Câu chuyện giáo dục: Chọn ngành phù hợp hay sẵn sàng làm trái ngành?
Khi vào các nhóm tư vấn tuyển sinh, chúng ta có thể thấy một số câu nói quen thuộc của những sinh viên trấn an thí sinh đang phân vân chọn ngành nghề: ‘Có nhiều người ra đời đâu có làm đúng với ngành họ học đâu’.
Bạn trẻ tham dự buổi tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên – ĐÀO NGỌC THẠCH
Thậm chí còn đưa ra một số dẫn chứng như việc một người học y dược nhưng sau đó lại kinh doanh quần áo, hay về thầy giáo nọ vốn học cơ khí nhưng sau đó trở thành giáo viên môn Anh… Thực tế đây đều là những câu chuyện có thật và không mấy hiếm trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề này nên được đặt ra và nhanh chóng tìm hướng giải quyết, giảm thiểu tình trạng làm trái ngành chứ không nên trở thành một điều bình thường khiến các học sinh không còn đặt nặng việc tìm kiếm ước mơ và chọn ngành học là sở trường của chính mình.
Không thể phủ nhận mặc dù công tác tư vấn tuyển sinh đã được đẩy mạnh qua các năm nhưng vẫn còn nhiều học sinh mơ hồ với ngành nghề mà bản thân theo đuổi. Nhiều thí sinh đến nay, khi chuẩn bị đến giai đoạn điều chỉnh nguyện vọng vẫn đặt ra các câu hỏi như ngành này sẽ học những gì, tốt nghiệp xong sẽ làm gì?…
Mặc dù các trường đại học có giới thiệu, mô tả ngành song vẫn không quá rõ ràng. Các trường cần đưa ra những ví dụ để học sinh dễ hình dung. Bởi lẽ học sinh học 12 năm, chỉ được tiếp thu chủ yếu là những kiến thức rời rạc về từng môn học, hiếm có những bài kiểm tra yêu cầu phải có kiến thức thực tế, tích hợp trong khi ngành học là sự kết hợp giữa các môn. Học sinh cũng không có những trải nghiệm về ngành nghề nên dẫn đến việc chỉ biết tên ngành nhưng không rõ về chương trình học cũng như các yêu cầu của ngành.
Hiện ở TP.HCM có hai khu vui chơi, hướng nghiệp. Một số bạn trẻ sẽ bật cười và nghĩ rằng nó quá tuổi với bản thân, tuy nhiên đây lại được xem là bước cơ bản nhất để hình dung về ngành nghề mà các bậc phụ huynh nên để con trẻ có cơ hội trải nghiệm.
Các bạn học sinh nên tham gia các dự án xã hội, các tổ chức hoạt động vì cộng đồng hoặc đơn giản là câu lạc bộ, hội nhóm giải trí để có thể biết bản thân thuộc loại người nào. Tính cách có thể góp phần định hướng ngành nghề, những người hướng nội sẽ thích hợp với ngành gì, những người thích giao tiếp, đi đây đi đó sẽ phù hợp với ngành gì. Đặc biệt, trong các tổ chức, câu lạc bộ thường có những phân ban như ban truyền thông, ban đối ngoại, hậu cần… có thể giúp các bạn “trải nghiệm” các công đoạn cơ bản mà mọi ngành nghề đều cần như lên kế hoạch, chuẩn bị, tổ chức… từ đó dễ hình dung hơn bản thân sẽ thích hợp ở khâu nào. Là một người “đầu não” hay là người đứng ra chỉ đạo hay trực tiếp tham gia làm ra sản phẩm?
Ngoài ra, đọc thật nhiều sách, nghe tâm sự, tư vấn từ các anh chị sinh viên, người đã đi làm để “mượn” trải nghiệm cho bản thân cũng là một cách để tìm ra ước mơ hiệu quả.
Video đang HOT
Vẫn còn hơn 10 ngày để lựa chọn kỹ càng ngành nghề thích hợp nhất với mình, các bạn học sinh không nên quá bối rối và hấp tấp, cần kỹ càng trao đổi với bạn bè, gia đình và một phần tự tìm hiểu để chắc chắn về ngành học mình đã chọn. Không nên e ngại việc đổi nguyện vọng trong những phút chót bởi vì nếu chọn sai, thời gian bạn lãng phí vào những năm đại học sẽ không thể lấy lại được.
Dự đoán điểm chuẩn nhóm ngành sư phạm, y dược
Nhiều ngành tốp đầu ở khối sức khỏe, sư phạm được dự báo điểm chuẩn có thể tăng 2-3 điểm.
Theo công bố của Bộ GD&ĐT, phổ điểm thi năm nay tăng đều ở các môn. Điểm trung bình theo tổ hợp môn truyền thống để xét tuyển ĐH, CĐ cũng tăng mạnh. Không chỉ tăng, điểm chuẩn khối ngành sức khỏe còn được dự báo tăng mạnh nhất năm nay, bởi đây là nhóm ngành thu hút lượng lớn thí sinh đăng ký và phương thức xét tuyển chủ yếu từ điểm thi tốt nghiệp THPT.
Ở khối ngành sức khỏe, tổ hợp truyền thống được nhiều trường sử dụng trong xét tuyển vẫn là B00 (toán, hóa, sinh).
Theo công bố phân tích từ Bộ GD&ĐT, điểm trung bình tổ hợp này năm nay tăng từ 16,85 lên 20,36. Số lượng thí sinh đạt trên 27 điểm ở tổ hợp này cũng lên 2.901 em. Số thí sinh đạt trên 29 điểm có đến 140 em.
Dưới 23 điểm không nên đăng ký ngành y
Từ phổ điểm Bộ GD&ĐT công bố, PGS-TS Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho rằng điểm sàn nhóm ngành này chắc chắn sẽ tăng nhưng điều này không quan trọng. Bởi lẽ hầu hết các trường y dược hằng năm đều lấy điểm rất cao, cách xa điểm sàn.
Theo ông Xuân, về điểm chuẩn năm nay, theo phổ điểm, tổ hợp ba môn toán, hóa và sinh tăng hơn hẳn so với năm 2019. Do đó, dự báo điểm chuẩn của trường năm nay sẽ tăng hơn, có thể từ 26 điểm trở lên, nhất là ba ngành răng - hàm - mặt, y khoa và dược.
Được biết, năm 2019 răng - hàm - mặt là ngành có điểm chuẩn cao nhất của trường với 25,15 điểm, kế đến là y khoa và dược.
Ông Xuân cũng lưu ý hiện nay điểm thi đã được công bố công khai, thí sinh rất thuận tiện để nắm bắt điểm số của bản thân và điểm xét tuyển trung bình. Thí sinh hoàn toàn có thể dự đoán được mức điểm đầu vào của các trường. Do đó, thí sinh nên cân nhắc kỹ để điều chỉnh nguyện vọng (NV) cho phù hợp, tránh tự tin vào điểm cao dẫn đến bị trượt các NV sẽ rất uổng. Nhất là những em dưới 23 điểm không nên đăng ký vào những trường đào tạo y dược tốp đầu.
Với Trường ĐH Y Dược TP.HCM, PGS-TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng Phòng đào tạo, lại cho rằng năm nay số thí sinh điểm cao, nhất là điểm 10 nhiều nên chắc chắn điểm chuẩn nhóm ngành sức khỏe sẽ tăng. Tuy nhiên, điểm tăng mức bao nhiêu rất khó đoán vì thí sinh được chọn nhiều NV và các trường cũng có nhiều phương thức xét tuyển. Các em cũng còn cơ hội điều chỉnh đăng ký nên trường chưa đưa ra dự báo được.
Thí sinh vui mừng kết thúc kỳ thi THPT 2020. Ảnh: PHẠM ANH
Sư phạm: Tăng ít nhất 1 điểm
Ở khối ngành sư phạm, ông Nguyễn Thanh Tân, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Sài Gòn, cho rằng năm nay điểm sàn và điểm chuẩn khối ngành này chắc chắn sẽ tăng, ít nhất là 1 điểm so với năm 2019. Trong đó, nhóm ngành "hot", có số thí sinh đăng ký NV lớn có thể tăng hơn 2 điểm. Tuy nhiên, những nhóm ngành xét tuyển có môn ngoại ngữ trong tổ hợp môn có thể sẽ tăng nhẹ hơn vì đây là môn có phổ điểm thấp hơn.
Như tại Trường ĐH Sài Gòn, ông Tân cho hay tổng thí sinh đăng ký vào trường năm nay hơn 35.000, cao gấp khoảng 10 lần so với chỉ tiêu. Trong đó, nhóm ngành có thể điểm chuẩn sẽ tăng cao là sư phạm tiếng Anh, sư phạm toán, sư phạm ngữ văn, giáo dục tiểu học...
Với khối ngành ngoài sư phạm, nhóm tăng cao chủ yếu ở lĩnh vực kinh tế như quản trị kinh doanh, ngôn ngữ Anh...
Để chuẩn bị cho đợt điều chỉnh NV sắp tới, ông Tân cũng lưu ý thí sinh nên xem lại tổng điểm của từng tổ hợp môn để lựa chọn, điều chỉnh NV cho phù hợp thế mạnh của mình.
Điều chỉnh lịch triển khai tuyển sinh ngành giáo dục mầm non
Chiều 28-8, Bộ GD&ĐT đã có thông báo quyết định điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh ĐH và trình độ CĐ ngành giáo dục mầm non năm 2020.
Theo đó, thời gian thí sinh điều chỉnh NV sẽ lùi 10 ngày, tức từ ngày 19-9 đến 17 giờ ngày 25-9 (bằng trực tuyến), kéo dài đến 17 giờ ngày 27-9 (bằng phiếu).
Thời gian Bộ GD&ĐT công bố ngưỡng chất lượng đầu vào với khối ngành sức khỏe và sư phạm sẽ trước ngày 17-9 (lịch cũ là ngày 7-9).
Các trường ĐH điều chỉnh, công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển vào trước ngày 18-8 (lịch cũ là trước ngày 8-9).
Được biết, năm 2019 điểm sàn cho khối ngành đào tạo giáo viên là 14-18 điểm. Trong đó, điểm sàn bậc ĐH là 18 điểm, CĐ là 16 điểm và trung cấp là 14 điểm.
Đây cũng là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho nhóm ngành sức khỏe cấp chứng chỉ hành nghề. Khối ngành sức khỏe được chia thành ba nhóm.
Nhóm 1 gồm Y khoa, Răng - hàm - mặt: 21 điểm.
Nhóm 2 gồm Y học cổ truyền, Dược: 20 điểm.
Nhóm 3 gồm Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng: 18 điểm.
'Điểm chuẩn đại học sẽ tăng mạnh' Điểm thi các môn tăng so với năm 2019 là cơ sở để nhiều chuyên gia tuyển sinh dự đoán điểm chuẩn các trường đại học tăng mạnh, đặc biệt ngành Y - Dược và khối trường công an. Nhiều chuyên gia dự đoán mức trúng tuyển đại học năm nay sẽ tăng ít nhất 3 điểm, vì điểm thi các môn tăng...