Cặp mai vàng “Tiên đồng – Ngọc nữ” đẹp cỡ nào mà có giá 2 tỷ đồng?
Cặp cây mai này có tuổi đời hàng trăm năm, với dáng thế đặc biệt khi đặt cạnh nhau. Chúng được đánh giá là đẹp nhất trong 10 cây mai vàng Yên Tử ở đất Đông Triều ( Quảng Ninh).
Vườn mai cổ thụ của anh Phan Hoàng (Đông Triều, Quảng Ninh) được giới chơi cây đánh giá là vườn mai độc đáo, quy tụ nhiều “cụ” mai có giá trị của núi rừng Yên Tử. Toàn bộ cây mai trong vườn được khai thác trong rừng sâu, trên núi cao.
Kể về thú chơi mai, vị đại gia cho biết, sưu tầm mai vàng Yên Tử cách đây 10 năm vì đây là loài cây của núi rừng Yên Tử. Nó được biết đến là loài hoa linh thiêng gắn với quá trình tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông và sự phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Chính vì vậy, tôi muốn nhân giống để giữ nguồn gen quý.
Cách chơi, sưu tầm của anh Hoàng cũng rất đặc biệt. Anh không sưu tầm những cây nhỏ mà anh sưu tầm những cây mai lớn, dáng quái. Trên những thân mai hàng trăm năm tuổi, anh nuôi những tay cành để tạo dáng thế cho cây nên giới chơi cây cảnh thường gọi anh là “ông vua” mai vàng Yên Tử.
Hiện tại trong vườn của anh Hoàng có khoảng 200 cây mai cổ thụ, trong đó cặp cây có tên “Tiên đồng – Ngọc nữ” có tuổi đời vài trăm năm, dáng thế gần như tương đồng, khi đặt cạnh nhau chúng tạo thành một cặp dáng chầu như một cặp đôi nam, nữ.
Theo anh Hoàng, đây là hai cây mai vàng Yên Tử rất già cỗi, tuổi đời lên đến vài trăm năm. Những cây già cỗi khi tưới nước vào cây, da (vỏ) cây sẽ nổi lên màu đồng rất đẹp. Do đã sống nhiều năm trên núi đá nên cả 2 cây có hình dáng rất đặc biệt, thân xù xì, nổi u cục nhưng lại uốn lượn rất đẹp.
Hai cây mai được khai thác cách nhau khoảng 2 tháng từ trên núi. Việc khai thác cây cổ thụ trên núi cao vô cùng khó khăn. Khi khai thác cây “Ngọc nữ”, người ta không nghĩ đưa được cây xuống núi vì phải vượt qua vài cây số đường rừng. Còn cây “Tiên đồng”, khi vận chuyển về cũng gặp trục trặc về xe cộ, mãi mới đưa về thành công, chủ nhân cặp mai quý cho biết.
Chiêm ngưỡng cặp mai cổ thụ trong top 10 cây mai đẹp nhất của đất thiêng Yên Tử:
Cặp đôi “Tiên đồng – Ngọc nữ” nếu đặt chầu vào nhau sẽ tạo thành một cặp rất đẹp, dáng thế tương đồng
Để có một cặp mai vàng Yên Tử cổ tụ tương đồng về dáng thế không phải đơn giản, mất nhiều năm mới sưu tầm được
Hai cây già nhưng lại không quá to, vanh gốc và thân khoảng 80-90cm, cây có độ ngả dài khoảng gần 2m
Giải thích về ý nghĩa của hai cây, anh Hoàng cho biết, cây “Ngọc nữ” rất dẻo, mặc dù bệ rễ vững chãi nhưng dáng lại nghiêng ngả như người phụ nữ dựa vào người đàn ông
Do sống dựa vào núi đá nhiều năm nên thân cây gấp khúc, uốn lượn rất đẹp. Vẻ đẹp thô ráp như vậy chỉ có thiên nhiên mới tạo được
Cây còn lại là “tiên đồng” với thân lớn vững chãi như bờ vai của người đàn ông
Thân cây già cỗi, mốc thếch. Khi tưới nước, màu da (vỏ cây) của cây nổi một màu đồng rất đẹp
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới, anh Hoàng cho biết
Mai vàng Yên tử phát triển rất chậm, việc ghép cành cũng phải mất 10 năm, thậm chí 20 năm mới có một tác phẩm đẹp
Theo chủ nhân tác phẩm, muốn nhân giống, giữ gìn nguồn gen quý hiếm của mai Yên Tử, loài hoa có giá trị kinh tế cũng như đời sống tâm linh
Giá trị cặp mai vàng Yên Tử khoảng 2 tỷ đồng
"Cụ" mai vàng Yên Tử 700 tuổi giá "triệu đô" của đại gia Quảng Ninh
Cây mai cổ được khai thác từ núi rừng Yên Tử có tuổi đời khoảng 700 năm, khi mới về nhà vườn sự sống chỉ còn khoảng 1%. Tuy nhiên, sau đó nó đã sống sót thần kỳ khiến nhiều người kinh ngạc.
Mai vàng Yên Tử "triệu đô" của đại gia Quảng Ninh
Chủ nhân của cây mai vàng Yên Tử số 1 Việt Nam là anh Phan Hoàng và anh Phạm Hữu Kiên (Đông Triều, Quảng Ninh). Tác phẩm được giới chơi cây cảnh đánh giá rất có giá trị bởi dáng thế, độ già và có một sức sống thần kỳ bởi cây tưởng như chết khô không thể sống nổi.
Tác phẩm mai vàng Yên Tử cổ thụ có tên "Thiên phúc Yên Tử" có tuổi đời khoảng 700 năm. Cây cao 1m, vanh (tròn) gốc gần 100cm, vanh thân gần 100cm
Theo anh Phan Hoàng, "cụ" mai được một nhóm người đi "săn mai" trong núi rừng Yên Tử tìm thấy cách đây 7 năm, khi đó cây đã có dấu hiệu chết nên họ không mang về. Một thời gian sau, có một đội khác lên thấy cây chết khô nên họ đẩy xuống suối. Sau hơn một tháng, đội thứ ba lên thấy tiếc vớt về bán lại cho một người chơi cây cảnh.
Dáng cây nhìn như một con quái thú vì từ gốc lên thân xù xì, gần như đã hóa thạch
Thân cây bè dẹt do sống dựa vào những vách núi nhiều năm, khi tưới nước vào cây, cây nổi lên một màu đồng rất đẹp
Khi mua cây, chủ nhân cũ cũng không hy vọng cây sống lại nhưng thấy cây rất đặc biệt nên mua. Tuy nhiên, khi đem cây trồng dưới đất, cây có dấu hiệu hồi sinh "do cây ngâm dưới lòng suối hơn một tháng nên cây sống lại. Tôi may mắn mua lại của chủ cũ đem về tạo tác", anh Hoàng nói.
Thân cây lớn nhưng lại có những khúc uốn rất dẻo - dáng trầu
Sau 6 năm tạo tác tay cành, cây đã có một dáng thế rất quái và kỳ thú. Cây được khai thác từ núi rừng nên tôi đặt cho cây với cái tên "Thiên phúc Yên Tử" có ý nghĩa là phúc đức trời ban cho núi rừng Yên Tử. Do thế cây quái mà mình lại muốn cây mềm mại chút nên trồng thêm 4 cây tử (cây con) có dáng thế gần tương tự dưới gốc nên cây cũng có thể gọi với cái tên "Tứ tử quái Mẫu" với ý nghĩa người mẹ bao bọc cho đàn con.
Bên dưới gốc cây có 4 cây tử (cây nhỏ) có dáng thế tương tự tượng trưng cho những người con được người mẹ che chở
Trên cây, chủ nhân còn ký một ít lan vảy rồng cho phù hợp với ý nghĩa của cây
Theo chủ nhân của tác phẩm, cây quý ở chỗ , gần như sức sống không còn khi về đến nhà vườn nhưng "cụ" đã sống sót một cách kỳ diệu. Toàn bộ thân cây như hóa đá chứng tỏ cây nhiều năm tuổi, thân cây bè dẹt do sống dựa vào núi đá.
Toàn bộ thân cây như hóa đá chứng tỏ cây nhiều năm tuổi
Tay cành đang trong quá trình hoàn thiện "nuôi tay cành phải mất 7 -8 năm mới hoàn thiện do nó sinh trưởng rất chậm", anh Kiên cho biết
Nói về giá trị nghệ thuật, anh Phạm Hữu Kiên cho rằng, cây có giá trị nghệ thuật rất cao do thiên nhiên tạo tác chứ con người không thể làm được. Mình chỉ trồng thêm những cây nhỏ và tạo tác thêm tay cành cho cây thêm sức sống. Về giá trị kinh tế thực sự nó "vô giá". Hiện tại cây đang trong quá trình hoàn thiện nên nhà vườn chưa có ý định bán.
Nói về giá trị của cây, anh Kiên chia sẻ: "Chưa có ý định bán bởi nó không giống sanh, si, đa, đề. Tác phẩm này không để thuần kinh doanh mà ai muốn mua phải hiểu ý nghĩa của tác phẩm. Hiện tại nếu chuyển nhượng giá của cây cũng phải nhiều tỷ đồng".
Chủ nhân cây mai vàng "khủng" ở làng mai Phước Định giá 3,8 tỷ đồng là ai? Một đại gia ở Tây Đô vừa bỏ ra 3,8 tỷ đồng để mua một cây mai vàng được cho là siêu "khủng" nhất làng mai vàng Phước Định (xã Bình Hoà Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long). Ngày 26/7, anh H.T.T., ngụ xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long cho biết, cây mai vàng được cho là siêu...