Câu chuyện của Bé bánh bao
TPHCM, ngày…tháng…năm…
Dạo này, Sài Gòn cứ rả rích mưa vào mỗi sáng. Những cái chăn vẫn đang cuộn tròn không chịu dậy, mặc dù đã sáng bảnh 7h rồi. Bé bánh bao thức dậy với một tâm trạng hơi bồn chồn vì những lúc trời mưa thế này, bé chẳng được đi xa chỉ luẩn quẩn ở quanh con hẻm nhỏ từ sáng đến tối. Bé thích đi qua những con phố dài, ngắm mọi người đi đường và cảm nhận niềm hạnh phúc của họ khi nâng niu bé trên tay. Bé thấy mình có ích với họ.
Sáng nay, nói đúng hơn là hai hôm nay. Bé bánh bao háo hức lắm. Lâu lắm rồi mẹ con bé mới lại dậy thật sớm như thế, mẹ mặc áo mưa đưa bé qua những con đường dài, đến các trường học, mẹ trao bé cho những bàn tay sĩ tử với một nụ cười ấm áp “Thi tốt nghen con”. Bé thấy sứ mệnh của mình trong những ngày này thật cao cả, bé giúp các bạn trẻ giữ được tinh thần tỉnh táo, cái bụng yên tĩnh, giúp họ hoàn thành những bài thi của mình. Một tương lai mới đang đợi họ. Bé thấy rất vui, mặc dù những người ấy chẳng bao giờ nhớ bé, nhưng đó là sứ mệnh của bé và bé hãnh diện vì điều ấy.
Bé chẳng biết bé đến với thành phố này như thế nào và ai là người đỡ đầu của bé. Bé chỉ nhớ họ hàng mình sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc từ thời của Gia Cát Lượng, thời đó người ta gọi bé là bánh màn thầu và bé trở thành món ăn chính trong nhiều gia đình ở miền Bắc Trung Quốc, tuy nhiên ở Miền Nam thì bé chỉ là món ăn khai vị hay trở thành món ăn vặt đường phố giống như bé đang ở Sài Gòn bây giờ.
Trước đây, con người bé rất đơn giản, bên ngoài là bột mì, bên trong có một ít thịt bằm sau đó được hấp chín có mùi thơm rất đặc trưng.
Ở Việt Nam, bé được chăm sóc kỹ hơn, không chỉ có thịt bằm mà còn có thêm mộc nhĩ, trứng cút, miến, hành…tất cả giúp bé mềm hơn, có vị béo và thơm tạo cảm giác rất ngon miệng cho mọi người.Bạn bé ở Hàn Quốc lại mang hương vị kim chi rất đặc trưng của đất nước này, ở Nhật Bản bạn bé lại có nhân đậu đen hay nhân thịt nướng pha trộn với cà rốt, hành tây đem lại vị ngậy, bạn ấy có cái tên rất hay nữa đấy: Nikuman.
Video đang HOT
Ở Sài Gòn, khi nhắc đến bé mọi người thường biết đến cái tên Cả Cần. Nó không trắng tinh giống chị em bé ở Trung Hoa mà có màu sẫm hơn vì không dùng chất tẩy trắng.Người đã tạo ra bánh bao Cả Cần ngày ấy là ông Trần Phấn Thắng, lấy danh tính của thân phụ ông là Cả Cần (Chức sắc trong thời Pháp thuộc) làm thương hiệu của món bánh bao do ông làm. Bánh bao Cả Cần thơm, bùi, ăn không bị dính răng. Nhân bánh làm hoàn toàn bằng thịt bằm không pha tạp cá và dầu mỡ như của người Hoa nên được rất nhiều người Sài Gòn yêu thích.
Bé đến Việt Nam cũng khá lâu rồi và bạn bè của bé ở đây cũng nhiều lắm. Hầu như trên các tuyến đường nào mọi người cũng có thể gặp bạn bè của bé đấy! Đôi khi mọi người sẽ bắt gặp những bạn bánh bao không có nhân, hay nhân làm bằng bắp cải hay các loại củ là các bạn bánh chay của bé. Tùy vào mỗi người sẽ chọn cho mình những khẩu vị riêng, nhưng bé tin rằng những người bạn của bé sẽ luôn mang lại sự hài lòng cho mọi người.
Mọi người thấy câu chuyện của bé có thú vị không? Bé có những người bạn còn thú vị hơn cơ, ngày mai bé sẽ kể cho mọi người nghe những câu chuyện của họ nhé! Hẹn gặp lại vào ngày mai!
Theo PNO
Thơm dẻo bánh cuốn trứng xứ Lạng
Xắn miếng bánh cuốn trứng nhúng vào bát nước dùng nóng hổi được ninh từ xương ống và thịt bằm, hành ngò, tiêu vừa béo vừa thơm để cảm nhận được vị ngon của bánh...
Nếu ai đã từng đến với xứ Lạng, được thưởng thức đủ thứ đặc sản nơi đây mà chưa thử qua món bánh cuốn trứng thì chưa trọn vị. Hương vị dẻo quánh của bánh cuốn quyện với vị ngậy thơm của trứng làm tôi vương vấn mãi, khác hẳn với tất cả những loại bánh cuốn mà tôi từng gặp.
Cũng từ nguyên liệu là bột gạo tráng nóng, mỏng tang, nhưng không dùng với chả nướng hay với giò lụa đưa đẩy, bánh cuốn trứng xứ Lạng đặc trưng bởi lớp nhân bánh bên trong và nước dùng được chế biến rất lạ vị.
Khi lớp bột bánh cuốn chín tới, người đầu bếp sẽ đập quả trứng gà vào giữa.
Để làm được vỏ bánh cuốn trắng trong và mềm mịn phải chọn được hạt gạo tẻ ngon và đều hạt . Sau đó, người ta đem xay thành bột rồi hòa với nước sao cho không quá loãng cũng không quá đặc bởi nếu pha bột hỏng sẽ làm cho vỏ bánh mất độ mềm dẻo.
Bánh cuốn trứng phải thưởng thức ngay khi còn nóng hổi mới ngon. Vì thế, khi thực khách ngồi bàn, người đầu bếp mới bắt đầu làm từng mẻ bánh. Thực khách vừa xuýt xoa cái lạnh, vừa được nhìn những người đầu bếp lật giở từng mẻ bánh rất vui mắt.
Một chiếc nồi khá lớn được căng vải mỏng bắc trên bếp than rực hồng. Đôi bàn tay thoăn thoắt của người đầu bếp múc từng gáo bột láng đều trên mặt vải, rồi nhanh chóng đậy nắp nồi lại đợi chừng một phút cho lớp bột được chín tới, rồi giở nắp vung đập vào giữa lớp bánh tròn một quả trứng gà.
Bánh cuốn trứng thởm dẻo và ngậy bùi.
Đóng nắp vung nồi hấp, chờ cho tới khi lòng trắng trứng đặc lại và dính vào mặt bánh, người đầu bếp dùng một chiếc đũa dẹp chia bánh thành hai phần, khéo léo lật giở, hất mép bánh cuộn lại ôm ấp lấy nhân trứng bên trong, trông rất đẹp mắt và bày ra đĩa, tưới thêm một lớp thịt nạc băm nhuyễn xào với hành ngò và lá mác mật (thứ lá rừng đặc trưng của Lạng Sơn).
Bánh cuốn trứng tráng xong lúc nào ăn ngay lúc đấy mới ngon, làn khói thơm ngậy bốc lên nghi ngút, bột bánh mềm, mỏng, trong suốt nhưng rất dai. Xắn miếng bánh cuốn trứng nhúng vào bát nước dùng nóng hổi được ninh từ xương ống và thịt bằm, hành ngò, tiêu vừa béo vừa thơm để cảm nhận được vị ngon của bánh.
Bánh cuốn trứng thưởng thức cùng nước chấm đúng kiểu mới ngon.
Với những người sành ăn, khi thưởng thức bánh cuốn trứng thường gắp thêm măng muối ớt chua cay, vài cọng giá và rau mùi, xì xụp để tận hưởng vị ngậy của trứng, dẻo của bánh cuốn, mặn ngọt của thịt, chua cay của măng muối mà thấy ngân nga sảng khoái.
Thật chẳng còn gì thú vị hơn, khi vừa được tận mắt chứng kiến cảnh tráng bánh nóng hổi trên bếp than hồng, vừa xuýt xoa cái lạnh và vừa thưởng thức thứ bánh nổi danh xứ Lạng.
Theo VNE
Xôi chiên rùm rụm - Đã miệng, vui tai Chuẩn bị những nguyên liệu sau: - 1 bát xôi trắng - 2 quả cà chua - 50gr thịt băm - Hành khô, tỏi (băm nhỏ) - 1 thìa sốt cà chua - 1 thìa bột ngô (hoặc bột năng) Đến phần hành động này:>:D Bước 1: - Nắm chặt xôi lại thành nắm tròn cho các hạt xôi dính chặt vào...