những thắng cảnh đẹp hùng vĩ, những di tích văn hóa, lịch sử có giá trị, Cao Bằng còn có một nền ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng.
Nếu có dịp đặt chân tới vùng đất Cao Bằng vào mùa này, có hai món đặc sản thạch ngon nổi tiếng mà du khách nhất định nên thử là thạch đen sương sáo và thạch trắng mác púp.
Thạch đen sương sáo
Món thạch đen được làm từ cây thạch đen (còn gọi là cây sương sáo) được trồng nhiều ở Cao Bằng, đặc biệt là huyện Thạch An. Đây là loại cây thân thảo, cao khoảng 40 - 60cm. Lá thạch đen có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giúp hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp.
Món thạch đen truyền thống (Ảnh: Trung Nguyên)
Cây thạch được thu hoạch khi thân cây xuất hiện nụ hoa ở ngọn, bà con sẽ cắt phần thân và lá thu về phơi nắng. Người Cao Bằng nấu thạch đen bằng cách rửa sạch cành lá cây thạch khô rồi cho vào nồi nấu nhừ, bắc ra để nguội, đổ nước vào túi vải sạch, vắt lọc lấy nước bỏ bã. Sau đó, đổ bột gạo hoặc bột sắn vào nấu cho hỗn hợp sôi đến khi đặc quánh lại thì đổ vào chậu, để nguội. Để cho thạch mau đông và giòn, người ta có thể cho thêm ít nước tro (tro rơm rạ) vào cùng với nước thạch đã lọc và bột gạo (hoặc bột sắn) trước khi nấu sôi lại. Thạch đen mềm, dai giòn, màu đen bóng, ăn vào có vị thơm nhẹ, thanh mát của lá thạch đen.
Nấu thạch đen theo phương pháp thủ công (Ảnh: Trung Nguyên)
Nhìn chung các người dân Cao Bằng hiện nay vẫn nấu thạch đen theo phương pháp thủ công, không dùng chất bảo quản, không dùng phẩm màu nhưng vẫn tạo được độ thơm ngon và dẻo dai cho sản phẩm.
Thạch đen - Món ăn giải nhiệt ngày hè (Ảnh: Trung Nguyên)
Có 2 loại thạch đen: loại có đường và loại không đường. Thạch có thể ăn riêng hoặc ăn cùng với chè, tào phớ, sữa đậu... Bảo quản trong tủ lạnh có thể sử dụng được từ 5 - 6 ngày.
Thạch trắng mác púp
Mác púp (quả mác púp) là tiếng của người Tày miền Đông Cao Bằng. Cây mác púp là dạng cây leo, thường bám vào các loại cây to hoặc trụ trên các mỏm đá vôi để sinh tồn, phát triển.
Ảnh cây mác púp (Ảnh: Trung Nguyên)
Mác púp nở hoa, kết trái từ tháng 3 - 4 âm lịch. Đến tháng 7 - 8 âm lịch, bà con vào rừng thu hái quả. Sau đó, quả mác púp được rửa sạch, phơi cho ráo nước, bổ vỏ tách lấy hạt có màu vàng nhạt. Hạt tép mác púp phơi nắng để khô được cho vào túi nilon dày hoặc nồi nhôm để bảo quản.
Theo dân gian, hạt mác púp vị ngọt, tính mát, có tác dụng tráng dương, lợi thấp, bổ thận, thông kinh lợi sữa, tiêu thũng giải độc, tốt cho đường tiêu hóa..., đặc biệt hạt mác púp không chỉ là vị thuốc mà còn được chế biến thành thạch trắng để giải khát trong những ngày nắng nóng.
Hạt mác púp (Ảnh: Trung Nguyên)
Để có được món thạch trắng mác púp khá đơn giản, người làm thạch chuẩn bị nước đun sôi để nguội, chậu, 1 túi vải sạch. Sau đó, tiến hành đổ nước xuống chậu theo công thức 2,5kg nước tương ứng với 200g hạt tép quả khô cho vào túi vải. Tiếp theo, đưa túi vải vào chậu nước vò nhẹ để các chất thạch màu trắng đục từ hạt tiết ra, khi thấy xuất hiện váng màu trắng đục phủ gần kín trên bề mặt nước thì ngừng vò túi hạt tép. Để chậu nước thạch sau khoảng từ 1 - 2 giờ, thạch sẽ đông chắc hoàn toàn.
Cốc thạch trắng thanh mát ngày hè (Ảnh: Trung Nguyên)
Nước đường để ăn với thạch trắng thường là đường làm từ mật mía (đường phên) hoặc đường hoa mai. Người ta dùng chiếc muôi hoặc dao cắt từng khoanh thạch nhỏ cho vào cốc, đổ lượng nước đường vừa phải tùy theo sở thích của mỗi người là đã có thể thưởng thức món thạch đặc biệt này.
Nếm miếng thạch giòn, tan đầu lưỡi và cảm nhận vị ngọt dịu, thanh mát đặc trưng của thiên nhiên vùng cao sẽ khiến du khách thích thú và thêm yêu non nước Cao Bằng.
Cây thạch đen góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân Cao Bằng Thạch đen đang được coi là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở Cao Bằng, giúp nhiều hộ gia đình có thu nhập ổn định hơn, vươn lên thoát nghèo. Thạch đen là một thức quà yêu thích của nhiều người, được bày bán ở nhiều nơi, từ ngôi chợ vùng quê đến những siêu thị ở các thành phố lớn....