Câu chuyện mua nhà của cô nhân viên tư vấn bảo hiểm, thu nhập tháng 20 triệu, chỉ mặc quần áo dưới 200k, trong vòng 5 năm mua được nhà Hà Nội
Học xong ra trường, xác định ở lại thành phố lập nghiệp sẽ phải tự thân vận động nên cô gái này đã chọn tiết kiệm là phương châm sống, đặt mục tiêu mua nhà trước tuổi 30.
Khi độc thân, các cô gái thường thích mua sắm, sẵn sàng chi mạnh tay cho váy áo, những chuyến di chuyển, trải nghiệm cuộc sống bởi “thanh xuân chỉ có 1 lần”.
Cô gái này lại khác, tuy vẫn có đam mê với váy áo, du lịch, song ưu tiên hàng đầu của cô lại là mua cho mình 1 căn hộ riêng.
Cô gái ấy là Trần Thi Ngà, sinh năm 1991, quê Thái Bình. Ngà học chuyên ngành tài chính kế toán. Ra trường cô xin làm nhân viên kế toán được 2 năm thì chuyển sang làm tư vấn viên bảo hiểm với mức thu nhập từ 15 đến 20 triệu một tháng.
Xác định ở lại thành phố lập nghiệp sẽ phải tự thân vận động nên Ngà đã chọn tiết kiệm là phương châm sống.
“Bản thân mình xuất thân tỉnh lẻ, bố mẹ không có điều kiện. Học xong ra trường, xác định ở lại thành phố lập nghiệp sẽ phải tự thân vận động nên mình đã chọn tiết kiệm là phương châm sống”.
Ngà chia sẻ, bắt đầu đi làm lương khởi điểm của cô là 8 triệu, phải đi thuê trọ nhưng cô vẫn tiết kiệm được 50% tiền lương mỗi tháng. Càng về sau, khi đã có kinh nghiệm chi tiêu mua sắm, cô co dần mức chi tiêu xuống còn 30 % thu nhập hàng tháng.
“Mình luôn nghĩ cách tiết kiệm tối đa chi phí sinh hoạt của bản thân. Phòng trọ mình ở ghép cùng các bạn, tự đi chợ nấu nướng, nói không với quán xá. Đặc biệt quần áo mình luôn quy định không mua những bộ đồ quá 200k. Thường thì mình săn hàng giảm giá là chủ yếu. Còn lại cuối tuần có thời gian mình sẽ lang thang dạo bộ ở mấy khu mua sắm chợ đêm. Chịu khó chọn 1 chút mình vẫn lựa được những bộ váy áo như ý, giá siêu rẻ mà chất lượng đôi khi cũng không thua kém hàng trong shop”.
Quần áo Ngà luôn quy định không mua những bộ đồ quá 200k.
Chi phí một tháng của Ngà như sau:
Tiền phòng, điện nước: 700k (ở ghép 1 phòng 3 người)
Tiền ăn: 1 triệu
Quần áo: 500k
Xăng xe đi lại: 300k
Video đang HOT
Sinh nhật, cưới hỏi: 1 triệu
Xem phim, đi chơi: 1 triệu
Tổng chi phí bình quân 1 tháng Ngà chi tiêu hết 4.5 triệu. 2 năm đầu tiên đi làm với mức lương 8 triệu, Ngà để ra được 150 triệu.
“Sống cảnh ở trọ, mình luôn khao khát có thể mua được nhà riêng để không phải sống cảnh suốt ngày nơm nớp lo bị đòi lại nhà vì bản thân mình ngại nhất phải chuyển chỗ ở. Với lại ‘an cư lạc nghiệp’, tuy bản thân là phụ nữ, chưa có gia đình nhưng mình vẫn muốn mua nhà xong rồi mới tính tới chuyện chồng con. Tự túc là hạnh phúc. Mình đặt quyết tâm sẽ mua được nhà trước năm 30 tuổi”, Ngà kể.
Đến 2015, Ngà chuyển sang làm nhân viên tư vấn bảo hiểm với mức thu nhập giao động từ 15 đến 20 triệu/tháng. Dù thu nhập đã cao hơn nhiều nhưng Ngà vẫn giữ đúng quy tắc chi tiêu không vượt quá 30% thu nhập để có thể thực hiện mục tiêu đề ra. Một tháng bình quân cô chuyển thêm vào sổ tiết kiệm được khoảng 10 đến 14 triệu.
Ước mơ mua nhà đã thành hiện thực. Ảnh minh họa
Duy trì đều đặn mục tiêu tích lũy ấy, bước sang đầu năm 2020, khoản tiền tiết kiệm của Ngà đạt 920 triệu bao gồm cả gốc lẫn lãi. Lúc này Ngà bắt đầu thực hiện ước mơ mua nhà. “Qua một vài sàn giao dịch Bất động sản, mình tìm hiểu và quyết định mua căn hộ căn hộ dành cho người thu nhập thấp. Mình chọn mua về Hà Đông cho gần chỗ mình làm, giá thành ở đó cũng dễ chịu hơn. Sau cùng mình lấy căn hộ rộng 72m với giá 915 triệu vừa khít với khoản tiền tiết kiệm bản thân có nên mình hoàn toàn không phải vay mượn. Thời gian trước mắt, nội thất trong nhà hầu như chưa có, mình chỉ kê chiếc giường, tủ quần áo là những vật dụng mình đã có sẵn từ trước. Khi nào có điều kiện mình sẽ sắm sau”, Ngà chia sẻ.
Hàng quán từ nhỏ đến lớn chuyển sang bán online: "Duy trì là cách để anh em nhân viên có thu nhập, không phải chịu cảnh thất nghiệp về quê"
Dù thừa nhận doanh thu của quán sụt giảm nhiều, nhưng ông Đức cho rằng đó không phải vấn đề quá lớn: "Mình phải chấp nhận điều đó vì giờ là khó khăn chung. Bản thân tôi chỉ mong muốn sớm hết dịch để mọi người quay trở lại nhịp sống thường ngày."
Mệnh lệnh của người đứng đầu Thành phố Hà Nội được đưa ra trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp. Những ngày qua, nhiều hàng quán, tiệm cafe đã thực hiện đúng theo chỉ đạo trên. Các lực lượng chức năng cũng ra sức tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức chấp hành của các chủ hộ kinh doanh.
Để xoay sở, thích ứng, nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm, cafe đã chuyển sang mô hình bán online, bán hàng mang về.
Ghi nhận thực tế của PV tại tuyến phố Mã Mây, Lương Ngọc Quyến (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhiều chủ cơ sở kinh doanh treo biển: "Chỉ nhận bán mang về", dọn hết bàn ghế và từ chối phục vụ khách hàng tại quán.
Nhiều quán ăn đã chuyển sang mô hình bán online, hợp tác cùng các ứng dụng vận chuyển.
Một quán ăn nổi tiếng trên phố Mã Mây (Hà Nội) trước đây luôn sáng đèn 24/24 để phục vụ khách du lịch và người dân, ngày hôm nay vắng bóng thực khách. Hôm nay, quán đã cất hết bàn, ghế vào kho, để lại khoảng không gian dành cho các shipper chờ đến lượt nhận đồ.
Ông Hùng, chủ quán chia sẻ với PV: "Mình phải thích ứng ngay bằng cách chuyển sang kinh doanh online. Thực tế trước đây quán cũng đã kết hợp với nhiều đơn vị vận chuyển để thúc đẩy bán hàng. Hơn nữa, duy trì quán cũng là cách để anh em nhân viên có thu nhập, không phải chịu cảnh thất nghiệp về quê."
Quán treo thông báo: "Không tập trung đông người vì dịch Covid-19".
Chủ quán đứng ra nhắc nhở các shipper giữ khoảng cách tối thiểu để giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Dù thừa nhận doanh thu của quán sụt giảm nhiều, nhưng ông Đức cho rằng đó không phải vấn đề quá lớn: "Mình phải chấp nhận điều đó vì giờ là khó khăn chung. Bản thân tôi chỉ mong muốn sớm hết dịch để mọi người quay trở lại nhịp sống thường ngày."
Ý thức được việc phải hạn chế tối đa tập trung đông người trong mùa dịch, ông Đức liên tục đứng ra nhắc nhở các shipper phải giữ khoảng cách, không tụ thành nhóm dễ làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Câu chuyện ngắt quãng khi có hai vị khách dừng xe trước cửa quán. Vừa chỉ tay về phía tấm biển, ông Đức vừa hô: "Giờ bên chú chỉ bán mang về thôi nhé!".
Cách đó không xa, một tiệm cafe dán thông báo hướng dẫn khách hàng cách thức đặt mua online. Bên trong chỉ có một nhân viên duy nhất đảm nhận việc bán hàng.
Quán cafe dán thông báo hướng dẫn các quy trình mua hàng online.
Cửa hàng bánh mì khuyến cáo khách hàng đeo khẩu trang trong quá trình mua hàng.
Cửa hàng căng biển: "Chỉ nhận ship, mong quý khách thông cảm."
Tại tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân (Hà Nội), cảnh tấp nập "người bán, kẻ mua" đã không còn. Các hàng quán vẫn mở cửa nhưng đã chuyển sang hình thức "bán mang về".
Phố ẩm thực Tống Duy Tân vắng vẻ, đìu hiu trong mùa dịch Covid-19
Các nhân viên dường như "rãnh rỗi" những ngày này.
Một cửa hàng treo biển "bán hàng online" cùng số điện thoại liên lạc
Không chỉ các quán ăn, cafe, mà các cửa hàng quần áo cũng lựa chọn kênh online là phương thức bán hàng duy nhất. Tại một cửa hàng chỉ duy trì hai nhân viên kinh doanh online, có nhiệm vụ "chốt đơn" và điều phối người vận chuyển.
Cửa hàng quần áo trên phố Chùa Bộc mở hé cửa, không phục vụ khách hàng tới mua trực tiếp.
Bên trong, cửa hàng duy trì hai nhân viên có nhiệm vụ điều phối kênh bán hàng online.
Trong quá trình làm việc, cả hai nhân viên đều có ý thức đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân.
Chị Hân (quản lý trưởng cửa hàng) cho biết: "Nhìn chung tình hình các đơn hàng online không thể bằng bán trực tiếp tại cửa hàng, chỉ là phần nhỏ thôi, nhưng vẫn phải duy trì để có doanh số."
Trong mùa dịch, cửa hàng có quy định các nhân viên không được tập trung đông, đồng thời phải đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân cũng như người xung quanh.
Hiếu Nguyễn
7 thói quen chi tiêu khiến tiền đội nón ra đi, nghèo triền miên khó "đổi vận" Lương hàng tháng thuộc hàng cao ngất ngưởng, thế nhưng tháng nào bạn cũng phải đối diện với tình trạng "cháy túi", không có "một xu tiết kiệm"? Nếu bạn tiêu tiền theo cách này, nghèo là đương nhiên. Bạn có bao giờ tự hỏi tất cả tiền của bạn đã đi đâu trong khi bạn là một người có thu nhập không...