Câu lạc bộ ngoại khóa, nơi “Amsers” thỏa mãn sở thích và phát triển nghề nghiệp
Đội ngũ giáo viên phụ trách các câu lạc bộ, cũng là các thầy cô dạy chuyên tại trường, sẽ luôn đồng hành và định hướng cho cho các con trong tương lai.
“ Học sinh Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam ngoài việc học kiến thức văn hóa còn được đào tạo chuyên sâu, mũi nhọn và còn có cơ hội phát triển các kĩ năng mềm phục vụ cuộc sống. Để đạt được mục tiêu này, đa số học sinh đều tham gia một câu lạc bộ ngoại khóa nào đó tại trường phù hợp với năng khiếu của mình. Với các con yêu nghệ thuật, có thể tham gia Câu lạc bộ âm nhạc, thời trang. Còn Câu lạc bộ STEM, Robot… lại trở thành điểm đến đầy hứa hẹn dành cho những học sinh đam mê nghiên cứu khoa học…
Những câu lạc bộ năng khiếu này là môi trường rất phù hợp để các con rèn luyện năng lực chuyên môn của mình. Ngoài việc có thêm chiều sâu về học thuật, các con còn có cơ hội thực hành thông qua nhiều hoạt động thú vị. Được học tập trong một môi trường sôi nổi và theo đuổi những gì mình thực sự yêu thích, các con thường đạt được hiệu quả rất cao trong tiếp thu kiến thức.
Đội ngũ giáo viên phụ trách các câu lạc bộ, cũng là các thầy cô dạy chuyên tại trường, sẽ luôn đồng hành và định hướng cho quá trình rèn luyện của các con”, nhà giáo Trần Thùy Dương – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam đã chia sẻ như vậy khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Nhà giáo Trần Thùy Dương – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam. Ảnh: Tùng Dương.
Cô Dương cho biết: “Các Câu lạc bộ ngoại khóa ở Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam cũng đạt được nhiều thành tích vượt trội. Năm học vừa qua, trong cuộc thi Sáng tạo về môi trường do Thành Đoàn Hà Nội tổ chức, câu lạc bộ chuyên Lý của nhà trường đã tham gia và giành giải Nhất với sản phẩm máy đo chất lượng không khí. Trong năm học 2021, Câu lạc bộ Robot của trường đã đạt giải 3 thiết kế toàn thế giới. Đây là những thành công đáng trân trọng của các con, đồng thời ghi nhận thành tích trong nghiên cứu khoa học của tập thể học sinh trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội – Amsterdam.
Với Câu lạc bộ Thiên văn, học sinh Nguyễn Mạnh Quân của nhà trường cũng đã giành Huy chương Vàng kì thi Thiên văn học quốc tế, đồng thời cũng đạt Huy chương Vàng kì thi Vật lí quốc tế. Tình yêu thiên văn, niềm đam mê bộ môn vật lí của Nguyễn Mạnh Quân cũng xuất phát từ những giờ học tại câu lạc bộ.
Nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp đã chia sẻ rằng: Một trong những kỉ niệm đáng nhớ nhất của con là thời gian được trải nghiệm ở câu lạc bộ. Nếu không có các câu lạc bộ để phát triển tình yêu với bộ môn nghệ thuật, với các lĩnh vực khoa học thì Trường Ams cũng khó có thể hấp dẫn các con đến vậy. Chúng tôi cũng sẽ kế thừa truyền thống này, phát huy đẩy mạnh những gì đã có để xây dựng hướng phát triển hệ thống câu lạc bộ một cách chuyên nghiệp hơn.
Câu lạc bộ ngoại khóa không chỉ là nơi thỏa mãn sở thích mà còn là môi trường định hướng, phát triển nghề nghiệp cho học sinh sau này. Theo tôi đây cũng là điểm nhấn của Trường Ams, các con ngay từ năm lớp 6 vào Trường Ams cũng rất muốn được tham gia các câu lạc bộ như các anh chị khối trên để phát triển chuyên môn sâu”.
Video đang HOT
Các thầy cô lãnh đội và cùng 8 em học sinh Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam đạt giải trong kì thi IOM 2020. Ảnh: NTCC.
Cô Phạm Vũ Bích Hằng – phụ trách đội tuyển và thầy Nguyễn Văn Bắc – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Robotics cùng đội tuyển Robotics GART6520 – Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội – Amsterdam năm 2021. Ảnh: Tùng Dương.
Phụ huynh luôn ủng hộ và cùng đồng hành
Theo cô Dương: “Quy định hiện nay chúng tôi chưa thể dùng ngân sách để chi trả cho các hoạt động tại các câu lạc bộ của nhà trường, nhưng một điều rất may mắn cho chúng tôi là đã nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của các bậc phụ huynh, những người luôn đồng hành cùng nhà trường và các con trong từng hoạt động.
Rất nhiều các bậc phụ huynh đang công tác tại các viện nghiên cứu, các trường đại học,… sẵn sàng tư vấn cho các con về mặt chuyên môn, làm chuyên gia hỗ trợ cho các đề tài nghiên cứu, hoặc tìm đặt mua từ nước ngoài những vật tư, thiết bị nghiên cứu thuộc loại hiếm để cho các con hoạt động thực hành. Rất nhiều đề tài mà các con tham gia đều vì niềm đam mê khoa học, chứ không chỉ để đi thi. Đó quả là điều đáng mừng, chỉ khi việc học xuất phát niềm khao khát tri thức thực thụ, các con mới có ý thức học hỏi suốt đời, không ngừng nghỉ.
Khi các bậc phụ huynh nhận thấy những giờ học ngoại khóa thực sự có ích cho con em họ, họ sẵn sàng đồng hành hỗ trợ, các con đam mê, thầy cô nhiệt huyết “truyền lửa”. Sự kết hợp của ba yếu tố đó đã tạo nên thành công cho các câu lạc bộ năng khiếu của trường. Năm nay, với Câu lạc bộ nghiên cứu Khoa học, Robot hay Stem, chúng tôi phát triển theo định hướng nghiên cứu khoa học thực thụ.
Những giờ giảng dạy của các thầy cô trong trường, hay của các chuyên gia được chúng tôi mời ở các nơi về bổ trợ cho các con đều được coi là các tiết học bồi dưỡng học sinh giỏi. Không chỉ dừng lại ở thỏa mãn sở thích của học sinh, câu lạc bộ còn là nơi giúp các con đào sâu hơn về kiến thức chuyên môn. Bản thân các giáo viên tham gia quản lí các câu lạc bộ cũng rất phấn khởi với hướng phát triển này.
Trong những năm qua, Câu lạc bộ Thiên văn, Vật lí là điểm mạnh của nhà trường, nhưng về Công nghệ thông tin thì cũng chưa thực sự đạt được như kì vọng. Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng là năm vừa qua, lần đầu tiên học sinh của Trường Ams tham dự kì thi Tin học văn phòng thế giới và đã đạt giải 3 cùng 2 giải khuyến khích. Hy vọng trong vài năm tới, học sinh Trường Ams sẽ có mặt trong kì thi Tin học văn phòng quốc tế tại Mỹ”.
Cô Phạm Vũ Bích Hằng (ở giữa) giáo viên lãnh đội Robotics và các học sinh Trường Ams tham dự thi đấu Cuộc thi quốc tế FIRST Robotics Competition (FRC) 2021 và đã đạt giải Thiết kế kỹ thuật quốc tế FRC 2021. Ảnh: Tùng Dương.
Cô Dương chia sẻ: “Ngoài các câu lạc bộ năng khiếu, nghiên cứu khoa học, chúng tôi còn phát triển rất mạnh các câu lạc bộ sinh hoạt Đoàn Thanh niên. Các hoạt động thiện nguyện, hưởng ứng môi trường xanh do Thành Đoàn tổ chức đều được phổ biến và tổ chức rất quy mô. Ngoài ra có rất nhiều học sinh là “nòng cốt” trong nhiều hoạt động của Thành Đoàn,…Vừa qua, ban giám hiệu đã cử 3 học sinh trong ban chấp hành Đoàn của nhà trường đi học lớp cảm tình Đảng.
Trong đó, em Chu Hoa Bảo Trâm với nhiều thành tích xuất sắc đã được nhà trường dự kiến kết nạp Đảng vào năm học sau. Đây cũng là lần đầu tiên Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam có Đảng viên học sinh được kết nạp tại trường. Sự kiện này có vai trò tích cực trong việc lan tỏa phong trào Đoàn Thanh niên tới học sinh toàn trường, từ đó đặt tiền đề cho quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ “nòng cốt” của Đoàn trường.
Như vậy, trong nhiều năm qua, Đoàn Thanh niên của Trường Ams hoạt động rất hiệu quả. Tôi thấy điều này rất đáng quý, đáng trân trọng bởi các con hoàn toàn được phát triển theo sở thích lành mạnh, trở thành những công dân có ích cho xã hội.
Ngoài việc học kiến thức, tham gia các câu lạc bộ cũng như các hoạt động Đoàn sẽ giúp các con năng động hơn. Do đó, tôi luôn ủng hộ các con tham gia các hoạt động có định hướng do Đoàn Thanh niên của nhà trường và Thành Đoàn tổ chức khi 100% học sinh của trường đều là Đoàn viên.
Đặc tính học sinh Trường Ams là sự năng động, nhanh nhẹn. Tham gia những hoạt động của Đoàn Thanh niên là cơ hội để các con phát huy những phẩm chất này, từ đó hình thành cho bản thân những nền tảng, những kĩ năng quan trọng cho cuộc sống sau này. Như vậy, các con sẽ trưởng thành hơn, có định hướng vững vàng hơn về tương lai.
Trong những năm tới, chúng tôi sẽ phát triển các câu lạc bộ năng khiếu theo định hướng chuyên nghiệp hơn, mang tính chuyên môn khoa học cao để giúp các con phát triển tối đa năng lực của bản thân. Ngoài ra, các Câu lạc bộ mang tính chất Đoàn Thanh niên cũng được Ban giám hiệu chú trọng bồi dưỡng, nhằm rèn luyện cho các con các kĩ năng mềm, chuẩn bị sẵn sàng “hành trang” cho những “mầm non” tương lai” của đất nước”.
Từ chuyện thí sinh Olympia không nhớ số Cứu hỏa: Nghĩ về việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện nay
Cuộc sống luôn tiềm ẩn những hiểm họa khôn lường. Do vậy, ngay từ bậc học mầm non, các em đã được làm quen với các bài học tình huống gắn với những số điện thoại cứu nguy dễ thuộc, dễ nhớ như: 113, 114, 115.
Thế nhưng thật bất ngờ khi tại chương trình Đường lên đỉnh Olympia mùa 22 diễn ra hôm 26-9 vừa qua, cả 4 thí sinh tham gia tranh tài đều không thể đọc đúng số Cứu hỏa khẩn cấp 114.
Thật ... tá hỏa khi các thí sinh Olympia mùa 22 lại không nhớ nổi số điện thoại Cứu hỏa khẩn cấp
Mặc dù mới lên sóng trận đầu tiên - tuần 1 - tháng 1 - quý 1 nhưng với những người theo dõi chương trình Đường lên đỉnh Olympia nhiều năm thì đó là một trận đấu ... lạ lùng nhất trong lịch sử của chương trình.
Lạ lùng không phải bởi luật chơi đã có nhiều thay đổi, hay vì một trong hai MC là người mới, mà vì câu trả lời của các thí sinh ở phần thi chướng ngại vật chưa bao giờ lại khiến người xem ... khó hiểu đến vậy.
Cuộc so tài của trận đấu với 4 nhà leo núi gồm: Nguyễn Khánh Tùng (THPT Thái Phiên, Hải Phòng); Chu Văn Sơn (THPT Quảng Oai, Hà Nội); Đặng Lê Nguyên Vũ (THPT Bắc Duyên Hà, Thái Bình) và Hà Vũ Anh (THPT chuyên Bắc Kạn, Bắc Kạn) tưởng trở nên gay cấn với việc tìm ra một ẩn số có 3 chữ số. Thế nhưng trong 4 dữ kiện được đưa ra thì các sinh chỉ trả lời đúng 2.
Điều khiến người xem thấy ... "anh ách" là trong hai câu sai, có một câu hỏi ở hàng ngang đầu tiên (số 3): Từ nào còn thiếu trong dấu 3 chấm "Cứu người như...?"
Đáp án là "Cứu hỏa" tưởng như người Việt Nam ai ai cũng biết. Vậy mà có 3 thí sinh không đưa ra được câu trả lời, thí sinh còn lại có đáp án nhưng đó lại là ... "XÂY NHÀ" và tất nhiên không có điểm cộng nào cả.
Ở hàng ngang tiếp theo (số 1) là một đoạn nhạc của ca khúc "60 năm cuộc đời", kèm theo đó là câu hỏi "Điền số còn thiếu trong đoạn hát...". Ngay sau khi tất cả các thí sinh đều có câu trả lời đúng là "60" thì thí sinh Nguyễn Khánh Tùng giành quyền đưa ra đáp án Vượt chướng ngại vật là "111" với lời giải thích xuất phát từ... cảm giác nên đoán vậy. Tiếc là thí sinh này đã buộc phải dừng lại ở phần thi này vì câu trả lời sai của mình.
Tới hàng ngang tiếp theo (số 4) là câu hỏi: Alexander Graham Bell còn được gọi là cha đẻ của thiết bị liên lạc nào?" . Rất nhanh, các nhà leo núi đều có đáp án đúng là "ĐIỆN THOẠI". Đó cũng là lúc tiếng chuông của thí sinh Đặng Lê Nguyên Vũ vang lên, giành quyền trả lời cho ẩn số cần tìm là 144... vì theo nam sinh, đây là con số liên quan đến 144 thí sinh tham dự Đường lên đỉnh Olympia năm nay. Tuy nhiên, đáp án đã không giúp chàng trai ghi được điểm.
Ở hàng ngang cuối cùng (số 2) chỉ còn lại 2 thí sinh và câu hỏi là: "Theo quy định hiện hành, loại tin bão nào được ban hành khi bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta trong 48 giớ tới?" Thế nhưng, không thí sinh nào có câu trả lời trùng với đáp án "KHẨN CẤP" của chương trình.
Lúc này, thí sinh Hà Vũ Anh nhấn chuông đưa ra đáp án Chướng ngại vật là "GỌI", không đúng với ẩn số mà chương trình nhắc đến là con số. Lúc này, mặc dù các dữ kiện đã hiển lộ khá rõ với hình ảnh phần lưng của những người lính cứu hỏa, ngọn lửa cháy và một phần số 1 nhưng thí sinh còn lại vẫn... ngô nghê đưa ra đáp án là 115, trong khi đây là số điện thoại Cứu thương, không phải là số Cứu hỏa 114 như ấn số cần tìm.
Có những kiến thức rất cần thiết trong cuộc sống nhưng nhiều người lại không quan tâm học hỏi
Xem đến đây thì thay vì tò mò muốn biết người sẽ giành được vòng nguyệt quế là ai thì bất giác, tôi lại liên tưởng đến câu chuyện "Vị giáo sư và người lái đò". Chuyện kể về một vị giáo sư "trên thông thiên văn, dưới tường địa lý" nên khi nói chuyện với người lái đò đang chở mình ngắm cảnh thiên nhiên thì luôn tỏ vẻ ta đây hơn người.
Chẳng may hôm đó thuyền gặp nạn, cả hai rơi xuống sông nhưng chỉ người lái đò biết bơi là thoát nạn. Các thí sinh đi tiên phong chương trình Đường lên đỉnh Olympia mùa 22 nhìn chung cũng rất giỏi kiến thức văn hóa và tương lai các em có thể cũng có được học hàm, học vị giống như vị giáo sư kia.
Nhưng, chỉ với việc không nhớ số điện thoại Cứu hỏa khẩn cấp 114. cũng như số cứu thương 115, số an ninh 113... thì quả cũng là một điều đáng phải suy ngẫm. Đó là một lỗ hổng lớn liên quan đến kiến thức về kỹ năng sống mà lẽ ra gia đình và nhà trường phải quan tâm giáo dục thường xuyên chứ không phải chỉ có các bé ở bậc mầm non mới cần phải học.
Đừng mải chạy theo dạy văn hóa lấy thành tích mà coi nhẹ dạy trẻ kỹ năng sống Trong trường học hiện nay, khối lượng dạy kiến thức văn hoá thì rất nặng, chiếm nhiều thời gian của học sinh, còn chương trình nâng cao kỹ năng sống lại hạn chế. Vụ việc một học sinh tiểu học bị điện giật tử vong trong lúc học trực tuyến ở Hà Nội mới đây khiến cho không ít phụ huynh thấy hoang...