Cao điểm mùa dịch, hàng hóa tại Hà Nội dồi dào, dân không cần tích trữ
Người dân không cần tích trữ lương thực, hệ thống các siêu thị trên địa bàn thành phố đã dự trữ nguồn thực phẩm đủ để cung ứng cho Hà Nội.
Để kiềm chế, kiểm soát có hiệu quả sự lây lan, chủ động ngăn chặn, ứng phó với dịch bệnh trên toàn quốc, theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông người từ 0h ngày 28/3 đến ngày 15/4.
Một trong những biện pháp được thực hiện trong thời gian này là tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.
Theo khảo sát của phóng viên VOV, trong ngày 27/3, rất nhiều cơ sở kinh doanh trên địa bàn Hà Nội đã đóng cửa, tạm ngừng hoạt động.
Để hạn chế đi lại trong thời gian cao điểm theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích, lượng người đến mua sắm tăng cao hơn so với ngày thường. Tuy vậy, không còn tình trạng người dân chen lấn, mua hàng tích trữ phòng dịch như thời điểm Hà Nội xuất hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên (ngày 7/3).
Các siêu thị tại Hà Nội không còn tình trạng người dân đổ xô đi mua đồ tích trữ.
Video đang HOT
Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại Hà Nội, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã khuyến cáo, người dân cần bình tĩnh, không hoang mang, không nên xuất hiện tại những nơi đông người, không cần tích trữ lương thực thực phẩm; hệ thống các siêu thị trên địa bàn thành phố đã dự trữ nguồn thực phẩm, nhu yếu phẩm đáp ứng đủ cho người dân Hà Nội trong mọi tình huống với giá cả không tăng.
Chủ tịch UBND Thành phố cũng chỉ đạo sở Giao thông vận tải tạo điều kiện tốt nhất để các phương tiện cung ứng chuyên chở thực phẩm vào Thành phố một cách thuận lợi nhất. Sở Y tế sẽ hỗ trợ các phương tiện bảo hộ cho nhân viên các siêu thị, các doanh nghiệp, bảo đảm an toàn trong quá trình phục vụ nhân dân.
Để người dân yên tâm trong thời gian chống dịch, các bộ, ngành, doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
Cụ thể, ngày 27/3, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có văn bản gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đề nghị tạo điều kiện cho doanh nghiệp phân phối hoạt động, bảo đảm cung ứng thường xuyên, liên tục hàng hoá thiết yếu cho người dân trong đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị các Sở Công Thương tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp phân phối tổ chức các điểm bán hàng mới để bảo đảm cung ứng thường xuyên, liên tục nhu yếu phẩm cho người dân trong trường hợp, các điểm bán hàng thuộc hệ thống của doanh nghiệp phân phối hàng nhu yếu phẩm trên địa bàn bị đóng cửa vì các lý do dịch bệnh hoặc thực hiện phương án giảm mật độ người dân đến mua sắm.
Đồng thời, Bộ cũng yêu cầu các Sở Công Thương hướng dẫn việc tổ chức hoạt động cho các điểm bán hàng nhu yếu phẩm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhằm vừa bảo đảm cung ứng liên tục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, vừa bảo đảm an toàn dịch bệnh theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19.
Còn theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, các doanh nghiệp đã tăng lượng hàng dự trữ gấp 4 – 5 lần so với ngày bình thường. Đơn cử, Vinmart tăng lượng hàng hóa lên 40 lần; các nhà cung cấp đã lên kế hoạch phân bổ hàng hóa chuyển từ các tỉnh về cho hệ thống phân phối tại Hà Nội.
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cũng tăng lượng dự trữ hàng hóa thiết yếu từ 30%-50% tại từng siêu thị và tăng gấp 10 lần tại kho trung tâm, đồng thời tăng cường các chuyến vận tải giao hàng nhằm đảm bảo cung ứng tại các điểm siêu thị từ Hà Nội đến các tỉnh thành như: Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên…
Đại diện Tập đoàn Masan thì cho biết, ngay khi nhận được thông tin về diễn biến dịch bệnh Covid-19, Tập đoàn đã chủ động xây dựng kịch bản toàn diện và chi tiết để ứng phó với dịch bệnh tại hệ thống chuỗi bán lẻ VinMart và VinMart . Tập đoàn đã tăng cường các giải pháp nhằm tiếp tục duy trì đảm bảo nguồn cung hàng hóa, bình ổn giá đến người tiêu dùng.
Cụ thể, tăng công suất tối đa hoạt động sản xuất của các nhà máy trong hệ thống Masan nhằm đảm bảo đáp ứng các sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng của người dân như: Mì tôm, thịt lợn, nước tương, nước mắm và các sản phẩm chế biến từ thịt. Đặc biệt, trong những ngày này, công tác kiểm soát, kiểm nghiệm của Tập đoàn sẽ được tăng cường để đảm bảo 100% thực phẩm sạch đến được tay người tiêu dùng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp, các siêu thị vừa và nhỏ cũng đã sẵn sàng phương án dự trữ đến 300% so với bình thường nhằm cung ứng đầy đủ nhu yếu phẩm cho người dân Thủ đô.
Chung Thủy
Hà Nội cam kết cung ứng đủ hàng hoá thiết yếu, dân không nên đổ xô đi mua
Sở Công thương Hà Nội cho biết, đối với ngành hàng lương thực, thực phẩm như rau, hoa, củ quả, đồ khô sẽ mở cửa bình thường.
Trước sự việc người dân đổ xô đi mua đồ tích trữ, Sở Công thương Hà Nội khẳng định, đối với ngành hàng lương thực, thực phẩm như rau, hoa, củ quả, đồ khô sẽ mở cửa bình thường.
Trước yêu cầu tạm dừng mọi hoạt động hội họp, tập trung trên 20 người từ 0h ngày 28/3 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều người dân hoang mang lo sợ hệ thống phân phối bị đóng cửa nên trong ngày 27/3 đã đổ xô đi mua sắm thực phẩm khiến lượng bán hàng tại chợ và các hệ thống phân phối tăng mạnh.
Liên quan đến vấn đề này, bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, do không nắm được những điểm nào đóng cửa, điểm nào không nên nhiều người dân hoang mang lo sợ hệ thống phân phối bị đóng cửa và kéo nhau đi mua sắm đã tăng gấp đôi tại hệ thống siêu thị và ở chợ lượng mua hàng tăng từ 20-30%.
Ngoài ra, cũng có nhiều doanh nghiệp thắc mắc với Sở Công thương về việc đóng cửa. Trước thực tế trên, Sở đã phải liên hệ với các quận huyện tuyên truyền ngay để người dân không hoang mang, các hệ thống phân phối hàng hóa đều hoạt động bình thường, luôn đảm bảo đủ hàng hóa, người dân không nên tích trữ mua hàng, bởi các hệ thống phân phối vẫn được mở cửa.
Mặt khác, vì lo lắng bị đóng cửa, một số siêu thị điện máy đã đối phó bằng cách đưa thêm cả hàng hóa thiết yếu vào để bán, tạo ra môi trường phức tạp cho công tác phòng dịch. Sở Công Thương đã phải tiến hành kiểm tra, xử lý.
"Tại các chợ, đối với ngành hàng lương thực, thực phẩm như rau, hoa, củ quả, đồ khô sẽ mở cửa cho người dân bình thường còn các ngành hàng khác sẽ xem xét để ngừng kinh doanh. Trên các tuyến phố, đề xuất cả các cửa hàng tiện lợi, tạp hóa, các siêu thị mini, chuỗi cửa hàng kinh doanh thực phẩm, cửa hàng trái cây, hoa quả mở cửa để phục vụ nhu cầu người dân, ngoài ra còn các dịch vụ khác như thuốc chữa bệnh, dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng và các cơ quan đoàn thể", bà Lan khẳng định.
Hiện nay, ở trên địa bàn thành phố có 26 trung tâm thương mại, chỉ có 1 trung tâm thương mại Tràng Tiền là kinh doanh quần áo và các sản phẩm cao cấp, còn lại 25 trung tâm đều có loại hình kinh doanh thương mại, trong đó có siêu thị, các cửa hàng thời trang như quần áo, giày dép, các đồ mỹ phẩm, vui chơi giải trí, dịch vụ làm đẹp, thể dục thể thao và các loại hình khác. Hà Nội hiện có 141 siêu thị trên địa bàn Thành phố, trong đó có 103 siêu thị tổng hợp, chỉ có 38 siêu thị chuyên doanh; Có 455 chợ và 495 cửa hàng xăng dầu, 674 cửa hàng gas.
Hồng Hạnh
Giữa mùa dịch máy làm mát bán chạy tại TP.HCM Dịch COVID-19 đang làm thay đổi cuộc sống của nhiều người từ sinh hoạt, ăn uống cho đến mua sắm. Đặc biệt, sau khi ngành y tế khuyến cáo hạn chế sử dụng máy lạnh trong môi trường kín và nhiệt độ thấp dễ lây lan virus, nhiều người đã chuyển sang mua máy làm mát để thay thế khiến thị trường máy...