Cặp chị em sinh đôi giành học bổng trường top đầu Israel
Yêu thích khoa học, chị em sinh đôi Lê Mỹ Nhi và Lê Xuân Nhi đã nhận học bổng 15.000 USD từ trường đại học hàng đầu Israel Technion nhờ chiến thắng cuộc thi chế tạo máy quốc tế của trường.
Chị em Nhi đều là học sinh chuyên Anh Trường THPT Lê Hồng Phong, TP Hồ Chí Minh. Với 6 người bạn cùng khóa, các em lập nhóm chế tạo máy để tham gia cuộc thi Rube Goldberg do trường Đại học Technion tổ chức, dành cho học sinh trung học khắp thế giới. Vượt qua các đội thi, nhóm đã giành giải Nhất mùa năm 2019, được cấp học bổng sang Israel học đại học.
Chị em Mỹ Nhi – Xuân Nhi
Cuộc thi Rube Goldberg hàng năm dành cho học sinh lớp 10-12. Mỗi năm chương trình ra một chủ đề để các nhóm dự thi chế tạo những cỗ máy đơn giản minh họa cho các định luật vật lý. Chủ đề của năm 2019 là chế tạo máy liên hoàn mô tả thuyết Tương đối của Albert Einstein.
Nữ sinh chuyên Anh theo học ngành Cơ khí
“Tìm hiểu về thuyết Tương đối qua mạng Coursera và sách vở, nhóm đã sử dụng các vật liệu cơ bản như bìa, ống nhựa, cốc giấy, các vật dụng tái chế từ gia đình. Để sáng tạo được những phần đó, chúng em quan sát các vật dụng quanh nhà/lớp học và tìm cách kết hợp với kiến thức về thuyết Tương đối”, Xuân Nhi cho biết.
Tham gia các dự án STEAM và câu lạc bộ Khoa học tại trường cấp 3 hai chị em được truyền nhiều cảm hứng và đam mê khoa học, dù không chuyên về tự nhiên.
Tập hợp từ nhiều lớp học, nhóm gặp nhiều khó khăn để hoạt động chung, thảo luận trực tiếp. Các em phải thảo luận online, rồi chỉ tận dụng cuối tuần gặp nhau để dựng máy, với sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh. Dù tất cả đều đạt học bổng, nhưng định hướng riêng khiến chỉ còn chị em Nhi quyết định lên đường.
Nhóm học sinh của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) đạt giải nhất cuộc thi chế tạo Rube Goldberg của trường Technion năm 2019
Video đang HOT
Hai chị em sẽ học ngành Kỹ thuật cơ khí, khoa Quốc tế, Trường Đại học Technion.
“Chúng em không nghĩ rằng môn chuyên/môn mình giỏi ở cấp 3 sẽ quyết định ngành mình học ở cấp đại học cũng như nghề nghiệp mình chọn sau này, mà tùy thuộc vào sự hứng thú và những giá trị mà mỗi cá nhân muốn theo đuổi”.
Cả hai đã tìm hiểu trước về trường và về Israel để ra quyết định nhận học bổng theo học đại học tại đây. Khóa học hoàn toàn bằng tiếng Anh. Dù ban đầu gia đình lo lắng vì tin tức liên quan đến Israel trên báo đài, nhung khi tìm hiểu kỹ, hai chị em biết Israel có an ninh tốt cho sinh viên quốc tế.
Theo “Song Nhi”, Israel là nước sáng tạo về công nghệ, nghĩ ra những giải pháp về nông nghiệp trong môi trường khắc nghiệt với hệ thống tưới nhỏ giọt, có nhiều nhà máy lọc nước biển; phát minh ra USB, và có nhiều nhà khoa học được trao giải Nobel.
Israel là minh chứng cho việc vượt qua thách thức bằng những giải pháp thông minh, sáng tạo, dù có quy mô dân số nhỏ và ít tài nguyên thiên nhiên. Hai nữ sinh rất thích sự thẳng tính của người Israel, sự chú trọng việc giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả, chứ không để sự e dè, cả nể cản trở.
Vì thế, hai chị em dự định sang Israel sẽ tiếp tục học hỏi thêm về ứng dụng khoa học công nghệ, giúp cải thiện chất lượng sống và bảo vệ, gìn giữ những giá trị từ thiên nhiên.
Trường Đại học Technion của Israel hình thành cách đây tròn 110 năm.
Qua hơn 1 thế kỷ, Technion đã là đầu tàu của khoa học công nghệ, là nơi đào tạo nhân sự cho những công ty khởi nghiệp hàng đầu, góp phần tạo nên thương hiệu Quốc gia Khởi nghiệp cho Israel. Technion đã có 4 người được trao giải Nobel.
Trong những năm gần đây, đã có một số học sinh Việt Nam được trao học bổng danh giá để theo học tại Technion.
Nữ sinh 19 tuổi giành học bổng du học Mỹ
Mặc dù mới 19 tuổi nhưng Ánh Tuyết đã viết 2 bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc tế. Nhờ có thành tích xuất sắc, nữ sinh nhận được học bổng toàn phần tại Đại học Minerva (Mỹ).
Ánh Tuyết khi học THPT đã là nhà sáng lập của Road to Fulbright University Vietnam.
Vươn lên trong cuộc sống
Nguyễn Thị Ánh Tuyết, cựu học sinh chuyên Anh, Trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh (tỉnh Đắk Nông) sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông. Bố mẹ Tuyết tần tảo sớm hôm để lo cho 3 chị em Ánh Tuyết ăn học. Hiểu được sự khó khăn của gia đình, Ánh Tuyết luôn cố gắng trong học tập để đạt được học bổng, đỡ đần bố mẹ.
Sau khi tốt nghiệp THPT, nhờ thành tích học tập xuất sắc của mình, Ánh Tuyết nhận được học bổng tại Trường Đại học Kinh tế TPHCM. Tuy nhiên, kết thúc học kỳ I, em nhận được học bổng toàn phần tại Đại học Minerva (Mỹ) nên quyết định dừng việc học tập tại Việt Nam.
Ánh Tuyết chia sẻ: Là học sinh chuyên Anh, em thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội và làm quen với du học sinh Việt Nam đang theo học tại Đại học New York Abu Dhabi (UAE).
Tháng 4/2020, được một người bạn giới thiệu, Ánh Tuyết biết đến nhóm giáo sư đang thực hiện dự án nghiên cứu về Covid-19 cần tuyển trợ lý là sinh viên, thạc sĩ cùng thực hiện nghiên cứu.
Mặc dù đang học lớp 12 nhưng Tuyết đã viết thư cho nhóm nghiên cứu bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình. May mắn, sau một thời gian Tuyết được nhận làm trợ lý và niềm đam mê nghiên cứu khoa học cũng bắt đầu từ đây. Trong quá trình làm trợ lý, Tuyết có thêm nhiều kinh nghiệm và được định hướng trong việc nghiên cứu khoa học.
Đến tháng 10/2020, Ánh Tuyết nghiên cứu độc lập, sau đó 2 tháng có bài báo khoa học đầu tiên "Đặc khu kinh tế về truyền thông Twofour54: Thúc đẩy ngành truyền thông ở quốc gia kiểm duyệt cao".
Sau đó, nữ sinh trường chuyên tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành tác phẩm thứ 2 trong 20 ngày. Bài báo khoa học này, Ánh Tuyết và 1 sinh viên đồng tác giả "Nghiên cứu sơ bộ về thái độ xã hội đối với sự tham gia của trí tuệ nhân tạo vào giáo dục kiến thức Thiên Chúa giáo ở Việt Nam: Thúc đẩy công nghệ trí tuệ nhân tạo cho giáo dục tôn giáo".
Ánh Tuyết cho hay: Khi gửi bài báo thứ 2, em khá lo lắng vì chưa nhận được phản hồi. Tuy nhiên, sau gần 50 ngày, bài báo của nữ sinh 18 tuổi được xuất bản. Bởi vấn đề nghiên cứu của Tuyết rất mới nên phải mời thêm 3 giáo sư để xem xét.
Khi đang học 12, Ánh Tuyết (bên trái) đã có 2 bài báo được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế.
Đưa nghiên cứu khoa học đến gần mọi người
2 bài viết được đăng tải, Ánh Tuyết là tác giả nhỏ tuổi nhất trong lịch sử của 2 tạp chí khoa học quốc tế là Religions (thuộc Scopus Q1) và tạp chí Journal of legal, Ethical and Regulatory Issues (thuộc Scopus Q2).
Ánh Tuyết cho hay, vào năm 2019 em đã biết đến Trường Đại học Minerva (Mỹ). Khi đó em rất yêu thích và mong muốn sau này được học tập tại trường. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu thì tỉ lệ chấp thuận của trường quá thấp khiến em hơi e ngại. Nhưng sau một thời gian tích lũy kiến thức và trải nghiệm, em quyết định tham gia kì thi đánh giá ứng viên. Sau 8 ngày nộp hồ sơ, Ánh Tuyết nhận được giấy báo trúng tuyển của Đại học Minerva.
Nữ sinh tâm sự, khi em quyết định sang Mỹ để học ngành kinh tế, bố mẹ cũng khá bất ngờ, xen lẫn lo lắng. Bởi sức khoẻ của em khá yếu. Bên cạnh đó, hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ lo cho Ánh Tuyết một thân, một mình bên nước bạn.
Tháng 8 này Tuyết sang Mỹ để học năm đầu tiên. 3 năm sau đó em sẽ theo học tại 6 quốc gia khác nhau. Để chuẩn bị hành trang và trau dồi thêm học thuật trước khi du học, Ánh Tuyết đang làm việc tại một công ty về giáo dục tại TPHCM.
"Hiện em cố gắng ăn uống để có sức khoẻ tốt nhất khi đi du học. Bên cạnh đó, em cũng dành nhiều thời gian hơn cho gia đình mình, để bố mẹ bớt lo lắng. Bên cạnh đó, em đang triển khai một dự án, đào tạo ra những người dẫn đầu. Khi đó, mỗi người dẫn đầu sẽ tạo ra một dự án khác nhau, sẽ có sức ảnh hưởng lớn hơn để có thể giúp đỡ nhiều học sinh khó khăn", Ánh Tuyết chia sẻ.
Nói về mục tiêu sắp tới của mình, Ánh Tuyết cho biết: Sau khi hoàn thành chương trình đại học, em dự định trở thành nghiên cứu sinh và tham gia vào lĩnh vực kinh tế. Bên cạnh đó, em tiếp tục học thêm khoảng 6 năm hoàn thành tiến sĩ.
"Khi còn ngồi trên ghế nhà trường em mong muốn mình trở thành giáo viên để dạy học, hỗ trợ cho các em học sinh. Tuy nhiên, sau khi học xong đại học tại Mỹ em sẽ tiếp tục học lên tiến sĩ kinh tế. Khi đó em có thể triển khai các dự án đến nhiều khu vực khác nhau. Có thể hỗ trợ nhiều học sinh, sinh viên tiếp cận gần hơn với nghiên cứu khoa học. Bởi em mong muốn mọi người đều có thể đọc, hiểu và ứng dụng thực tế từ nghiên cứu khoa học", Ánh Tuyết chia sẻ.
Cô Nguyễn Thị Phượng - giáo viên chủ nhiệm của Ánh Tuyết tại Trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh nhận xét: Ánh Tuyết là học sinh giỏi và luôn cố gắng, nỗ lực trong học tập. Nhờ thành tích học tập xuất sắc, trong 3 năm học THPT Ánh Tuyết đều nằm trong đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia.
Khi còn học tập tại Trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh (tỉnh Đắk Nông), Ánh Tuyết là nhà sáng lập của Road to Fulbright University Vietnam. Sau này trở thành trang tuyển sinh chính thức của Đại học Fulbright Việt Nam.
Nữ 'đại sứ nhỏ' nặng lòng với quê hương Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của tỉnh Thanh Hóa, ngay từ khi còn nhỏ Nguyễn Thị Thanh Thanh Dung đã nuôi mơ ước sau này phải làm gì đó để góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Trò chuyện với Nguyễn Thị Thanh Thanh Dung, nữ đảng viên trẻ tuổi hiện theo học tiến sĩ chuyên ngành...