Cặp đôi tử vong sau khi ăn dưa muối vì độc tố nguy hiểm có trong không ít thực phẩm
Hai đứa trẻ được tìm thấy còn sống bên cạnh xác cha mẹ đã chết 3 ngày sau khi ăn dưa muối bị nhiễm độc tố.
Một bé gái 5 tuổi và một bé trai 1 tuổi được phát hiện đã sống cạnh xác cha mẹ suốt 3 ngày sau khi người thân của gia đình không thể liên lạc với họ.
Cặp đôi Alexander (30 tuổi) và Viktoria Yakunin (25 tuổi), được xem là cặp đôi hoàn hảo, được mọi người yêu quý. Tuy nhiên gần đây họ lại bỏ lỡ một buổi họp mặt gia đình và khi người thân gọi điện tới thì bất ngờ con gái của cặp đôi trả lời điện thoại.
Điều kinh hãi hơn là khi đứa trẻ nói rằng cha mẹ đã “ngủ” rất lâu mà không thức dậy và còn nói thêm rằng “toàn bộ cơ thể của người cha đã chuyển sang màu đen”.
Cặp vợ chồng đã tử vong và được phát hiện đã chết sau 3 ngày.
Chị gái của Alexander, Natalia Bakulina, 36 tuổi, ngay sau cuộc điện thoại đã vội vã tới nhà của cặp đôi và phát hiện cả hai đã chết trên giường.
“Tôi chạy vào nhà và thấy cảnh tượng kinh hãi. Tôi lập tức ngã khuỵu và hét lên”, cô Bakulina nói. Cô Bakulina ngay lập tức đã gọi cảnh sát và dịch vụ cấp cứu, sau đó mặc quần áo cho bọn trẻ và đưa chúng ra khỏi căn hộ ở làng Bolshoye Kuzyomkino, thuộc quận Kingisepp (Nga).
Trang tin 78.ru cho biết ngộ độc thực phẩm được nghi ngờ là nguyên nhân dẫn đến cái chết. Được biết trước đó vợ chồng anh Yakunin đã được bà ngoại cho một lọ dưa muối chua tự làm vào ngày hôm trước. Nó đã được tìm thấy trong nhà bếp của gia đình.
Nguyên nhân tử vong nghi là do ăn thực phẩm muối chua tự làm đã bị nhiễm độc tố botulinum.
Người ta nghi ngờ rằng độc tố botulinum từ dưa muối là nguyên nhân gây tử vong. Chất độc gây tê liệt và thậm chí tử vong do suy hô hấp.
Hàng xóm Mikhail Khomchenko loại trừ khả năng cặp đôi ngộ độc rượu vì cặp đôi không uống rượu. Những đứa trẻ đáng thương hiện đang được ông bà nội chăm sóc.
Độc tố botulinum là gì?
Video đang HOT
Độc tố botulinum được tạo ra bởi Clostridium botulinum, một loại vi khuẩn kỵ khí gram dương. Độc tố botulinum là chất độc thần kinh cực mạnh, tuy nhiên nhanh chóng bị phá hủy ở 100 độ C, do đó ngộ độc không xảy ra khi ăn thực phẩm mới nấu chín.
Theo WHO, ngộ độc do độc tố botulinum có các biểu hiện đặc trưng là tình trạng tê liệt, liệt mềm, liệt đối xứng hai bên, lan xuống bắt đầu từ vùng đầu xuống chân, có thể gây suy hô hấp.
Các triệu chứng ban đầu bao gồm mệt mỏi, suy nhược và chóng mặt rõ rệt, sau đó thường là mờ mắt, khô miệng và khó nuốt và nói. Nôn mửa, tiêu chảy, táo bón và sưng bụng cũng có thể xảy ra. Bệnh có thể tiến triển thành yếu ở cổ và cánh tay, sau đó các cơ hô hấp và cơ vùng hạ vị bị ảnh hưởng. Bệnh nhân thường không sốt và không mất ý thức.
Các triệu chứng không phải do vi khuẩn tự gây ra, mà do độc tố do vi khuẩn tạo ra. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 12 đến 36 giờ (trong phạm vi tối thiểu và tối đa từ 4 giờ đến 8 ngày) sau khi tiếp xúc. Tỷ lệ ngộ độc thấp, nhưng tỷ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán kịp thời và điều trị thích hợp, ngay lập tức. Bệnh có thể gây tử vong trong 5% đến 10% trường hợp.
Tuy nhiên, đây là loại ngộ độc đặc biệt, xảy ra không thường xuyên.
Những nguyên nhân có thể gây ngộ độc độc tố botulinum
Thực phẩm
C. botulinum là một vi khuẩn kỵ khí, có nghĩa là nó chỉ có thể phát triển trong điều kiện không có oxy. Bệnh ngộ độc thực phẩm xảy ra khi C. botulinum phát triển và tạo ra độc tố trong thực phẩm trước khi tiêu thụ. C. botulinum tạo ra bào tử và chúng tồn tại rộng rãi trong môi trường bao gồm đất, sông và nước biển.
Độc tố botulinum đã được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm các loại rau được bảo quản bằng axit thấp, chẳng hạn như đậu xanh, rau bina, nấm và củ cải đường; cá bao gồm cá ngừ đóng hộp, cá lên men, ướp muối và hun khói; và các sản phẩm thịt, chẳng hạn như giăm bông và xúc xích.
Mặc dù bào tử của C. botulinum có khả năng chịu nhiệt, nhưng độc tố do vi khuẩn sinh ra từ bào tử phát triển trong điều kiện yếm khí sẽ bị tiêu diệt bằng cách đun sôi (ví dụ, ở nhiệt độ bên trong lớn hơn 85C trong 5 phút hoặc lâu hơn). Do đó, thực phẩm ăn liền trong bao bì ít oxy thường liên quan đến các trường hợp ngộ độc thực phẩm.
Những thực phẩm lên men yếm khí nếu không đảm bảo có thể bị nhiễm C. botulinum.
Vết thương
Vết thương nhiễm vi khuẩn C. botulinum sẽ tiết độc tố vào máu từ các vết thương hở. Bệnh ngộ độc botulinum thông qua vết thương rất hiếm và xảy ra khi bào tử dính vào vết thương hở và có khả năng sinh sản trong môi trường yếm khí. Các triệu chứng tương tự như ngộ độc thực phẩm, nhưng có thể mất đến 2 tuần để xuất hiện. Dạng bệnh này có liên quan đến việc lạm dụng chất kích thích, đặc biệt là khi tiêm chích ma túy.
Ngộ độc đường hô hấp
Ngộ độc do hít phải rất hiếm và không xảy ra một cách tự nhiên, ví dụ như nó liên quan đến các sự kiện ngẫu nhiên hoặc cố ý (chẳng hạn như khủng bố sinh học) dẫn đến giải phóng các chất độc trong bình xịt. Chứng ngộ độc botulinum thông qua đường hô hấp có dấu hiệu lâm sàng tương tự như chứng ngộ độc do thực phẩm.
Liều gây chết trung bình cho con người được ước tính là 2 nanogram độc tố botulinum trên mỗi kg trọng lượng cơ thể, cao hơn khoảng 3 lần so với các trường hợp lây qua thực phẩm.
Sau khi hít phải chất độc, các triệu chứng sẽ xuất hiện trong khoảng từ 1 đến 3 ngày, với thời gian khởi phát lâu hơn đối với mức độ nhiễm độc thấp hơn. Các triệu chứng diễn ra theo cách tương tự như ăn phải độc tố botulinum và đỉnh điểm là tê liệt cơ và suy hô hấp.
Một số trường hợp hiếm hoi người được phát hiện bị nhiễm độc tố Botulinum do sử dụng mỹ phẩm chứa Botox không phù hợp.
"Mẹo" phòng tránh ngộ độc botulinum trong thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum thường do ăn uống các thực phẩm có sẵn độc tố botulinum do các chủng vi khuẩn Clostridium sinh ra.
Để phòng, tránh ngộ độc botulinum, tại quyết định ban hành Hướng dẫn tạm thời chẩn đoán, điều trị ngộ độc botulinum do Bộ Y tế mới ban hành đã đưa ra những cách phòng, tránh ngộ độc đối với người tiêu dùng.
Cụ thể, Bộ Y tế cảnh báo người tiêu dùng cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận.
Đồng thời, thận trọng với các thực phẩm đóng kín như trên nhưng có mùi hoặc màu sắc thay đổi, hoặc có vị thay đổi khác thường (ví dụ sữa chua nhưng không còn vị chua bình thường).
Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá (chỉ có nhiệt độ đông đá mới làm vi khuẩn ngừng phát triển và không sinh độc tố).
Bên cạnh đó, ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín vì nấu chín sẽ phá hủy độc tố botulinum (nếu không may có trong thực phẩm).
Tại Hướng dẫn tạm thời chẩn đoán, điều trị ngộ độc botulinum của Bộ Y tế cũng nêu rõ: Ngộ độc thực phẩm do độ tố botulinum thường do ăn uống các thực phẩm có sẵn độc tố botulinum do các chủng vi khuan Clostridium sinh ra.
Bệnh cảnh chính là liệt ngoại biên đối xứng hai bên kiểu lan xuống, liệt toàn bộ các cơ với các mức độ khác nhau, người bệnh vẫn tỉnh táo, không có rối loạn cảm giác. Ngộ độc nặng dẫn tới liệt cơ hô hấp, suy hô hấp có thể tử vong. Liệt nặng nề kéo dài dẫn tới nhiều biến chứng.
Ngộ độc xảy ra không thường xuyên, có thể thành vụ với nhiều người bị ngộ độc. Có các trường hợp ngộ độc riêng lẻ, không rõ yếu tố dịch tễ, diễn biến nhanh, không thể khai thác bệnh cảnh đặc trưng, dẫn tới dễ bỏ sót hoặc nhầm với nhiều bệnh khác.
Khi sản phẩm đóng hộp đã không còn mùi, vị, màu sắc mọi người không nên sử dụng.
Các nhân viên y tế cần nâng cảnh giác khai thác bệnh sử, đưa vào chẩn đoán phân biệt đặc biệt với các tình trạng liệt ngoại biên, qua đó giúp chẩn đoán và điều trị sớm, dùng thuốc giải độc sớm nhất giúp cải thiện tình trạng ngộ độc.
Loại thực phẩm gây ngộ độc cổ điển là thịt hộp (do đó vi khuẩn gây bệnh được gọi là vi khuẩn độc thịt). Tuy nhiên các vụ ngộ độc trên thế giới cho thấy tất cả các loại thực phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản,... được sản xuất không đảm bảo và đóng gói kín (ví dụ đồ hộp, can, lon, chai, lọ, bao, túi, gói) cùng với môi trường bảo quản bên trong không đảm bảo dẫn tới bào tử phát triển thành vi khuẩn và sinh ngoại độc tố gây ngộ độc.
Phổ biến là thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo. Có thể gặp các trường hợp ngộ độc với sản phẩm sản xuất công nghiệp và ăn tại các nhà hàng.
Xu hướng ngộ độc tăng lên trên thế giới do trào lưu sử dụng túi hút khí chứa đụng thực phẩm, bảo quản thực phẩm không đảm bảo, sử dụng tủ lạnh không đúng, đun lại không đủ chín trước ăn.
Ngộ độc do độc tố botulinium là ngộ độc nặng, tỷ lệ tử vong cao, thời gian liệt kéo dài, thời gian thở máy cần trung bình khoảng 2 tháng sau đó mới có thể cai thở máy. Tuy nhiên, bệnh nhân cần nhiều tháng để hồi phục. Biến chứng chính là nhiễm trùng bệnh viện, đặc biệt viêm phổi và các biến chứng của thở máy. Các biến chứng do bất động, nằm kéo dài, loét; liệt ruột, táo bón, trào ngược, sặc phổi.
Liên quan đến điều trị cho bệnh nhân bị ngộ độc botulinum, ngày 8-8 Tổ chức Y tế thế giới đã tài trợ khẩn cấp cho Việt Nam 10 liều thuốc kháng độc tố botulinium.
PGS-TS-Bác sỹ Trần Thị Giáng Hương, Giám đốc Các chương trình Kiểm soát bệnh tật, kiêm Giám đốc Các chương trình Y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương cho biết, số thuốc này được chuyển đến Việt Nam trong chuyến bay ngày 8-9 từ kho dự trữ thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới tại Geneva, Thụy Sỹ về Hà Nội và được bảo quản trong điều kiện đặc biệt.
10 liều thuốc nêu trên dự kiến sẽ được dùng để điều trị cho các bệnh nhân trong tình trạng hiểm nghèo tại các bệnh viện ở Việt Nam. BV Bạch Mai được Bộ Y tế chỉ định là đơn vị tiếp nhận số thuốc này và sẽ vận chuyển cho các đơn vị y tế khác theo nhu cầu thực tế của việc điều trị bệnh nhân-PGS-TS. Giáng Hương thông tin.
Dưới sự chỉ đạo của Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, các Vụ, Cục của Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Khám chữa bệnh và Vụ Kế hoạch Tài chính) đã phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới để giải quyết các thủ tục cần thiết trong việc tiếp nhận số thuốc nêu trên.
Trước đó, Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Hà Nội cũng đã tài trợ và hỗ trợ cho BV Bạch Mai trong việc vận chuyển và tiếp nhận 2 liều kháng độc tố Botulinum từ Thái Lan về để điều trị cho bệnh nhân tại BV Bạch Mai.
[ẢNH] Những thực phẩm "đại kỵ" mà bệnh nhân đau dạ dày nên tránh Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến, xảy ra ở nhiều đối tượng ở các độ tuổi khác nhau. Người bị đau dạ dày không nên ăn uống tùy tiện, nếu không bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn. Đồ ăn cay nóng, thực phẩm lên men, rượu, bia hay cafe... là những thực phẩm mà bệnh nhân bị đau dạ dày...