Cậu học trò giỏi giành học bổng du học Singapore
Lọt vào danh sách 12 học sinh của cả nước nhận học bổng toàn phần ASEAN năm 2012 dành cho học sinh bậc THCS và là thí sinh duy nhất của khu vực phía Nam (từ Quảng Bình trở vào, mỗi tỉnh chọn 2 thí sinh), Trương Hải Bằng khiêm tốn cho rằng mình may mắn.
Qua điện thoại và dẫn đường, tôi mới đến được nhà Trương Hải Bằng trong một con hẻm nhỏ trên đường Lê Thị Hồng Gấm (TP Mỹ Tho).
Để đạt suất học bổng danh giá và mơ ước này, mỗi thí sinh phải trải qua 3 bài thi: Toán, Tiếng Anh, GAT (thi trắc nghiệm về chỉ số IQ) và phỏng vấn trực tiếp bằng tiếng Anh.
Hải Bằng cho biết, bài thi không quá khó, nhưng có áp lực khá lớn về thời gian làm bài, trong 120 phút cho mỗi bài thi thí sinh phải giải 33 bài toán, 100 câu trắc nghiệm tiếng Anh, trắc nghiệm về chỉ số IQ. Số thí sinh dự thi ngày càng đông nhưng số học bổng lại giảm: năm nay cắt bớt 1 suất, còn 12 suất; trong đó có không ít bạn đã học lớp 10 cũng quay lại dự thi, nhiều bạn có điều kiện đã luyện thi từ trước đó…
Ngài Pong Kok Tian – Tổng Lãnh sự Singapore (bên phải) trao học bổng toàn phần ASEAN năm 2012 cho Trương Hải Bằng.
Học tại Trường THCS Lê Ngọc Hân 4 năm (niên khóa 2008 – 2012), Hải Bằng được thầy cô và bạn bè biết đến khi sở hữu khá nhiều giải thưởng.
Ngoài 9 năm liền là học sinh giỏi và nhiều năm là học sinh giỏi nhất khối, Hải Bằng còn là chủ nhân của 2 giải cấp khu vực về Máy tính cầm tay (1 năm thi vượt cấp); 2 giải học sinh giỏi cấp tỉnh ở cả 2 môn Toán và Tiếng Anh năm học lớp 9; giành luôn giải cấp tỉnh môn Toán trên Internet (Violympic) và giải Quốc gia tiếng Anh trên Internet (IOE), lọt vào top 100 thí sinh đạt điểm cao nhất cuộc thi KET của Trường Đại học Cambridge.
Video đang HOT
Không những thế, Hải Bằng còn tích cực tham gia các phong trào của nhà trường, của Đội. Với ngón đàn Organ khá điêu luyện được học từ mẫu giáo, Hải Bằng từng giành giải I tại Liên hoan đàn Organ cấp tỉnh… Năm học vừa qua, Hải Bằng được tuyên dương là học sinh tiêu biểu của tỉnh Tiền Giang, là đội viên tiêu biểu của TP Mỹ Tho và đỗ Á khoa vào lớp 10 chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Tiền Giang.
Sinh ra trong “cái nôi” của học hành: Cha là chuyên viên môn Toán của Sở GD&ĐT, mẹ là giáo viên dạy Văn tại Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, nhưng chị An – mẹ của Hải Bằng cho biết, anh chị chỉ hỗ trợ khi con có thắc mắc, hướng dẫn sách cho con đọc. Phần lớn là do Bằng tự học, tự sắp xếp thời gian cho mọi hoạt động học tập, sinh hoạt của mình. Từ nhỏ Bằng cũng đã biết làm công việc nhà, giữ em đỡ đần cho cha mẹ…
Sau bậc học trung học, Hải Bằng đang ấp ủ ước mơ tiếp tục du học bậc đại học ở Anh hoặc Mỹ như các bậc đàn anh. Em cũng dự tính sẽ theo học ngành Tài chính hoặc ngành Dược.
Bước đường đi phía trước cũng còn dài, tôi tin em tiếp tục gặt hái được nhiều thành công và chúc cho ước mơ của cậu trò nhỏ đa năng với nụ cười dễ mến thành hiện thực.
Theo Đàm Thị Xuân Uyên
Báo Ấp Bắc
Dạy khoa học bằng tiếng Anh: Thiếu trăm bề
Chương trình dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh được TPHCM triển khai cách đây 4 năm và tiếp tục mở rộng ra 10 trường THPT trong năm học này. Nhưng đến nay vẫn trong tình trạng đụng đến đâu lúng túng đến đó.
Ngày 2/10, Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức hội thảo "Dạy các môn Toán và khoa học bằng tiếng Anh". Trong năm học này, sẽ có hơn 1.600 HS ở 10 trường THPT tham gia học Toán và các môn khoa học tự nhiên (KHTN) bằng tiếng Anh. Nhưng thực tế, chương trình dạy học song ngữ này còn rất nhiều khó khăn, bất cập.
"Tự bơi" đủ thứ
Khó khăn chung mà các trường gặp phải khitriển khai chương trình dạy Toán và các môn KHTN bằng tiếng Anh là chưa có giáo trình chính thức và thiếu giáo viên đảm bảo năng lực. Thế nên các trường vừa thực hiện vừa theo sau mày mò theo kiểu thiếu ở đâu thì "tự bù" đến đó.
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai là một trong những trường đầu tiên của TP triển khai chương trình này nhưng đến nay vẫn còn nhiều "bỡ ngỡ" như đang làm quen. Bà Phạm Thị Lệ Nhân - Hiệu trưởng nhà trường cho biết hiện nay chưa có giáo trình dạy Toán và các môn KHTN bằng tiếng Anh cụ thể, giáo viên (GV) phải tự nghiên cứu tài liệu chủ yếu là qua Internet. Còn đội ngũ GV chưa qua các lớp đào tạo chính quy và chuyên biệt về phương pháp giảng dạy nên thầy cô phải "tự bơi".
Việc dạy học các môn KHTN bằng tiếng Anh còn thiếu rất nhiều thứ.
Trường THPT Gia Định có 270 HS tham gia chương trình với 9 lớp cho bốn môn học gồm Toán, Lý, Hóa, Kinh tế. Trường có 5 GV tham gia giảng dạy, tuy nhiên trong đó chỉ 1 GV tại trường còn 4 thầy cô thỉnh giảng nên còn bị động về nhân sự.
Đại diện nhiều trường cho rằng, nội dung chưa thống nhất, hiện nay mỗi trường thực hiện mỗi kiểu. Có trường thực hiện chương trình giảng dạy theo cách dịch lại kiến thức từ sách giáo khoa, có trường chọn chương trình quốc tế nội dung kiến thức tương đồng với Việt Nam hoặc dạy theo chuyên đề do GV chọn lọc.
Về trình độ GV có tình trạng người có chuyên môn thì năng lực tiếng Anh hạn chế, còn GV có kỹ năng Ngoại ngữ chưa hẳn chuyên môn đã tốt. Nên ngoài nhân sự tại chỗ, các trường phải tìm GVbên ngoài. Việc hợp tác về nhân sự giữa các trường là cần thiết nhưng nội dung giảng dạy khác nhau nên cũng không dễ để hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm.
Chú trọng chất lượng giáo viên
Đại diện Trường THPT Lương Thế Vinh cho rằng chương trình dạy các môn KHTN bằng tiếng Anh đang thiếu định hướng chiến lược lâu dài cũng như các vấn đề pháp lý chưa rõ ràng. Chẳng hạn như chương trình nên áp dụng từ bậc học nào, lớp 6 hay lớp 10? Với HS tham gia chương trình này các em sẽ thi bằng tiếng Anh hay tiếng Việt trong kỳ thi chuyển cấp?
Người này cũng đặt ra vấn đề, GV giảng dạy là nhân tố quan trọng để chương trình đạt hiệu quả. Chế độ bồi dưỡng cho GV thấp mà còn không được hỗ trợ về chuyên môn như tạo điều kiện được đi giao lưu, tham khảo cùng các trường trong khu vực hay giữa các trường trong nước thì sẽ khó thu hút người dạy. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chương trình.
Ông Lê Hồng Sơn - giám đốc Sở GD- ĐT TPHCM cho biết, do đang trong quá trình thí điểm nên các trường khó tránh khỏi các khó khăn. Thời gian tới, Sở GD-ĐT cũng sẽ lên kế hoạch tính toán về thời lượng, tài liệu, chương trình thống nhất để hướng dẫn các trường. Đặc biệt sẽ chú trọng đến việc hợp tác để nâng cao chất lượng GV đáp ứng cho chương trình vì đây là yếu tốt quan trọng nhất.
Ông Nguyễn Vinh Hiển - Thứ trưởng Bộ GD- ĐT cho hay trình độ GV là yếu tố quan trọng nhưng không nên quá cứng nhắc. Việc dạy học song ngữ có nhiều cấp độ, có thể xen kẽ tiếng Việt một cách linh hoạt và phù hợp. Đó cũng là cách để nâng cao dần về mức độ, tỷ lệ sử dụng tiếng Anh.
Đối với GV tham gia chương trình, theo ông Hiển các trường nên tính toán để giảm giờ dạy để họ có thêm thời gian trau dồi phương pháp giảng dạy, đầu tư chuyên môn và nâng cao tiếng Anh.
Hoài Nam
Theo dân trí
Bút chấm đọc: Chỉ để học ngoại ngữ? Trong khi nhiều phụ huynh bùi tai về quảng cáo công dụng của bút chấm đọc mua về cho con rồi để lãng phí. Thì thông tin về việc sử dụng bắt buộc trong trường học phục vụ dạy và học ngoại ngữ làm nhiều người băn khoăn. Mua tiền triệu để chơi cho vui Với tác dụng lớn nhất là hỗ trợ...