“Cất cánh”: Những câu chuyện từ nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19

Theo dõi VGT trên

Không chỉ có câu chuyện từ tuyến đầu chống dịch, “Cất cánh” còn có một cầu truyền hình giữa trường quay và gia đình để khán giả cùng lắng nghe những chia sẻ từ hậu phương của các bác sỹ.

Cất cánh: Những câu chuyện từ nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19 - Hình 1

Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp là một trong những diễn giả của chương trình. (Ảnh: BTC)

Với chủ đề “Món quà vô giá,” chương trình “Cất cánh” sẽ mang tới cho khán giả những thông tin khoa học, góc nhìn chuyên sâu cùng nhiều câu chuyện về nỗ lực của cán bộ ngành y trong “cuộc chiến” với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 (nCoV).

Chương trình sẽ được truyền hình trực tiếp vào tối 15/2 trên kênh VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam).

“Cất cánh” có sự tham gia của các diễn giả, khách mời bình luận: giáo sư- tiến sỹ Nguyễn Thanh Long (Thứ trưởng Bộ Y tế), bác sỹ Nguyễn Hồng Hà, y tá Nguyễn Thị Mến ( Bệnh viện Việt Pháp) và bác sỹ Nguyễn Trung Cấp (Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương).

Đại diện ban tổ chức cho rằng trước diễn biến khó lường của dịch bệnh COVID-19 (nCoV) và tình trạng tin giả (fake news) tràn lan trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận, sự nỗ lực của các y, bác sỹ, nhân viên y tế là chưa đủ để dập dịch, ổn định tinh thần cho người dân. Hiện nay, có một “cuộc chiến” khác trên không gian mạng để hạn chế tác động tiêu cực từ những tin giả được lan truyền.

“Bởi vậy, với những thông tin, câu chuyện từ các khách mời, ‘Cất cánh’ muốn góp phần vào công cuộc phòng dịch trên truyền thông, hạn chế tác động tiêu cực của thông tin chưa được kiểm chứng về dịch bệnh COVID-19 (nCoV) trên Internet,” đại diện êkíp sản xuất chương trình cho hay.

Không chỉ có những câu chuyện từ tuyến đầu chống dịch, “Cất cánh” còn có một cầu truyền hình đặc biệt giữa trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam và gia đình bác sỹ Nguyễn Trung Cấp để khán giả cùng lắng nghe những chia sẻ từ hậu phương của bác sỹ./.

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 7 giờ này 14/2, Việt Nam ghi nhận 16 trường hợp mắc bệnh COVID-2019 (nCoV).

Trên thế giới có tổng số 65.213 trường hợp mắc bệnh, trong đó tại Trung Quốc đại lục là 64.627 người. Tổng số trường hợp tử vong là 1.486 người, trong đó Trung Quốc đại lục có 1.483 người, Philippines có 1 người, Hong Kong có 1 người, Nhật Bản có 1 người.

Đến nay đã có 27 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài Trung Quốc đại lục) ghi nhận trường hợp mắc bệnh.

Video đang HOT

P. Mai

Theo Vietnamplus

Bác sỹ tuyến đầu chiến thắng đại dịch SARS: "Tôi chỉ góp phần nhỏ, đừng nhắc đến như người hùng"

Cách đây 17 năm (2003) Việt Nam và thế giới đã vượt qua đại dịch SARS trong bối cảnh cực kì căng thẳng tương tự đại dịch nCoV hiện nay.

Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (thời điểm năm 2003 là Viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện Bạch Mai) thời điểm đại dịch SARS chính là tuyến đầu phòng chống dịch ở Việt Nam.

Đối mặt với dịch trong cảnh thiếu thốn tứ bề

Dù 17 năm đã trôi qua kể từ ngày chiến đấu với dịch SARS nhưng bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (thời điểm năm 2003 ông đang là Trưởng khoa cấp cứu) vẫn nhớ như in từng dấu mốc thời gian, từng bệnh nhân được điều trị SARS tại đây.

Ngày 23/2/2003, ông Johny Chen, người Mỹ gốc Hồng Kông đến Việt Nam để làm việc với một nhà máy ở Hưng Yên, nhưng đang cư trú ở một khách sạn trên địa bàn Hà Nội thì ông Chen bị ốm, được lễ tân khách sạn đưa vào BV Việt Pháp vào ngày 26/2 với các biểu hiện nhiễm trùng suy hô hấp như ho, sốt, khó thở và các triệu chứng nặng như long cơ khớp, suy hô hấp nặng.

Bác sỹ tuyến đầu chiến thắng đại dịch SARS: Tôi chỉ góp phần nhỏ, đừng nhắc đến như người hùng - Hình 1

Các bác sĩ thăm khám một bệnh nhân mắc SARS tại Viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới (ảnh tư liệu)

Đầu tháng 3, bệnh nhân Chen phải đặt ống thở hỗ trợ, đáng nói, sau ca phẫu thuật này thì cả kíp bác sĩ, nhân viên y tế cùng thực hiện đều có biểu hiện nhiễm bệnh, thời điểm này ghi nhận 17 nhân viên y tế của BV Việt Pháp phát bệnh.

Ngày 8/3, bác sĩ Võ Văn Bản, thời điểm đó là Phó tổng giám đốc BV Việt Pháp đã tổ chức một cuộc hội chẩn nhỏ về dịch bệnh ở Việt Pháp. "Khi tôi vào Việt Pháp thì thấy không khí cách ly, chống dịch, nhân viên y tế đeo khẩu trang, các cửa đóng kín, không khí rất bí bách"- ông Hà nhớ lại.

Ngày 10/3, khi giao ban Khoa cấp cứu tại Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới có nói qua tình hình tại BV Việt Pháp, đồng thời cảnh báo sớm về khả năng lây lan trong thời gian tới, cần phải chuẩn bị tinh thần để tham gia điều trị, chống dịch.

Bác sỹ tuyến đầu chiến thắng đại dịch SARS: Tôi chỉ góp phần nhỏ, đừng nhắc đến như người hùng - Hình 2

Một bệnh nhân mắc SARS phải hỗ trợ thở máy tại Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới

"Thời điểm đó, tôi lo nhất là lây lan sang nhân viên y tế của bệnh viện, những người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân, trong khi trang bị phòng hộ tại thời điểm này rất thiếu thốn. Khẩu trang chuyên dụng không đủ, áo giấy phòng hộ, gang tay không có, máy trợ thở cũng chỉ có một vài cái..." - bác sĩ Hà cho hay.

Cũng trong ngày 10/3, BV Việt Pháp có cuộc trao đổi với nhiều chuyên gia gồm lãnh đạo BV Việt Pháp, bác sĩ Carlo Urbani (chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam chuyên về các bệnh truyền nhiễm đã đến tham khám cho bệnh nhân Chen), GS Trần Quỵ (thời điểm đó là Giám đốc BV Bạch Mai) bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, bác sĩ Nguyễn Đức Hiền (thời điểm đó là Phó Giám đốc Viện Lâm sàng các bệnh nhiệt đới).

Tại cuộc họp này, bác sĩ Carlo Urbani đề nghị, WHO thông báo tình hình dịch bệnh cho Bộ Y tế Việt Nam để phối hợp chống dịch và cần phải cảnh báo quốc tế. Ông Hà cho rằng, đây là một việc rất quan trọng trong khâu chống dịch.

Bác sỹ tuyến đầu chiến thắng đại dịch SARS: Tôi chỉ góp phần nhỏ, đừng nhắc đến như người hùng - Hình 3

Một kíp y, bác sĩ trực tiếp tham gia điều trị cho bệnh nhân SARS của Viên y học các bệnh nhiệt đới, thời điểm này trang phục bảo hộ đã được WHO và nhiều tổ chức y tế trên thế giới hỗ trợ

Ngay sau đó, một bản báo cáo đã được gửi đến Bộ Y tế cùng những kiến nghị để phòng, chống dịch.

Ngày 12/3 Bộ Y tế đã ngay lập tức đáp ứng và thành lập Ban chỉ đạo chống dịch, ngày 13/3 Ban chỉ đạo ra thông báo cho người dân đã từng tiếp xúc với bệnh nhân hoặc từng đến BV Việt Pháp thì đến khám sàng lọc.

Ngày 14/3 Viện Y học Lâm sàng các bệnh nhiệt đới tiếp nhận bệnh nhân đầu tiên là nữ nhân viên lễ tân khách sạn tên Phương nơi ông Chen cư trú. Một tuần sau, Viện đã tiếp nhận trên 10 ca vào điều trị.

Bác sỹ tuyến đầu chiến thắng đại dịch SARS: Tôi chỉ góp phần nhỏ, đừng nhắc đến như người hùng - Hình 4

"Khống chế thành công đại dịch SARS ở Việt Nam là sự nỗ lực của nhiều tập thể, cá nhân, đừng chỉ nhắc đến tôi như anh hùng"- bác sĩ Nguyễn Hồng Hà

Y tá, bác sĩ lần lượt qua đời vì bệnh

"Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới thời điểm đó được căng dây vàng xung quanh để cách ly. Đặc biệt, ngày 15/3 bệnh nhân Chen tử vong (tại Hồng Kông), ngày 18/3 y tá Nguyễn Thị Lượng, một trong những y tá trực tiếp chăm sóc ông Chen tử vong, ngày 20/3 bác sĩ người Pháp Jean Paul Derosier (người thực hiện phẫu thuật đặt ống thở cho ông Chen) tử vong khiến anh em trong Viện mang tâm lý hoang mang, lo sợ"- ông Hà nhớ lại.

Đặc biệt, mặc dù là những người trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc bệnh nhân nhiễm bệnh nhưng trang bị cho cán bộ y tế, bác sĩ không có đủ, khẩu trang ngoại khoa cũng không có phải đi xin chỗ này chỗ kia; áo giấy, găng tay cũng không có.

"Tôi còn nhớ rõ, vào thời điểm giữa tháng 3, cán bộ của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương sang Viện để lấy mẫu bệnh phẩm theo quy trình nhưng họ được trang bị rất đầy đủ như phi hành gia khiến anh em tâm tư lắm, cũng gặp tôi để bày tỏ.

Nghe tâm tư anh em mà tôi rớt nước mắt nhưng lực bất tòng tâm, lại động viên anh em cố gắng khắc phục hoàn cảnh. Khi nào vào phòng bệnh nhân thì dùng tạm áo vải mà bệnh viện phát cho người nhà bệnh nhân để khoác bên ngoài, đeo khẩu trang ngoại khoa cũng được... "- ông Hà chia sẻ.

Tuy vậy, rút kinh nghiệm tại BV Việt Pháp, tại Viện Lâm sàng các bệnh nhiệt đới ông Hà cho mở hết các cửa sổ, cửa ra vào để thông thoáng khí lưu thông. Và mặc dù chưa có kết luận hay cơ sở khoa học nào chứng minh việc này giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh nhưng tại thời điểm đó dù không được được trang bị, không bảo hộ đầy đủ nhưng không cán bộ nhân viên y tế nào bị nhiễm bệnh.

Ngày 28/3, Bộ Y tế đã ra quyết định chuyển toàn bộ bệnh nhân đang điều trị tại BV Việt Pháp sang chữa trị tại Viện Lâm sáng các bệnh nhiệt đới.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội, người Pháp gốc Việt 70 tuổi, bệnh đã chuyển rất nặng không thể chuyển đi nên tiếp tục để lại BV Việt Pháp và duy trì một kíp để điều trị. Nhưng đến ngày 5/4 thì bác sĩ Bội qua đời, ngay sau đó Bộ Y tế đã quyết định đóng cửa toàn bộ BV Việt Pháp đồng thời ngày 8/4 một đơn vị quân đội vào phun khử trùng, khử khuẩn toàn bộ bệnh viện này. "Đây là quyết định rất quan trọng, vì Bệnh viện Việt Pháp là một ổ dịch lớn, mọi nguồn bệnh đều từ đây ra".

Đến ngày 28/4, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới nào nên WHO đã công bố Việt Nam là quốc gia đầu tiên không chế thành công đại dịch SARS và ngày 2/5, 2 bệnh nhân cuối cùng của dịch SARS mới được xuất viện.

Trong câu chuyện chia sẻ, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà liên tục "nhắc nhở", việc khống chế thành công đại dịch SARS tại thời điểm ấy là tinh thần của cả một tập thể, từ sự vào cuộc nhanh và đầy trách nhiệm của Ban chỉ đạo chống dịch, Bộ Y tế đến BV Việt Pháp, Viện Lâm sàng các bệnh nhiệt đới đến các y bác sĩ trực tiếp tham gia điều trị cho bệnh nhân, rồi những "người thầm lặng" đi điều tra yếu tố dịch tễ của bệnh nhân để khoanh vùng, khoanh đối tượng.

Ông Hà nhắc đi nhắc lại trong câu chuyện "họ vất vả lắm, những người thầm lặng ở tuyến sau nhưng lại trực tiếp tiếp xúc với nguồn bệnh để có yếu tố dịch tễ đầy đủ. Họ là những chiến sĩ thầm lặng nhưng góp phần quan trọng trong công cuộc chống dịch. Chúng tôi chỉ là một phần nhỏ trong những tập thể, cá nhân ấy, đừng nhắc tới tôi như một người hùng...".

Theo anninhthudo

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

CSGT dùng xe đặc chủng kịp thời đưa bé trai 2 tháng tuổi đi cấp cứuCSGT dùng xe đặc chủng kịp thời đưa bé trai 2 tháng tuổi đi cấp cứu
07:34:22 18/12/2024
Ngâm chân bằng nước gừng hằng ngày giúp cải thiện sức khỏeNgâm chân bằng nước gừng hằng ngày giúp cải thiện sức khỏe
05:53:41 19/12/2024
Giảm cholesterol nhờ ăn nho thường xuyênGiảm cholesterol nhờ ăn nho thường xuyên
15:48:35 17/12/2024
Chớ dại hâm lại 3 loại đồ ăn này, nguy cơ rước độc vào ngườiChớ dại hâm lại 3 loại đồ ăn này, nguy cơ rước độc vào người
10:02:29 18/12/2024
Ung thư đại trực tràng gia tăng ở người dưới 50 tuổiUng thư đại trực tràng gia tăng ở người dưới 50 tuổi
05:43:27 18/12/2024
5 thói quen cần tránh trong mùa lạnh để không hại xương khớp5 thói quen cần tránh trong mùa lạnh để không hại xương khớp
11:42:35 18/12/2024
Vaccine ung thư có giúp ngăn mắc bệnh?Vaccine ung thư có giúp ngăn mắc bệnh?
09:08:11 18/12/2024
Vaccine chống ung thư của Nga dự kiến chính thức lưu hành đầu năm 2025Vaccine chống ung thư của Nga dự kiến chính thức lưu hành đầu năm 2025
15:45:10 17/12/2024

Tin đang nóng

Vụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chínhVụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chính
09:49:42 19/12/2024
Nan thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền GiangNan thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền Giang
11:45:26 19/12/2024
Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?
08:56:25 19/12/2024
Diễn biến vụ nghi phạm đốt quán 'Hát cho nhau nghe' làm 11 người tử vongDiễn biến vụ nghi phạm đốt quán 'Hát cho nhau nghe' làm 11 người tử vong
09:08:17 19/12/2024
Màn tái hợp khó hiểu của Diệp Lâm Anh và chồng cũ: Hương Giang có hành động chẳng ngờ, 1 sao nam Vbiz bị ném đá không thương tiếcMàn tái hợp khó hiểu của Diệp Lâm Anh và chồng cũ: Hương Giang có hành động chẳng ngờ, 1 sao nam Vbiz bị ném đá không thương tiếc
10:55:47 19/12/2024
Chú rể ngất xỉu vì lạnh, cô dâu lập tức hủy hônChú rể ngất xỉu vì lạnh, cô dâu lập tức hủy hôn
10:32:44 19/12/2024
Về hưu, mẹ vợ liền chuyển đến sống với vợ chồng tôi, đêm đầu tiên bà đưa cho chiếc túi gấm đỏ, bên trong chứa một thứ khiến tôi giật mìnhVề hưu, mẹ vợ liền chuyển đến sống với vợ chồng tôi, đêm đầu tiên bà đưa cho chiếc túi gấm đỏ, bên trong chứa một thứ khiến tôi giật mình
08:15:02 19/12/2024
Nữ thần gen Z lộ bộ mặt nham hiểm, khát hư danh đến mức lợi dụng Lưu Diệc Phi trắng trợnNữ thần gen Z lộ bộ mặt nham hiểm, khát hư danh đến mức lợi dụng Lưu Diệc Phi trắng trợn
10:47:57 19/12/2024

Tin mới nhất

Thủng nội tạng sau khi tự chữa đau lưng

Thủng nội tạng sau khi tự chữa đau lưng

14:11:50 19/12/2024
Trước đó, bệnh nhân bị đau cột sống thắt lưng mạn tính nên đã tự mua thuốc về điều trị, trong số thuốc đó có thành phần giảm đau dẫn đến tác dụng phụ lên dạ dày tá tràng và gây loét thủng.
Hoang mang vì 'ma trận' lời khuyên sức khỏe

Hoang mang vì 'ma trận' lời khuyên sức khỏe

14:09:57 19/12/2024
Theo chuyên gia, không thể phủ nhận vai trò của công nghệ thông tin trong việc phổ cập kiến thức y tế, truyền thông y tế đến người dân. Tuy nhiên, việc sử dụng các trang mạng xã hội hiện nay người dùng phải biết chọn lọc thông tin.
Huyết áp cao khi trời lạnh phải làm sao?

Huyết áp cao khi trời lạnh phải làm sao?

14:07:15 19/12/2024
Trong trường hợp huyết áp tăng và không phát hiện, xử trí kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong.
Công nghệ mRNA thúc đẩy cuộc cách mạng vaccine cá nhân hóa thế nào?

Công nghệ mRNA thúc đẩy cuộc cách mạng vaccine cá nhân hóa thế nào?

14:05:25 19/12/2024
Tám người trong số họ đáp ứng với vaccine và ba năm sau khi điều trị, sáu người trong số này vẫn chưa bị ung thư tái phát, hai người còn lại đã tái phát.
Chuyên gia nội tiết cảnh báo nguy cơ mỡ máu, tiểu đường từ đồ ăn vặt thường ngày

Chuyên gia nội tiết cảnh báo nguy cơ mỡ máu, tiểu đường từ đồ ăn vặt thường ngày

13:49:49 19/12/2024
Theo BS. Trang, ăn vặt không phải là xấu, nếu chúng ta biết cách kiểm soát và lựa chọn thực phẩm phù hợp. Bác sĩ khuyến cáo mỗi bữa ăn vặt chỉ nên cung cấp khoảng 200 Kcal và mọi người nên chú ý đến thành phần dinh dưỡng của các loại th...
Sốc nhiễm trùng, nhiễm độc nặng do thủng dạ dày tá tràng vì lạm dụng thuốc giảm đau

Sốc nhiễm trùng, nhiễm độc nặng do thủng dạ dày tá tràng vì lạm dụng thuốc giảm đau

13:44:39 19/12/2024
Ngay sau mổ, người bệnh được chuyển điều trị hồi sức tích cực để theo dõi tiếp sốc nhiễm trùng nhiễm độc nặng do viêm phúc mạc toàn thể vì thủng dạ dày tá tráng.
Nguy cơ tổn thương gan khi dùng ocaliva trị viêm đường mật nguyên phát

Nguy cơ tổn thương gan khi dùng ocaliva trị viêm đường mật nguyên phát

13:41:52 19/12/2024
Viêm đường mật nguyên phát (PBC) là tình trạng mạn tính và tiến triển gây viêm và cuối cùng là phá hủy các ống dẫn mật chạy qua gan. Nếu các ống dẫn mật không hoạt động, mật sẽ trào ngược vào gan, gây tổn thương gan, có thể dẫn đến xơ g...
5 thức uống vào mùa đông tốt cho xương

5 thức uống vào mùa đông tốt cho xương

13:21:18 19/12/2024
Sữa hạnh nhân là lựa chọn cho những người không dung nạp lactose hoặc theo chế độ ăn thuần chay. Loại sữa này thường được bổ sung canxi và vitamin D, hai dưỡng chất thiết yếu giúp duy trì mật độ xương.
Căn bệnh bí ẩn ở Cộng hòa Dân chủ Congo có phòng ngừa được không?

Căn bệnh bí ẩn ở Cộng hòa Dân chủ Congo có phòng ngừa được không?

13:18:43 19/12/2024
Khoảng 95% số ca tử vong tập trung ở khu vực châu Phi, nơi nhiều người có nguy cơ vẫn thiếu tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu để phòng ngừa, phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.
Táo đỏ sấy có 'thần thánh' như lời đồn, ai nên hạn chế?

Táo đỏ sấy có 'thần thánh' như lời đồn, ai nên hạn chế?

13:16:33 19/12/2024
Táo đỏ là loại trái cây có vị ngọt, có thể ăn tươi trực tiếp hoặc sấy khô để dùng làm món ăn nhẹ trong ngày hoặc ngâm với nước nóng dùng làm trà, trong đó loại táo đỏ sấy khô được ưa chuộng và dùng phổ biến hơn loại táo đỏ ăn tươi.
Phẫu thuật bé trai 5 tuổi bị lưỡi câu vướng vào mắt

Phẫu thuật bé trai 5 tuổi bị lưỡi câu vướng vào mắt

12:45:49 19/12/2024
Các bác sĩ tiến hành gây tê lấy dị vật ra khỏi mi cho bé và khâu vết thương. Sau phẫu thuật, sức khỏe của bệnh nhi ổn định, thị lực không bị ảnh hưởng.
Bé trai Đồng Nai nguy kịch vì vi khuẩn 'tử thần 24h'

Bé trai Đồng Nai nguy kịch vì vi khuẩn 'tử thần 24h'

10:17:56 19/12/2024
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai, bệnh nhi 12 tuổi chưa được tiêm vaccine phòng bệnh có thành phần não mô cầu. Trẻ khởi phát bệnh ngày 4/12 với các triệu chứng sốt, nôn ói, đau ngực, khó thở và đi ngoài nhiều lần.

Có thể bạn quan tâm

7 nam, nữ phê ma túy trong quán karaoke Ruby lúc rạng sáng

7 nam, nữ phê ma túy trong quán karaoke Ruby lúc rạng sáng

Pháp luật

14:17:37 19/12/2024
Thời điểm kiểm tra, tại phòng 301 cơ sở Ruby có 7 khách (3 nữ, 4 nam) đang thuê phòng hát karaoke. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên bàn có một tờ tiền polyme cuộn tròn dạng ống hút.
Mua nhà 15 năm thì bị phá dỡ, người phụ nữ được đền bù 14,6 tỷ đồng nhưng chủ cũ quay lại đòi chia tiền, toà tuyên bố: Chị phải trả cho họ một phần tài sản

Mua nhà 15 năm thì bị phá dỡ, người phụ nữ được đền bù 14,6 tỷ đồng nhưng chủ cũ quay lại đòi chia tiền, toà tuyên bố: Chị phải trả cho họ một phần tài sản

Netizen

14:01:41 19/12/2024
Năm 2003, vợ chồng chị Ngụy Tư Lệ ở Nội Mông, Trung Quốc, có ý định kinh doanh cho thuê nhà ở. Sau khi bàn bạc, 2 vợ chồng họ bắt đầu đi khắp nơi để tìm nhà cũ và mua lại.
Nhật Kim Anh tuổi 39: Biệt thự xa hoa, đời tư kín tiếng khi mang thai lần 2

Nhật Kim Anh tuổi 39: Biệt thự xa hoa, đời tư kín tiếng khi mang thai lần 2

Sao việt

13:52:09 19/12/2024
Nhật Kim Anh khép kín đời tư sau đổ vỡ hôn nhân. Nữ ca sĩ nói bản thân trở nên nhạy cảm hơn và không còn cưỡng cầu về tình yêu nam nữ.
Cục Điện ảnh từ chối cấp phép 15 phim nước ngoài, 1 phim Việt Nam

Cục Điện ảnh từ chối cấp phép 15 phim nước ngoài, 1 phim Việt Nam

Hậu trường phim

13:49:44 19/12/2024
Theo báo cáo của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), Cục Điện ảnh không cho phép phổ biến 15 phim truyện nước ngoài, 1 phim truyện Việt Nam trong năm qua.
Gia tài gần 700 triệu USD của vợ chồng Beckham

Gia tài gần 700 triệu USD của vợ chồng Beckham

Sao âu mỹ

13:43:58 19/12/2024
Trang Celebrity Net Worth cho hay, David Beckham kiếm được 50 triệu USD trong năm nay từ các hợp đồng quảng cáo và nhiều dự án kinh doanh.
Bức ảnh gây sốt mạng xã hội của "chị đẹp" Trương Bá Chi

Bức ảnh gây sốt mạng xã hội của "chị đẹp" Trương Bá Chi

Sao châu á

13:38:10 19/12/2024
Nhiều khán giả thừa nhận, vẻ ngoài của mỹ nhân Vô cực dường như không thay đổi bất chấp tuổi tác và việc cô đã qua nhiều lần sinh nở.
63 Anh Trai "chịu thua" trước 1 người

63 Anh Trai "chịu thua" trước 1 người

Nhạc việt

13:31:40 19/12/2024
Mới đây, YouNet Media - đơn vị truyền thông chuyên đo lường chỉ số thảo luận mạng xã hội vừa công bố danh sách SocialTrend Reply 2024.
Top 4 con giáp có sự nghiệp tốt nhất năm Ất Tỵ 2025

Top 4 con giáp có sự nghiệp tốt nhất năm Ất Tỵ 2025

Trắc nghiệm

13:30:41 19/12/2024
Đây là những con giáp được dự báo có sự nghiệp thuận lợi nhất năm 2025. Thời điểm tốt đẹp đang đến, 4 con giáp này ôm vàng gánh bạc về nhà trong tháng
Địa ngục độc thân trở lại mùa thứ 4

Địa ngục độc thân trở lại mùa thứ 4

Tv show

13:23:27 19/12/2024
Chương trình hẹn hò được yêu thích của Netflix sẽ quay trở lại vào tháng 1/2025. Nhà sản xuất hứa hẹn đây sẽ là mùa giải kịch tính nhất từ trước đến nay.
5 chiếc váy dáng dài nàng không thể thiếu dịp cuối năm

5 chiếc váy dáng dài nàng không thể thiếu dịp cuối năm

Thời trang

12:38:07 19/12/2024
Váy dáng dài dành cho nàng mặc khi đi làm công sở, dạo phố, đi sự kiện hoặc dự tiệc đều phù hợp. Những gợi ý váy dài qua gối mang đến hình ảnh lịch thiệp và chỉn chu đi cùng nét duyên dáng nữ tính đặc trưng của phái nữ.
Có màn ra mắt "trong mơ" trước T1 nhưng "biệt đội streamer" có thể tan rã vì bị Riot Games "bóp"

Có màn ra mắt "trong mơ" trước T1 nhưng "biệt đội streamer" có thể tan rã vì bị Riot Games "bóp"

Mọt game

11:54:13 19/12/2024
Trong vài tháng trở lại đây, cái tên Los Ratones đã nổi lên mạnh mẽ trong cộng đồng LMHT tại máy chủ Tây Âu. Lý do là bởi đội tuyển này có sự góp mặt của một loạt streamer, nhà sáng tạo nội dung danh tiếng