Bạch Long: ‘Bụt nhà không thiêng’, con cháu nghệ sĩ ít khi chọn cha mẹ làm thầy
Tham gia chương trình ‘ Chuyện tối cùng sao’, NSƯT Bạch Long có những trải lòng về chuyện ‘con nhà nòi’ theo đuổi hoạt động nghệ thuật.
NSƯT Bạch Long cho rằng “nếu không duy trì đoàn Đồng Ấu Bạch Long thì tương lai cải lương sẽ mất”.Ảnh: BTC
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống nghệ thuật, Bạch Long sớm tiếp xúc với sân khấu từ nhỏ. Ông chia sẻ: “Ngày nào cũng nghe tiếng trống, tiếng đàn, và tiếng ca, nghệ thuật cải lương đã trở thành một phần trong tim tôi”. Cha ông – cố NSND Thành Tôn, là một cây đại thụ trong làng nghệ thuật hát bội, còn mẹ ông là nghệ sĩ Huỳnh Mai. Các anh chị em của ông như nghệ sĩ Bạch Lê, Bạch Liên, Bạch Lựu, Bạch Lý và em trai NSƯT Thành Lộc đều là những nghệ sĩ có tên tuổi.
Năm 10 tuổi, Bạch Long có cơ duyên gặp gỡ với người thầy đầu tiên là Minh Tơ. Thầy đã khơi dậy niềm đam mê với sân khấu trong nam nghệ sĩ. Khi MC đưa ra thắc mắc vì sao Bạch Long lại không học từ cha mẹ mình, vốn là những người có tên tuổi trong nghề. Tuy nhiên Bạch Long cho biết: “Bụt nhà không thiêng”. Một vài học trò của ông như Quế Trân, Tú Sương, Bình Tinh tuy xuất thân là “con nhà nòi” nhưng lại theo học ông thay vì cha mẹ trong nhà.
Video đang HOT
Bạch Long cho biết lúc bấy giờ cha ông là cố NSND Thành Tôn mong con mình theo đuổi con đường học vấn, sau đó muốn chọn nghề gì thì tùy ý. Nam nghệ sĩ tiết lộ đấng sinh thành cũng bất ngờ khi hai con trai đều có những thành công nhất định trong sự nghiệp.
NSƯT Bạch Long là khách mời trong chương trình Chuyện tối cùng sao, dự kiến lên sóng ngày 13.11 trên THVL1. Ảnh: BTC
Khi nhỏ, Bạch Long hay tụ họp mấy đứa con nít trong xóm và tự sáng tạo nên những vở diễn đơn giản. Ông tự mình dựng sân khấu, vẽ cảnh và sáng tác lời thoại. Đó là một trong những nguồn cảm hứng và động lực để NSƯT Bạch Long thành lập Đoàn Đồng Ấu Bạch Long. Nam nghệ sĩ chia sẻ rằng diễn cho thiếu nhi là một thử thách, bởi nghệ sĩ cần truyền tải thông điệp sao cho các em hiểu: “Diễn cho các em rất khó, phải lấy được tiếng cười của các cháu. Mà muốn diễn cho trẻ em cười khác hẳn với người lớn”.
Năm 1990, một đài truyền hình nhờ Bạch Long dựng một vở cho các bé con, cháu của nghệ sĩ trong đoàn Minh Tơ biểu diễn. Diễn viên 5X chuyển thể vở Cóc kiện trời sang cải lương với phong cách gần gũi, lôi cuốn với các khán giả nhí. Đây là một dấu mốc khiến ông nhận ra giá trị của việc truyền tải cải lương truyền thống cho thế hệ trẻ. “Nếu không làm thì tương lai cải lương sẽ mất”, Bạch Long bộc bạch lý do vẫn duy trì Đồng Ấu Bạch Long đến tận bây giờ.
Bạch Long cho biết có những lúc suýt nữa là ông “tiêu cực” vì chạnh lòng khi nhìn hàng ghế khán giả lưa thưa. Nam nghệ sĩ bày tỏ bản thân rất “gan” khi dám kiên trì theo đuổi loại hình nghệ thuật này ngay cả khi thời kỳ đỉnh cao của cải lương Việt Nam không còn. “Mình đã có tâm huyết là phải làm và phải giữ, nếu bỏ qua thì tương lai cải lương sẽ mất”, nghệ sĩ Bạch Long tâm sự.
NSƯT Bạch Long bức xúc chuyện 'tam sao thất bản' trong cải lương tuồng cổ
NSƯT Bạch Long nói ông miệt mài với việc đào tạo hậu bối vì không muốn xảy ra chuyện 'tam sao thất bản' trong cải lương tuồng cổ.
NSƯT Bạch Long có nhiều trăn trở dành cho nghề. BTC
Ngoài việc tham gia biểu diễn, NSƯT Bạch Long còn góp mặt trong một số chương trình để truyền đạt kiến thức, kỹ năng về tuồng cổ cho các hậu bối. Mới đây trong Học viện cải lương, nam nghệ sĩ bộc bạch những trăn trở của mình với nghề: "Tôi không muốn xảy ra chuyện tam sao thất bản. Có nhiều thông tin tôi nghe rất vô lý, không có cơ sở. Tôi cần phân tích rõ, chuẩn xác cho các bạn trẻ, kể cả khán giả trẻ. Đừng học nửa nạc nửa mỡ sẽ làm thất truyền cải lương tuồng cổ. Tôi còn sống nhưng không nói thì không có trách nhiệm với gia tộc".
Làm giám khảo một cuộc thi, NSƯT Bạch Long từng bất ngờ khi thí sinh biểu diễn "tứ mã phanh thây" nhưng lại sử dụng dây thật và không có con ngựa. Theo ông, việc này không đúng, bởi ước lệ thì phải hoàn toàn. "Có lần tôi đi quay phim, tôi đề nghị ngay phải mang con ngựa thật về, không thể làm nửa nạc nửa mỡ như thế. Thế là đạo diễn phải đem ngựa về", ông kể.
Nghệ sĩ Bạch Long cho rằng muốn thực hiện một vở diễn chỉn chu, phải cẩn trọng từ những điều nhỏ nhất, tìm hiểu cụ thể. Theo ông, "kép văn" sẽ tương đối thoải mái hơn trên sân khấu, còn "kép võ" có nhiều thử thách, khó khăn hơn. Nam nghệ sĩ kể bản thân từng gặp sự cố trên sân khấu khi đang biểu diễn. Khi đó, đồng nghiệp vô tình làm vũ khí trúng vào mắt ông và để lại một vết sẹo đến hiện tại.
NSƯT Bạch Long mong khán giả trẻ có cơ hội biết, thưởng thức cải lương tuồng cổ. BTC
"Các động tác trên sân khấu đều xuất phát từ võ thuật nhưng biến tấu, cách điệu lại cho phù hợp với không gian biểu diễn. Chúng được gọi là vũ đạo. Vũ đạo cải lương tuồng cổ và hát bội giống nhau. Trong quá trình tập, nghệ sĩ cũng thường gặp tai nạn, đặc biệt với những động tác khó", ông nói.
Hiện tại, NSƯT Bạch Long vẫn giữ niềm đam mê với sân khấu. Ông thường xuyên đào tạo, hướng dẫn học trò và khôi phục thương hiệu Đồng Ấu Bạch Long. "Khán giả của NSND Thành Tôn, NSND Thanh Tòng... đều lớn tuổi, thậm chí không còn. Vì thế, tôi luôn muốn truyền dạy lại cho thế hệ sau, để khán giả trẻ có cơ hội biết, thưởng thức cải lương tuồng cổ", NSƯT Bạch Long nói.
Theo ông, việc sử dụng tính ước lệ vào các vở, tuồng xã hội vẫn được nhưng phải làm cho hay, hợp lý. Điều này NSƯT Thành Lộc từng làm trong một số tác phẩm, điển hình như Tiên Nga. Tuy nhiên, NSƯT Bạch Long cũng không thích việc những người trẻ "múa" vô tội vạ trong các vở diễn. "Vũ đạo phải có ý nghĩa, thể hiện một thông điệp nào đó cụ thể", ông nhấn mạnh.
Bạch Long kể chuyện đoàn hát có Tú Sương, Quế Trân bị 'chơi xấu', ngừng hoạt động Từng nổi đình đám trước đây, đoàn Đồng ấu Bạch Long có sự góp mặt của Tú Sương, Quế Trân... từng bị chơi xấu, phải ngừng hoạt động. NSƯT Bạch Long kể những kỷ niệm khó quên gắn với đoàn hát do ông giảng dạy. BTC Nghệ sĩ Bạch Long từng gây tiếng vang với đoàn Đồng ấu Bạch Long. Trong chương trình...