Câu chuyện đong đầy cảm xúc về học sinh nghèo mong trở thành cô giáo cắm bản
Mồ côi cha khi mới 7 tuổi, mẹ đi làm xa, ở với bà ngoại… nhưng em Tẩn Thị Thu Hiền, học sinh lớp 5A1, người dân tộc Dao Trường PTDTBT TH Phìn Ngan (Bát Xát – Lào Cai) vẫn lên vượt khó khăn để học tập tốt.
Em Tẩn Thị Thu Hiền (trái) dù hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn chăm chỉ học tập.
Tẩn Thị Thu Hiền có dáng người nhỏ nhắn, gương mặt sáng, xinh xắn, nụ cười duyên tươi tắn. Thế nhưng cũng không khó để nhận ra trên gương mặt em phẳng phất nét buồn, sự bẽn lẽn vốn ít có ở những HS nhỏ tuổi.
Tẩn Thị Thu Hiền chia sẻ: Nhà em tại thôn Láo Sáng xã Phìn Ngan (Bát Xát – Lào Cai). Cha em mất khi em học lớp 2. Mẹ em phải bươn chải đi làm ăn xa kiếm sống và nuôi em ăn học. Thi thoảng mẹ mới về thăm em và bà ngoại.
Điều đáng nói, dù gia đình hoàn cảnh gia đình khó khăn và neo người, nhưng cả bà và mẹ vẫn quyết tâm để Tẩn Thị Thu Hiền được tới trường học tập như chúng bạn. Em vào học tại điểm trường chính của Trường PTDTBT TH Phìn Ngan cách nhà 3,5 km từ năm học lớp 3 cho tới nay.
Tẩn Thị Thu Hiền cho biết, được học tập, sinh hoạt ở trường, em thấy mọi thứ đều khác ở nhà. Chúng em đều phải nỗ lực, tự lập, cố gắng nhiều vì không người thân, gia đình giúp đỡ thường xuyên.
Video đang HOT
Tẩn Thị Thu Hiền đang học lớp 5 trường PTDTBT TH Phìn Ngan (Bát Xát – Lào Cai)
“Khi mới về trường em thường nhớ nhà, nhớ bà và mẹ, em trằn trọc khó ngủ. Lúc đó nhờ có sự giúp đỡ của cô giáo chủ nhiệm và thầy cô phụ trách bán trú cũng như các chị lớp trên ở cùng phòng nên em mới thích nghi và nguôi ngoai nỗi nhớ…” – Hiền nói.
Khi được hỏi về trường lớp thầy cô, Hiền cho biết: “Thầy cô giáo ở Trường PTDTBT TH Phìn Ngan đã hướng dẫn, chỉ bảo, hỗ trợ và chăm chút từng ly từng tí cho em cùng các bạn. Chúng em đã biết tự ăn, tự mặc, tự giặc quần áo và một số kĩ năng cơ bản trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày.
Đến nay em và các bạn bán trú tại trường đã vượt qua tất cả khó khăn ban đầu, tự tin hòa nhập môi trường học tập, sinh hoạt mới. Kết quả học tập của em cũng tiến bộ hơn nhiều…”.
Trao đổi về Tẩn Thị Thu Hiền, cô giáo chủ nhiệm Lương Thị Thùy Dung nói về cô học trò nhỏ của mình đầy tự hào: Hiền là học sinh ngoan, trầm tính, biết nghe lời, học đều các môn nhưng yêu thích hơn cả môn Tiếng Việt.
Năm học 2019 – 2020, Tẩn Thị Thu Hiền tham gia Trạng Nguyên Tiếng Việt cấp huyện và đạt giải Khuyến khích. Năm học 2020- 2021, em tiếp tục tham gia cuộc thi Trạng Nguyên Tiếng Việt cấp huyện và đạt 390 điểm. Em trở thành học sinh duy nhất của khối lớp 5 toàn huyện được tham gia cuộc thi Trạng Nguyên cấp tỉnh diễn ra thời gian tới.
Được các bạn trong lớp yêu mến, tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch hội đồng tự quản phụ trách học tập, Tẩn Thị Thu Hiền vui vẻ tích cực giúp đỡ các bạn trong lớp cũng như các em nhỏ cùng phòng. Em luôn chủ động, nhiệt tình cùng cô giáo chủ nhiệm hỗ trợ bạn học yếu hơn, nhắc nhở và cùng các bạn ôn bài tại lớp vào các buổi tối. Hiền cũng hòa đồng cùng bạn bè trong các hoạt động của HS nội trú…
Tẩn Thị Thu Hiền ham đọc sách, truyện và mong trở thành cô giáo để dạy học cho các em nhỏ ở chính quê hương mình
Được biết, Tẩn Thị Thu Hiền cũng là một trong những HS điển hình thích đọc sách, báo, truyện… Trường có sách truyện mới hay được ai cho tặng em đọc ngấu nghiến, chăm chú không rời. Với hoàn cảnh của mình, từ lâu Hiền đã xem trường là ngôi nhà thứ 2, thầy cô như cha mẹ, bạn bè là anh em…
Tẩn Thị Thu Hiền chia sẻ: Mẹ em đi làm ở xa, thỉnh thoảng mới về và đến trường thăm, động viên em. Em nhớ mẹ lắm. Không được ở gần mẹ nhiều, em chỉ thầm hứa sẽ cố gắng học tốt để mẹ không buồn hay lo lắng về em. Tại cuộc thi Trạng Nguyên cấp tỉnh sắp tới, em sẽ cố gắng đạt giải cao để mẹ vui lòng…
Cô học trò nhỏ người dân tộc Dao, với hoàn cảnh đặc biệt cũng cho biết: Hết lớp 5, em chuyển lên học lớp 6 tại trường THCS Phìn Ngan, như vậy em được ở gần bà ngoại. Mơ ước của em sau này khi lớn sẽ trở thành cô giáo cắm bản. Em được ở lại bản làng, được dạy học cho các em nhỏ ở chính nơi em từng sinh ra và lớn lên…
Cầu chúc cho những mong ước của Tẩn Thị Thu Hiền trở thành hiện thực. Mong sao, địa phương, nhà trường và các thầy cô nơi đây sẽ trở thành điểm tựa vững chắc giúp cho cô học trò bé nhỏ người Dao vượt qua mọi thách thức ở chặng đường phía trước để thành công.
Giữ ấm cho học sinh vùng cao
Những ngày này, hầu hết các tỉnh miền Bắc nước ta, nhất là các tỉnh vùng núi cao, như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang... đang chìm trong giá rét.
Nhiều nơi nhiệt độ ban ngày hạ xuống khoảng 10 độ C, làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt thường nhật và lao động sản xuất của bà con. Một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của thời tiết rét buốt là các em học sinh.
Thấu hiểu sự vất vả và có phần cực nhọc của các em học sinh trong mùa đông lạnh giá, nhiều nhà trường, thầy cô giáo ở các địa phương miền núi phía đã có những việc làm, giải pháp sáng tạo góp phần phòng, chống giá rét cho học sinh. Một trong những sáng kiến điển hình là hệ thống công nghệ tạo nước nóng phục vụ học sinh sinh hoạt hằng ngày do đội ngũ giáo viên Trường THCS-THPT Bát Xát (Lào Cai) thiết kế.
Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN
Hệ thống tạo nước nóng gồm 3 nồi lớn được ủ bằng trấu suốt cả ngày lẫn đêm rồi chảy theo ống giữ nhiệt ra các bể nước, mỗi ngày có thể tạo ra khoảng 4.000 lít nước nóng đủ phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tắm giặt cho hơn 300 em học bán trú tại trường.
Chi phí chỉ hết hơn 20 triệu đồng, thiết kế giản đơn, tiện lợi, nguyên liệu đầu vào dễ kiếm, rẻ tiền nên sáng kiến này được đánh giá rất kinh tế, hiệu quả, phù hợp với điều kiện ở các trường miền núi. Nhưng ý nghĩa hơn, nhờ có sáng kiến của thầy cô mà từ mùa đông năm ngoái và trong mùa đông năm nay, hàng trăm học sinh dân tộc thiểu số học bán trú tại Trường THCS-THPT Bát Xát đã có nước nóng để sinh hoạt, tắm giặt hằng ngày. Nhờ đó, các em không còn phải lặn lội đi lên rừng kiếm củi hay cuối tuần về nhà lấy củi mang đến trường để đun nước nóng như trước đây.
Những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền và ngành giáo dục, cùng sự chung tay góp sức giúp đỡ của các ngành, các tổ chức, cá nhân thiện nguyện, hầu hết các điểm trường, nhà trường ở các địa phương vùng cao, biên giới xây dựng được trường, lớp kiên cố, khang trang nên cơ bản đã xóa được nhà tranh tre mái lá, lớp học tạm bợ.
Đại đa số học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số được Nhà nước hỗ trợ tiền ăn học hằng tháng. Vào mỗi mùa đông giá buốt, rất nhiều tổ chức, cá nhân giàu lòng nhân ái đã tổ chức vận động được hàng nghìn bộ quần áo ấm, chăn bông để mang hơi ấm đến học sinh vùng cao.
Tuy vậy, do thời tiết khí hậu khắc nghiệt, điều kiện kinh tế gia đình, kinh tế địa phương còn rất khó khăn mà một bộ phận học sinh ở vùng cao vẫn phải đối mặt với nhiều vất vả, thiệt thòi. Để đến trường, bám lớp thường xuyên, một bộ phận học sinh dân tộc thiểu số vùng núi cao vẫn chưa hết cảnh co ro vì giá rét. Vì vậy, bất cứ việc làm thiết thực, giải pháp, sáng kiến nào mang lại sự no đủ, ấm áp cho các em đều rất đáng ghi nhận, khuyến khích.
Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tình hình thời tiết mùa đông năm nay sẽ rét buốt đậm hơn, kéo dài hơn so với mùa đông năm ngoái. Do đó, việc chủ động phòng ngừa, chống rét cho học sinh vùng cao cần phải được coi là giải pháp ưu tiên hàng đầu để bảo đảm sĩ số lớp học, đồng thời góp phần giữ vững chất lượng dạy học ở các nhà trường.
Giữ ấm cho học sinh vùng cao không đơn thuần chỉ là một biện pháp giữ gìn sức khỏe cho các em trong mùa đông giá rét, mà còn nhen lên ngọn lửa tình yêu học đường và nuôi dưỡng niềm tin hướng tới tương lai tươi sáng cho thế hệ trẻ.
Vượt lên nghịch cảnh, cậu học sinh nghèo 9 năm đạt học sinh giỏi Hiểu được sự vất vả của mẹ, ngay từ nhỏ em Đặng Văn Nguyên (sinh năm 2005) đã luôn cố gắng học giỏi. Nghị lực vượt khó của người con hiếu thảo Em Đặng Văn Nguyên dân tộc Dao, sinh ra tại một vùng quê nghèo khó ở xã Yên Lập, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Trong căn nhà nhỏ chỉ có...