Cấp phát thuốc thiết yếu phòng bệnh sau mưa lũ
Bác sĩ hai miền Nam – Bắc đã khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 1.200 người dân để phòng và chữa bệnh sau mưa lũ
Bộ Y tế và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam vừa đưa hơn 100 bác sĩ của nhiều bệnh viện lớn đến khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho trên 1.200 người dân xã Mường Chiềng (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình), địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau mưa lũ.
Thăm khám miễn phí cho người dân sau mưa lũ
Theo đó, đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, cùng bác sĩ các bệnh viện: Việt Đức, Bạch Mai, Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) và các y bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ (TP HCM) đã khám bệnh cho người dân, trẻ em tại địa phương này, đồng thời tư vấn, nâng cao nhận thức về phòng bệnh, nhất là các bệnh sau mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 3.
Đây là lần đầu tiên người dân xã Mường Chiềng được đoàn cán bộ y tế có chuyên môn cao, trang thiết bị đầy đủ đến khám, tư vấn sức khỏe và phát thuốc miễn phí. Tổng trị giá đợt khám bệnh và tặng quà trong đợt này là hơn 1,8 tỉ đồng.
Video đang HOT
Theo Thứ trưởng Thuấn, qua khám bệnh cho bà con, các bác sĩ đã phát hiện nhiều trường hợp có dấu hiệu bướu cổ, xơ gan, gan nhiễm mỡ, sỏi thận, sỏi niệu quản, thoái hóa cột sống cổ, lưng, gối, đau dạ dày; nhiều ca viêm xoang, viêm tai giữa, thủng màng nhĩ… Các bác sĩ cũng phát hiện 2 trẻ bị rối loạn nhịp tim có chỉ định lên bệnh viện để kiểm tra, nhiều trường hợp rối loạn tiêu hóa, viêm phổi…
Bộ Y tế kêu gọi cộng đồng, doanh nghiệp cấp phát thuốc thiết yếu cho người dân
Nhằm chia sẻ, hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, những ngày qua Bộ Y tế đã tổ chức nhiều đợt khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân.
Đồng thời chỉ đạo sở y tế các địa phương nhanh chóng thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau bão lũ; phân bổ ngân sách hoặc sử dụng nguồn xã hội hóa để cấp phát thuốc thiết yếu phòng bệnh cho người dân vùng mưa lũ.
Với những dịch bệnh có thể bùng phát sau bão lũ, Bộ Y tế đã hướng dẫn các địa phương, lực lượng y tế dự phòng cấp phát thuốc thiết yếu như thuốc nhỏ mắt (phòng đau mắt đỏ), thuốc tiêu chảy (phòng bệnh đường tiêu hóa), sát trùng, băng bông cá nhân (sử dụng khi người dân bị thương), thuốc hạ sốt…
Bộ Y tế cho biết hiện nay các tỉnh miền Bắc chịu thiệt hại rất nặng nề, nguồn ngân sách cũng hạn hẹp, vì vậy rất cần sự chung tay của cộng đồng, các doanh nghiệp để cấp phát thuốc thiết yếu cho người dân.
Bộ Y tế hướng dẫn nguyên tắc phòng chống bệnh trong mùa mưa lũ
Mùa mưa lũ không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và vật trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển, gây bệnh cho con người.
Hiện nay, cả nước đang bước vào mùa mưa lũ của năm 2024. Đây là thời điểm phát sinh ô nhiễm, nguy cơ gây dịch bệnh. Hơn nữa, mưa lũ và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và vật trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển, gây bệnh cho con người. Những dịch bệnh thường xuất hiện trong mùa mưa lũ như: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết...
Bệnh ngoài da là một trong những căn bệnh phát sinh trong mùa mưa lũ - Ảnh: PV
Trước tình hình trên, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan, đơn vị và người dân chủ động tham gia thực hiện các biện pháp dự phòng để đảm bảo an toàn trước mùa mưa và khi xảy ra mưa lũ, ngập lụt; tìm hiểu thông tin và chủ động thực hiện khuyến cáo về các biện pháp giữ an toàn trong mưa lũ và ngập lụt, các biện pháp phòng chống tai nạn, dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa bão lũ của các cơ quan y tế và chính quyền.
Ngoài ra, Bộ Y tế khuyến cáo người dân lựa chọn và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh; thực hiện "ăn chín uống sôi"; thường xuyên rửa tay với xà phòng ; vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn; tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô... hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng; mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày.
Dọn dẹp thau rửa, bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế; thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đó; thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế; khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
Đối với các dịch bệnh thường gặp trong mùa mưa bão như: tiêu chảy do vi khuẩn E. coli, tả, lỵ, thương hàn, bệnh viêm gan A..., Bộ Y tế khuyến cáo người dân xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; đảm bảo đủ nước sạch cho ăn uống, sinh hoạt; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; xử lý tốt nguồn phân, chất thải, rác thải và xác động vật chết; uống hoặc tiêm vắc xin phòng bệnh khi có chỉ định đối với các bệnh đã có vắc xin.
Để phòng, chống bệnh đường hô hấp như: cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp... người dân cần giữ ấm khi thời tiết lạnh, nhất là trẻ em và người già; hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp; đảm bảo đủ dinh dưỡng; chẩn đoán và điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng và tử vong.
Đối với các bệnh về mắt như: đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ... người dân không rửa mặt hoặc tắm bằng nước bẩn; không để trẻ em tắm gội, chơi đùa với nước bẩn; rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; không dùng chung khăn mặt và chậu chung với người bị đau mắt đỏ; tra thuốc nhỏ mắt (Chloramphenicol 0,4% hoặc Argirol 1%) cho tất cả những người có nguy cơ tiếp xúc với nước bẩn; đồng thời chú ý diệt ruồi vì ruồi truyền bệnh đau mắt đỏ từ người bệnh sang người lành.
Đối với các bệnh ngoài da như: nấm chân, tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở, mụn nhọt... người dân không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn.
Nếu không có nước giếng đã được khử trùng thì phải đánh phèn hoặc lọc nước bằng cát; không mặc áo quần ẩm ướt; không bơi lội, tắm gội hoặc chơi đùa trong nước ngập vì nước rất bẩn, không chỉ gây bệnh ngoài da mà còn gây ra bệnh đường tiêu hóa do nuốt phải nước bẩn; hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng, nếu bắt buộc phải lội vào nước bẩn thì ngay sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, nhất là các kẽ ngón tay, ngón chân.
Căn bệnh thường gặp nhất ở mùa mưa chính là sốt xuất huyết. Để phòng chống căn bệnh này, người dân cần ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt kể cả ban ngày; diệt lăng quăng, bọ gậy, xử lý các dụng cụ chứa nước không cho muỗi đẻ trứng; phun hóa chất diệt muỗi ở các nơi có nguy cơ cao hoặc khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết. Khi bị sốt thì cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không được tự ý điều trị tại nhà.
Bệnh truyền nhiễm nào dễ bùng phát mùa bão, lũ? Trong và sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, rác, chất thải... theo dòng nước tràn nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Đại tá TS.BS Vũ Viết Sáng, Phó Viện trưởng Viện lâm sàng các bệnh truyền nhiễm kiêm Chủ nhiệm Khoa Bệnh lây đường hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội...