Câu hỏi thường gặp liên quan đến suy dinh dưỡng

Theo dõi VGT trên

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, khoáng chất, chất béo, vitamin,…

gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cơ thể, đặc biệt cần lưu ý với đối tượng trẻ em trong giai đoạn từ 6-24 tháng.

1. Đông y có chữa được suy dinh dưỡng không?

Y học cổ truyền gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam. Bệnh này liên quan đến sự tích trệ thức ăn nên được gọi là cam tích. Đông y có rất nhiều vị thuốc đạt kết quả tốt trong điều trị bệnh này.

2. Cách xử trí khi bị suy dinh dưỡng

Khi có biểu hiện suy dinh dưỡng cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và đánh giá.

Bác sĩ chẩn đoán suy dinh dưỡng dựa vào các biểu hiện lâm sàng và các chỉ số như sau.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em được chẩn đoán dựa vào các chỉ số: Cân nặng theo tuổi; Chiều cao theo tuổi; Cân nặng theo chiều cao.

Suy dinh dưỡng ở người lớn được chẩn đoán dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI). Theo thang điểm phân loại của tổ chức WHO: BMI: 17 -

Hầu hết suy dinh dưỡng có thể được điều trị một cách hiệu quả và an toàn trong một chương trình cho ăn bổ sung có hướng dẫn.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến suy dinh dưỡng - Hình 1

Trẻ em là đối tượng dễ bị suy dinh dưỡng.

Ở những thể suy dinh dưỡng nhẹ hay chưa có biến chứng có thể điều trị suy dinh dưỡng tại nhà bằng việc thay đổi chế độ ăn giàu năng lượng, bổ sung vitamin và khoáng chất. Cụ thể:

Ăn thực phẩm có nhiều calo và protein.

Ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính.

Sử dụng các thức uống chứa nhiều calo.

Nếu những thay đổi chế độ ăn ban đầu không cải thiện suy dinh dưỡng và tình trạng trở nên nặng hơn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng các chất dinh dưỡng bổ sung dạng uống hoặc viên.

Nếu người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống kể cả khi đã thay đổi sang dạng thức ăn mềm hoặc lỏng, bác sĩ sẽ khuyến nghị một số phương pháp điều trị khác như:

Cho ăn bằng ống – ống này đi qua mũi vào dạ dày của người bệnh hoặc được trực tiếp vào dạ dày qua da bụng. Cung cấp dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.

3. Cách chăm sóc suy dinh dưỡng tại nhà

Tại nhà, khi bị suy dinh dưỡng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, chú ý đến những điều sau:

Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, xây dựng một thực đơn lành mạnh, khoa học.

Video đang HOT

Đối với những người có bệnh, đang gặp vấn đề sức khỏe, dinh dưỡng càng cần chú ý hơn. Nếu có thể mọi người hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để xây dựng chế độ ăn phù hợp. Việc này nhằm đảm bảo mọi người có thể bổ sung những nhóm dưỡng chất cơ thể đang thiếu. Từ đó, giữ cơ thể ở trạng thái có đầy đủ năng lượng để hoạt động và luôn khỏe mạnh.

Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, chất đạm và dưỡng chất đáp ứng nhu cầu phục hồi dinh dưỡng và phát triển cơ thể.

Tăng năng lượng khẩu phần cho bữa ăn hàng ngày nếu không thể ăn đủ theo nhu cầu bằng cách:

Ăn nhiều món trong cùng một bữa. Tăng số lần ăn trong ngày nếu không thể ăn nhiều trong một lần.

Với trẻ suy dinh dưỡng cần cho ăn càng đặc càng tốt, sử dụng các loại bột để làm lỏng thức ăn đặc nhưng vẫn đảm bảo độ đậm đặc của thức ăn. Tăng thức ăn giàu năng lượng: thêm dầu mỡ vào thức ăn, dùng các loại thực phẩm cao năng lượng. Trường hợp trẻ còn bú mẹ cần tiếp tục cho bú mẹ kéo dài sau 12 tháng. Nếu không có sữa mẹ đủ, lựa chọn loại sữa thay thế phù hợp.

Với người mắc bệnh vừa khỏi ốm cần cho ăn tăng cường sau bệnh. Cần theo dõi định kỳ tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe nhất là trẻ em.

Với bà mẹ mang thai cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ trong quá trình mang thai, cần xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng các chất, đa dạng các loại thực phẩm. Trong trường hợp mẹ bị nghén, khó ăn, hãy sử dụng thêm các loại sữa. Tuy nhiên, nên chú ý tham khảo ý kiến của các chuyên gia để được tư vấn và lựa chọn thực phẩm bổ sung phù hợp.

Thường xuyên tập thể dục thể thao với cường độ hợp lý. Điều này giúp các cơ dẻo dai hơn, đảm bảo khả năng chuyển hóa dinh dưỡng của cơ thể luôn ở mức tốt. Lúc này, nguy cơ bị suy dinh dưỡng sẽ giảm được rất nhiều.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến suy dinh dưỡng - Hình 2

Cần đa dạng hóa bữa ăn hàng ngày.

4. Suy dinh dưỡng có chữa khỏi không?

Điều trị suy dinh dưỡng là quá trình rất lâu dài và có thể được cải thiện hoàn toàn. Người bệnh không nên nản lòng và ngừng tái khám. Ngoài ra nên chú ý và cải thiện môi trường sống xung quanh vì đây là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp ngăn ngừa bệnh. Cần theo dõi và tham khảo lịch tiêm chủng thật đầy đủ.

5. Lưu ý với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai khi bị suy dinh dưỡng

Qua những thống kê cho thấy các nhóm người có nguy cơ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng là trẻ em, nhất là trẻ em ở vùng khó khăn; Người cao tuổi, đặc biệt là những người nằm viện dài ngày; Người ở các vùng cách ly, khó đi chợ; Những người có bệnh tâm lý gặp khó khăn trong tiếp xúc,…

Đối với các em nhỏ, nguyên nhân gây suy dinh dưỡng có thể do trẻ không được ăn đủ, không được bú sữa mẹ đầy đủ. Đôi khi, suy dinh dưỡng cũng do cha mẹ cho trẻ sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh. Khi sức đề kháng giảm đi, trẻ cũng có thể phải đối diện với các bệnh lý đường ruột, hô hấp hay bệnh biếng ăn

Ở người già, khả năng chuyển hóa thực phẩm thành dinh dưỡng, năng lượng trong cơ thể đã không còn đảm bảo như trước. Kèm theo đó, khả năng ăn uống của họ cũng kém hơn thời trẻ rất nhiều. Do đó, dù tính toán lượng thực phẩm, chăm sóc tốt, người già vẫn có nguy cơ mắc suy dinh dưỡng khá cao. Tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng ở những người người bệnh nằm liệt giường, phải ăn bằng ống xông.

Tương tự như thời điểm dịch bệnh, chiến tranh, phân biệt sắc tộc… Những cá nhân sức khỏe yếu sống trong các khu vực này hầu hết đều bị suy dinh dưỡng do không thể tìm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu.

Chính vì vậy, mọi người bệnh sẽ nhận được các lời khuyên về một chế độ ăn hợp lý, lành mạnh. Một chế độ ăn đúng phải đáp ứng được nhu cầu năng lượng của cơ thể từ đầy đủ các nhóm chất bao gồm protein, lipid, glucid, chất khoáng và vitamin. Nếu không bổ sung được bằng cách ăn uống thông thường có thể cân nhắc sử dụng thực phẩm chức năng hoặc thuốc uống.

Cần có kế hoạch được lập ra với các mục tiêu và cách thức thực hiện tùy từng trường hợp cụ thể. Người bị suy dinh dưỡng nặng hoặc không thể ăn được sẽ có chế độ ăn uống đặc biệt hơn. Nuôi ăn bằng ống sonde dạ dày được đặt qua miệng hoặc mũi và nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch là hai cách hỗ trợ ăn uống nhân tạo đang được sử dụng.

6. Chi phí khám chữa bệnh

Suy dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng quyết định tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở trẻ nhỏ trên toàn thế giới: Nó liên quan đến 45% tổng số ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Khoảng 32,7 triệu trẻ em (4,8% tổng số trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới) gầy còm ở mức độ trung bình (cho thấy suy dinh dưỡng cấp tính vừa phải). Có 14,3 triệu trẻ em trong độ tuổi này bị gầy còm trầm trọng (biểu hiện suy dinh dưỡng cấp tính trầm trọng).

Suy dinh dưỡng không chỉ có ở trẻ em và người cao tuổi mà ngay cả thanh niên, người trưởng thành cũng có nguy cơ bị suy dinh dưỡng nếu không có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi nguyên nhân chủ yếu chính là không hấp thu đủ dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày; mà tác nhân chính là tình trạng kén ăn hoặc ăn ít. Điều này đến từ những thay đổi về thể chất như ăn kém ngon miệng, dễ đầy hơi, tiêu hóa kém, khả năng nhai nuốt giảm… và cả những thay đổi về cuộc sống như người lớn tuổi sống một mình nên ngại nấu nướng, tâm lý ăn ít để giữ cân….

Chi phí khám dinh dưỡng (Cân đo chỉ số cơ thể – chiều cao, cân nặng, huyết áp; Khám và tư vấn dinh dưỡng với bác sĩ) có giá dao động từ 300.000 đồng đến 600.000 đồng. Nếu làm thêm các xét nghiệm cơ bản khác sẽ có chi phí cao hơn.

Tóm lại: Để điều trị suy dinh dưỡng hiệu quả thông thường, thay đổi chế độ ăn uống là biện pháp điều trị phổ biến nhất. Chế độ ăn uống có thể cần phải gia tăng hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm, nhất là với trẻ em, người già yếu, hoặc dùng thêm các loại thuốc bổ sung dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

Rối loạn tiêu hóa là một vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ em bị rối loạn tiêu hóa lâu ngày sẽ dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển hoặc bệnh nguy hiểm như viêm đại tràng.

1. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, cụ thể như sau:

Do hệ miễn dịch yếu

Từ 0 đến 6 tuổi, hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện. Do vậy, trẻ rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công, nấm, ký sinh trùng xâm nhập gây nên các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Lúc này, vi khuẩn có lợi ở đường ruột chưa đủ mạnh bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi virus gây bệnh.

Do thực phẩm không đảm bảo

Việc cho trẻ ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa nhiều chất bảo quản, dầu mỡ, đường hóa học... sẽ tác động xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Ngoài ra, với những bé còn bú mẹ, dinh dưỡng của mẹ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con. Mẹ ăn đồ sống hoặc ôi thiu, sử dụng nguồn nước không đảm bảo để chế biến sẽ dễ bị đau bụng, nôn trớ, thậm chí là tiêu chảy.

Do kháng sinh

Kháng sinh được cho là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, do khi đi vào đường ruột thì kháng sinh sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh, có khả năng tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và có lợi.

Do các bệnh lý

Trẻ em hay tiết ra đờm chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh khi mắc các bệnh như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi... Khi trẻ nuốt đờm sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột và rối loạn tiêu hóa là không thể tránh khỏi.

2. Dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa

Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ rất đa dạng, phụ thuộc vào lứa tuổi và nguyên nhân gây bệnh. Trẻ nhỏ có thể biểu hiện bằng quấy khóc, biếng ăn, nôn trớ, chướng bụng, tiêu chảy. Trẻ lớn có thể than đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói, táo bón hay tiêu chảy.

Đau bụng: Đau không liên tục, thường liên quan đến bữa ăn, có thể khởi phát với một loại thức ăn nhất định như sữa, thức ăn nhiều chất béo... Vị trí đau thường ở vùng thượng vị hoặc quanh rốn. Trẻ nhỏ chưa biết nói thường biểu hiện bằng quấy khóc, đôi khi bỏ ăn.

Chán ăn: Trẻ ăn ít hoặc không chịu ăn. Mỗi cữ ăn hay cữ bú thường kéo dài hơn so với bình thường.

Chướng bụng: Bụng trẻ căng hơn bình thường, nhất là tại vùng thượng vị. Khi gõ vào thành bụng nghe tiếng vang. Triệu chứng đầy bụng và chướng bụng là do thức ăn chậm di chuyển trong ống tiêu hóa.

Buồn nôn và nôn ói: Trẻ có cảm giác buồn nôn khi đang ăn hoặc sau khi ăn một thời gian ngắn. Chất ói thường là thức ăn còn nguyên hoặc thức ăn chưa tiêu hóa hết.

Tiêu chảy: Tiêu chảy là khi trẻ đi tiêu phân lỏng từ 3 lần trở lên trong một ngày. Tiêu chảy cấp thường hết sau 5 - 7 ngày. Một số trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài. Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước và tử vong. Các trường hợp này cần đến khám tại các cơ sở y tế.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh - Hình 1

Rối loạn tiêu hóa là một vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ.

3. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có lây không?

Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường, gây nên tình trạng đau bụng và những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn, không phải là bệnh lây nhiễm nên không thể lây.

4. Cách phòng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Để hạn chế và phòng bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ hiệu quả, cha mẹ cần lưu ý:

Nên cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ ít nhất từ 4 - 6 tháng đầu để giúp hệ miễn dịch của trẻ được tốt hơn.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo vệ sinh cho cả mẹ và con. Đặc biệt người mẹ cần tránh đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản không có lợi cho hệ tiêu hóa.

Không nên cho trẻ bú hoặc ăn quá no, vì sẽ gây hiện tượng chướng bụng, khó tiêu.

Tạo thói quen đi ngoài cho trẻ đúng giờ và theo dõi tình trạng phân của trẻ thường xuyên. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường thì có nghĩa trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa.

Giữ cơ thể và môi trường xung quanh trẻ luôn sạch sẽ, không tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh.

Cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng đầy đủ để tránh bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa cũng như các bệnh lý khác.

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, cha mẹ nên cho trẻ đi thăm khám ở cơ sở ý tế uy tín. Bác sĩ tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh của trẻ để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bố mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hoặc làm theo mẹo dân gian, vì cơ thể trẻ rất nhạy cảm, rất dễ xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn.

5. Điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Khi thấy trẻ có những biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây bệnh, nhằm điều trị bệnh kịp thời cho trẻ.

Tùy vào từng trẻ và các biểu hiện mà bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp. Nhưng phần lớn trẻ bị bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định loại thuốc phù hợp với nguyên nhân. Một số loại thuốc thường được kê đơn bao gồm thuốc giảm đầy hơi, khó tiêu, thuốc chống tiêu chảy... Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung men vi sinh và uống Oresol để bổ sung nước, chất điện giải cho cơ thể.

Cha mẹ cần tuân thủ theo đúng chỉ định về liều lượng thuốc và thời gian dùng thuốc của bác sĩ.

Tuyệt đối không được tự ý điều trị cho trẻ bằng cách tự mua thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy, hoặc men tiêu hóa... để điều trị cho trẻ. Tất cả các loại thuốc cho trẻ sử dụng đều cần có sự chỉ định của bác sĩ. Điều trị sai cách, uống quá liều lượng thuốc, có thể khiến tình trạng sức khỏe của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Cha mẹ cần đảm bảo giữ gìn vệ sinh cho trẻ, đảm bảo thân thể của trẻ luôn được sạch sẽ, hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay, chân.

Phòng sinh hoạt, học tập vui chơi của trẻ cũng cần đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng để tránh tình trạng vi khuẩn sinh sôi, phát triển và xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Khi trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cần cẩn trọng về chế độ ăn của trẻ. Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, hãy cho trẻ ăn những loại thực phẩm giàu vitamin, đa dạng thực phẩm, đặc biệt nên chọn loại thức ăn mềm để trẻ dễ tiêu hóa. Đây cũng là một lưu ý quan trọng trong việc điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cứ ba người lớn sẽ có một người bị zona
06:02:57 21/11/2024
Ngỡ ngàng với 4 thực phẩm 'bổ dưỡng gấp đôi' khi mọc mầm không phải ai cũng biết
09:07:54 20/11/2024
Loại củ được ví như 'nhân sâm mùa đông', cực bổ dưỡng lại rẻ bèo đầy chợ Việt
09:13:59 20/11/2024
7 dấu hiệu báo động về sức khỏe không nên phớt lờ
09:23:58 21/11/2024
8 lưu ý quan trọng khi ăn cà tím
09:09:37 20/11/2024
Cà phê đen: Uống sao để không hại sức khỏe?
09:12:04 20/11/2024
Nhà khoa học đưa ra độ tuổi nên ngừng uống bia, rượu
06:04:02 21/11/2024
Đứng làm việc nhiều không tốt cho sức khỏe
08:09:21 21/11/2024

Tin đang nóng

Shipper giao hàng cho người đã... mất: Người trong cuộc hé lộ sự thật
22:06:11 21/11/2024
Sao nam nổi tiếng toàn cầu bị tố lăng nhăng với nhiều cô gái, còn giả bộ ngây thơ trước khán giả
21:42:09 21/11/2024
Siêu phẩm ngôn tình hay đến mức khiến cả thành phố hết tắc đường, có người còn hoãn đám cưới để ở nhà xem phim
23:11:07 21/11/2024
Trịnh Sảng 'xuống sắc' sau ồn ào trốn thuế và bỏ rơi con
22:35:26 21/11/2024
Khoảnh khắc tái hợp đau lòng nhất thế giới, triệu trái tim như chết lặng
23:25:57 21/11/2024
NSND Thu Quế tuổi 54 sành điệu, NSND Tự Long tất bật chạy show
23:01:01 21/11/2024
Chồng kém 6 tuổi của Thái Trinh: Dính như sam bên cạnh vợ, có loạt hành động ghi điểm 10 tinh tế
21:00:40 21/11/2024
1 sao nam hạng A bị kiện ra tòa vì nợ 386 tỷ, nhân cách thật khiến nhiều người vỡ mộng
23:16:38 21/11/2024

Tin mới nhất

5 lợi ích tuyệt vời khi ăn mật ong hàng ngày vào buổi sáng

18:22:43 21/11/2024
Các chất chống oxy hóa này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng, làm giảm khả năng bị cảm lạnh, cúm. Bằng cách thường xuyên đưa mật ong vào chế độ ăn uống, sẽ giúp hỗ trợ cho cơ chống lại các bệnh nhiễm trùng tốt hơn.

Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc

17:21:47 21/11/2024
Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và chế biến thực phẩm, không phải loại phụ gia nào cũng an toàn cho sức khỏe, đặc biệt khi sử dụng quá liều lượng hoặc trong các sản phẩm không rõ nguồn gốc.

Những thực phẩm không ăn cùng với cá kẻo tự 'rước họa vào thân'

09:50:58 21/11/2024
Tránh kết hợp cá với các món ăn nhiều tinh bột như khoai tây, mì ống. Việc kết hợp này không chỉ khiến lượng calo và carbohydrate nạp vào quá cao mà còn làm giảm chỉ số đường huyết của bữa ăn, khiến bạn nhanh đói và tăng cảm giác thèm ă...

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

09:20:33 21/11/2024
Nếu sau hơn 2 tháng không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách bệnh có thể tiến triển sang giai đoạn đau mạn tính, nhức nhối triền miên, ảnh hưởng chức năng vận động trầm trọng.

Bất ngờ cách ăn khoai tây để giảm cân ít người biết

08:07:11 21/11/2024
Ngoài ra, khoai tây còn là nguồn cung cấp tinh bột kháng tuyệt vời, có lợi cho việc nuôi dưỡng vi khuẩn lành mạnh trong ruột, thúc đẩy quá trình trao đổi chất cao và giảm cân.

Bỏng lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe như nào?

08:04:53 21/11/2024
Chế độ dinh dưỡng khoa học. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Ăn các loại hạt giàu protein này để kiềm chế cơn đói và duy trì mức năng lượng

07:19:15 21/11/2024
Loại hạt giàu protein này có 5,73 gam protein mỗi ounce và 9 loại axit amin thiết yếu, hạt dẻ cười là một nguồn protein hoàn chỉnh. Hạt dẻ cười cũng giàu chất xơ và phytosterol, giúp kiểm soát cân nặng và giảm cholesterol.

Điều cần làm để tránh tái nhiễm giun kim

07:16:31 21/11/2024
Nếu bạn không chắc nước có an toàn hay không, hãy đun sôi trước khi uống. Nước sôi 1-3 phút sẽ giết chết ký sinh trùng. Chờ cho đến khi nước nguội trước khi uống

Bác sĩ TP.HCM dùng ruột non tái tạo thực quản cho bệnh nhân ung thư

06:02:25 21/11/2024
Qua kết quả chụp CT Scan có thuốc cản quang cho thấy ống tiêu hóa sau tái tạo hoạt động tốt, không có dấu hiệu xì rò đoạn hầu - thực quản đã được tái tạo. Dự kiến bệnh nhân sẽ chuyển khoa để được xạ - hóa trị nhằm phòng ngừa bệnh tái ph...

Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue

17:00:17 20/11/2024
Để phòng ngừa, cần loại bỏ môi trường nước đọng, xử lý các khu vực tối tăm ẩm thấp và sử dụng màn chống muỗi khi ngủ, vì vậy việc nhận biết các triệu chứng sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Ăn loại củ bề ngoài 'xấu xí' để tăng sức khỏe, người đàn ông bỗng ngất xỉu

17:00:11 20/11/2024
Sau khi ăn một loại củ vỏ đen ruột trắng để tăng sức mạnh xương khớp, người đàn ông 50 tuổi bị choáng, ngất xỉu, phải nhập viện cấp cứu.

4 triệu chứng bất thường sau khi uống nước chứng tỏ thận đang 'kêu cứu'

17:00:03 20/11/2024
Đặc biệt, những vòi nước uống lâu ngày không được vệ sinh rất có thể sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, đương nhiên sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe sau khi sử dụng. Nên vệ sinh bình lọc nước 1-2 tháng một lần.

Có thể bạn quan tâm

Ác liệt giao tranh sau tin Ukraine nã tên lửa ATACMS sang đất Nga

Thế giới

06:05:27 22/11/2024
Tỉnh Voronezh (Nga) cũng ghi nhận bị UAV Ukraine tấn công. Chính quyền địa phương tuyên bố rằng 5 UAV Ukraine đã tấn công một cơ sở công nghiệp dân sự ở Voronezh, gây ra hỏa hoạn.

Nhà sản xuất Võ Thanh Hòa: "Tôi không hù dọa khán giả để bán vé"

Hậu trường phim

06:04:59 22/11/2024
Nhà sản xuất Võ Thanh Hòa chia sẻ quá trình thực hiện Linh miêu: Quỷ nhập tràng , những tham vọng về vũ trụ phim linh dị dân gian , quan điểm về dự thảo tăng thuế với sản phẩm phim ảnh.

Lại xôn xao chuyện tình giữa Ariana Grande và Ethan Slater

Sao âu mỹ

06:01:33 22/11/2024
Chuyện tình của Ariana Grande với bạn diễn Ethan Slater trong Wicked được công khai vào tháng 7 năm ngoái trong lúc cả hai vẫn đang trong cuộc hôn nhân với người khác gây xôn xao dư luận.

Cách làm đậu hũ nhồi thịt cực đơn giản

Ẩm thực

05:59:45 22/11/2024
Đậu hũ nhồi thịt là món ăn khá phổ biến của nhiều gia đình Việt, cách làm món này cũng rất đơn giản. Hãy cùng tham khảo cách làm dươi đây nhé!

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Tin nổi bật

05:47:52 22/11/2024
Có lẽ cũng vì thế, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung khẳng định với chuyến thăm lần này, Việt Nam và Malaysia sẽ tăng cường hiểu biết, bổ sung cho nhau và cùng phát triển với tầm nhìn cho giai đoạn mớ...

Mẹ định bán đất, lấy tiền trả nợ cho em trai, tôi cười chua chát hỏi một câu khiến bà chấn động, còn tôi về trong nước mắt

Góc tâm tình

05:41:18 22/11/2024
Khi mẹ nói muốn bán đất, tôi không bất ngờ nhưng tôi cảm thấy buồn, buồn vô cùng. Tốt nghiệp cấp 3, tôi không tiếp tục học lên đại học mà đi làm.

Kylian Mbappe có thể bị tước băng đội trưởng tuyển Pháp

Sao thể thao

00:49:23 22/11/2024
Đội tuyển Pháp đang đối diện nhiều vấn đề trong nội bộ thời gian qua. Kylian Mbappe đã vắng mặt ở 2 đợt triệu tập gần nhất bởi những vấn đề ngoài chuyên môn.

Ngôi làng trên mây "kỳ thú" nhất thế giới: Mặt trời mọc 3 lần/ngày, ẩn chứa những cảnh đẹp ít người biết tới

Lạ vui

00:33:50 22/11/2024
Địa điểm đón bình minh đặc biệt có một không hai ở Vân Nam, Trung Quốc sẽ khiến nhiều du khách ngỡ ngàng trước vẻ đẹp siêu thực.

Rosé và Bruno Mars được xác nhận sẽ xuất hiện trên sân khấu MAMA 2024

Nhạc quốc tế

23:22:36 21/11/2024
Hôm nay (21/11), CJ ENM đã xác nhận Rosé (BLACKPINK) và Bruno Mars sẽ xuất hiện trên sân khấu lễ trao giải MAMA 2024.

Phận nữ nhi đầy bi kịch trong "Linh Miêu - Quỷ Nhập Tràng"

Phim việt

23:13:34 21/11/2024
Có thể nói, mỗi người phụ nữ trong gia tộc Dương Phúc, dù địa vị cao sang hay thấp hèn, họ đều có một cuộc đời và số phận khiến người xem phải đau đáu nghĩ về ngay cả khi câu chuyện đã khép lại.