Cao Bằng: Thứ mắm tép sông đặc biệt của người Tày, giá rét thế này rưới lên cơm nóng thì hỏi sao lại xuýt xoa
“Hém ngùa” – thứ mắm tép sông của người Tày ở tỉnh Cao Bằng được làm từ những con tép sống trong môi trường tự nhiên và được trộn với rượu nếp ngọt tạo nên thứ mắm dân dã, đậm đà mà chất chứa hồn quê.
Các nguyên liệu để làm “hém ngùa”, gồm: tép, muối, rượu nếp ngọt. Con tép sông, tép suối của Cao Bằng rất nhỏ, có màu xanh rêu nhạt, trong suốt. Tép riu sống hoàn toàn trong môi trường tự nhiên, chúng tự sinh sôi nảy nở, không ai nuôi thả.
Món “hém ngùa” người Tày được làm từ những con tép sông, tép suối nên thịt chắc và thơm, vị ngon đậm đà. Mắp tép là đặc sản của người Tày tỉnh Cao Bằng.
Những nơi nào có nhiều rong thì tép riu nhiều và ngon. Món “hém ngùa” của người Tày có thể làm quanh năm nhưng ngon nhất là vào mùa đông.
Bởi vào mùa đông lạnh giá, con tép đã già đến độ, thân tròn chắc, béo mập, màu xanh đậm hơn và yếu tố thời tiết mùa đông cũng tạo nên vị mắm ngon đậm đà hơn.
Tép để làm “hém” phải được nhặt, đãi thật sạch, để ráo không được lẫn cá hay ốc nhỏ. Sau đó, tép được giã chung với muối hạt, giã thật nhẹ để con tép giập ra mà không nát.
Rượu nếp đợi đến khi thật ngọt thì cho muối vào vừa đủ độ mặn, cho tép đã ráo nước vào rượu nếp đã hãm muối, đảo đều bỏ vào chum, đậy kín lại, để gần bếp.
Sau khoảng 3 – 4 tuần trở lên “hém” đã “chín” có mùi thơm đậm đà, nồng ấm. “Hém ngùa”-mắm tép nguyên chất màu đỏ ngả nâu tươi, sánh đặc. Vị “hém” đậm đà, thơm ngọt, không nặng mùi như mắm tôm, mắm cá.
Cách thức làm mắm tép các bước khá đơn giản là vậy nhưng không phải ai cũng làm được hũ mắm tép thật ngon.
Bởi cũng nguyên liệu như nhau mà có hũ mắm tép màu không đẹp, kém thơm hay mặn gắt, thậm chí bị hư thối.
“Hém ngùa”-mắm tép là món ăn chất chứa hồn quê của người Tày, bởi trong ký ức tuổi thơ món mắm tép thơm lừng trực tiếp rưới lên cơm nguội khi buổi chiều tan học về hay rưới lên bát cơm nóng trong bữa cơm mùa đông lạnh, trở thành món ăn dân dã không bao giờ có thể quên.
Ngoài cách rưới “hém ngùa”-mắm tép lên cơm ăn trực tiếp thì có rất nhiều cách ăn khác và đều tạo nên hương vị thơm ngon khi đi kèm với các món ăn khác như: thêm gia vị rồi đun nóng lên dùng làm nước chấm cho món thịt luộc, rau luộc. “Hém ngùa”-mắm tép có thể chưng với thịt băm, chưng với đậu phụ, thịt ba chỉ rang khô…
Mỗi mùa đông về, người Tày ở tỉnh Cao Bằng vẫn lặn lội bắt tép sông, tép suối chắt chiu cần mẫn làm nên thứ “hém ngùa”-mắm tép mặn mòi dân dã mà ngọt thơm đậm đà.
"Vương quốc mắm" miền Tây với 10 loại mắm ăn một lần là cả đời nhớ mãi
Miền Tây còn là địa điểm sản xuất các loại mắm cá hàng đầu ở miền Nam với số lượng thành phẩm hàng trăm ngàn tấn mỗi năm xuất bán ra thị trường.
Vùng đất du lịch miền Tây với kênh rạch chằng chịt, sông nước bao quanh từ lâu đã được mệnh danh là "vương quốc mắm".
Nơi đây không phải chỉ có những làng nghề đã được hình thành từ khá lâu đời mà còn là địa điểm sản xuất các loại mắm cá hàng đầu ở miền Nam với số lượng thành phẩm hàng chục ngàn tấn mỗi năm và xuất bán ra nhiều thị trường khác nhau.
Được biết đến nhiều phải kể đến mắm ruột cá lóc, mắm tép Cà Mau, mắm cá đồng, mắm rươi Trà Vinh, mắm còng Bến Tre, mắm sặt Đồng Tháp Mười, mắm cá linh (chỉ có vào mùa nước nổi) ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp hay mắm bò hóc của người Khmer ở Trà Vinh, Sóc Trăng...
Video đang HOT
Các món mắm miền Tây vô cùng đa dạng và phong phú từ các loại cá khác nhau đến cách chế biến muôn hình vạn trạng. Cùng điểm danh những loại mắm nổi tiếng của miền Tây ngay dưới đây:
1. Mắm sống
Ăn món mắm miền Tây sống tức là thưởng thức món ăn đặc trưng này không qua chế biến hay nấu nướng.
Dù có vẻ khó ăn nhưng đây lại là món dễ gây nghiện.
Mắm ăn sống rất đa dạng về chủng loại, nhưng được người dân đánh giá cao và bình chọn là ngon nhất là mắm cá chốt, mắm thái cá lóc, mắm cá linh, cá rô, cá sặc, cá trê, đặc biệt nhất là món mắm tép và mắm ba khía.
Giá bán trên thị trường: 50.000 đồng/hộp trọng lượng 500 gram.
2. Mắm thái cá lóc
Mắm lóc còn sống được chế biến bằng cách xắt thịt con mắm rồi ướp thêm đường, thêm ít tỏi trộn với đu đủ mỏ vịt bào nhỏ và được gọi là mắm thái.
Để ăn được món mắm thái ngon nhất thì nên đến "Thủ phủ mắm" Châu Đốc vì nơi đây có cách làm mắm nói chung và mắm thái nói riêng vô cùng nổi tiếng, không nơi nào sánh bằng.
Giá bán trên thị trường: 135.000 đồng/ hộp trọng lượng 500 gram.
3. Mắm tép
Mắm tép đã đến độ vừa ăn thường được trộn với đu đủ mỏ vịt, củ riềng và một số gia vị khác.
Người dân sẽ để thêm một hai ngày cho mắm chua.
Món ăn này từ lâu đã trở thành món ngon của ẩm thực miền Tây thuộc các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau, Trà Vinh,... Có một số vùng còn gọi món này là nem mắm.
Giá bán trên thị trường: 135.000 đồng/ hộp trọng lượng 500 gram.
4. Mắm cá rô đồng
Đây là loại mắm được nhiều người mua để làm quà biếu vì loài cá này thịt thơm ngon và được rút hết phần xương.
Món mắm này được chế biến theo một bí quyết gia truyền.
Tuy là cá rô bình dân nhưng người thưởng thức vẫn cảm thấy thoải mái, vừa dai dai, vừa mềm. Đặc biệt là mùi vị thơm ngon và đậm đà thi vị.
Giá bán trên thị trường: 110.000 đồng/hộp trọng lượng 1kg .
5. Mắm đầu cá lóc
Không những mình cá làm mắm mà cả đầu cá lóc cũng có thể làm mắm riêng được và hương vị còn rất ngon.
Giá bán trên thị trường: 20.000 - 30.000 đồng /hộp trọng lượng 1kg .
6.Mắm ba khía
Là loại mắm được làm chủ yếu từ con ba khía sống trải từ Cần Thơ đến Sóc Trăng, Cà Mau, nhiều nhất ở U Minh.
Giá bán trên thị trường: 70.000 đồng/hộp trọng lượng 1kg.
7. Mắm ruột cá lóc
Mắm ruột là một loại mắm miền Tây được làm hoàn toàn bằng ruột cá lóc cỡ vừa đến lớn mới ngon và đủ độ béo.
Do ở chợ hiện nay chỉ còn cá lóc được nuôi nên càng khó tìm được ruột cá lóc đồng tự nhiên. Món mắm ruột cùng vì thế mà khá đắt tiền.
Giá bán trên thị trường: 150.000 đồng/hộp trọng lượng 1kg.
8. Mắm rươi
Mắm rươi từ lâu đã nổi tiếng ở nhiều địa phương nhưng nước mắm rươi có lẽ chỉ có ở vùng Duyên Hải tỉnh Trà Vinh.
Hương vị nước mắm rươi rất riêng, hậu ngọt, lại có màu tự nhiên như màu mật ong nên rất bắt mắt.
Nước mắm rươi dùng kho cá hay làm nước chấm đều rất ngon.
Giá bán trên thị trường: 50.000 đồng/hộp trọng lượng 500 gram.
9. Mắm còng
Mắm còng lột hương vị thơm ngon (cay nhẹ) dùng làm nước chấm các món luộc, nướng, gỏi cuốn hoặc dùng với bún rất ngon.
Giá bán trên thị trường: 110.000 đồng/hộp trọng lượng 500 gram.
10. Mắm cá sặc
Mắm cá sặc là loại mắm được làm từ những con cá sặc sống tự nhiên trong nước ngọt.
Mắm cá sặc cũng được xem là loại mắm thông dụng bậc nhất, từ ăn sống, chưng thịt trứng, đến làm lẩu mắm, mắm kho,...
Chế biến cách nào cũng đều ngon cả.
Giá bán trên thị trường: 60.000 đồng/hộp trọng lượng 500 gram.
Nếu ghé miền Tây du lịch, muốn mua về chai nước nắm ngon như các gợi ý trên đây bạn có thể ghé các khu chợ truyền thống nổi tiếng. Có thể kể tới như chợ nổi, chợ mắm Châu Đốc, hay các khu chợ dân sinh như Tịnh Biên, Chi Tôn đều có bán.
Thích "cây nhà lá vườn", đôi vợ chồng trẻ chi hơn 6 triệu để trồng ớt cuối cùng nhận cái kết đắng, dân tình cười sằng sặc: Đi mua đủ ăn 11 năm! Quả ớt trị giá hơn 6 triệu đồng khiến ai nấy xuýt xoa thay đôi vợ chồng trẻ: Đúng là cay thật! Những ai đam mê trồng cây mới hiểu: Đôi khi làm vì đam mê chứ thành quả... quan trọng gì! Bởi thực tế, chẳng ít "lão nông" dày công chăm sóc, bỏ không ít tiền bạc nhưng cuối cùng vẫn trắng...