Cảnh sát Thái Lan xịt vòi rồng dẹp biểu tình
Lực lượng chức năng Thái Lan dùng vòi rồng giải tán những người biểu tình đòi cải cách chế độ quân chủ gần Hoàng cung ở thủ đô Bangkok.
Hơn 1.000 người ngày 20/3 tập trung trước Hoàng cung tại Bangkok đòi thả các lãnh đạo biểu tình và yêu cầu cải cách chế độ quân chủ Thái Lan.
Hàng trăm cảnh sát được triển khai để đối phó với người biểu tình và bảo vệ Hoàng cung. Họ xếp chồng nhiều container, tạo thành hàng rào bảo vệ xung quanh và chăng lưới phía trên.
Video cho thấy cảnh sát chống bạo động mang theo khiên chắn ban đầu tiến ra từ vành đai an ninh theo từng tốp nhỏ. Khi người biểu tình ném chai lọ và cả pháo về phía cảnh sát, các sĩ quan lao nhanh về phía họ và bắt một số người.
“Chúng tôi sẽ bắt bất cứ ai còn ở trên phố”, cảnh sát phát cảnh báo qua loa phóng thanh và xịt vòi rồng để ngăn người biểu tình xâm nhập vành đai an ninh quanh Hoàng cung.
Cảnh sát chống bạo động Thái Lan đụng độ người biểu tình ở thủ đô Bangkok ngày 20/3. Video: Reuters .
Biểu tình nổ ra tại Bangkok sau khi quốc hội Thái Lan trong tuần này không thông qua dự luật sửa đổi hiến pháp, vốn là một trong những yêu sách chính được phe biểu tình nêu ra trong những cuộc tuần hành.
Kissana Pattanacharoen, phó phát ngôn viên cảnh sát Thái Lan, nói các cuộc biểu tình là bất hợp pháp và vi phạm quy định ngăn nCoV lây lan.
Kung, một người đàn ông 60 tuổi, cho biết những người tham gia biểu tình đòi hỏi “một chính phủ được bầu cử thay vì do quân đội chỉ định” và muốn Thái Lan cải cách chế độ quân chủ theo mô hình giống một số nước phương Tây.
Hoàng gia Thái Lan từ chối bình luận về các cuộc biểu tình. Thủ tướng Prayuth Chan-ocha và các quan chức chính phủ Thái Lan nói rằng những lời chỉ trích nhắm vào Quốc vương Maha Vajiralongkorn và chế độ quân chủ là “trái pháp luật và không phù hợp”.
14 thủ lĩnh biểu tình Thái Lan bị buộc tội phỉ báng hoàng gia
14 thủ lĩnh phong trào biểu tình ủng hộ dân chủ ở Thái Lan bị buộc tội xúc phạm chế độ quân chủ của Vua Maha Vajiralongkorn.
Giới chức Thái Lan hôm nay triệu tập 14 thủ lĩnh của phong trào biểu tình ủng hộ dân chủ tới các đồn cảnh sát ở Bangkok và tỉnh Nonthaburi lân cận, buộc tội họ vi phạm điều 112 của luật hình sự về cấm phỉ báng hoàng gia.
11 người trong số này lần đầu tiên bị buộc tội, trong khi ba người còn lại gồm Panupong "Mike" Jadnok, Parit "Penguin" Chiwarak và Panusaya "Rung" Sithijirawattanakul lần thứ hai phải đối mặt với cáo buộc này.
Điều 112 của Bộ luật Hình sự của Thái Lan quy định những ai "phỉ báng, lăng mạ hoặc đe dọa nhà vua, hoàng hậu, người thừa kế, hoặc các quan nhiếp chính" sẽ bị phạt tù với mức án từ 3 tới 15 năm. Tuy nhiên, điều luật nghiêm khắc này không thể ngăn được phong trào biểu tình do giới trẻ Thái Lan đứng đầu nhằm yêu cầu cải cách đất nước, trong đó yêu cầu cả việc bãi bỏ luật phỉ báng.
Các thủ lĩnh biểu tình chào người ủng hộ trước khi trình diện cảnh sát ở tỉnh Nonthaburi hôm nay. Ảnh: AFP.
Sau khi rời đồn cảnh sát, các thủ lĩnh phong trào biểu tình, mặc áo phông trắng in con số 112 có vệt xanh cắt qua, đã lên tiếng thách thức chính phủ.
"Sử dụng điều 112 để chống lại chúng tôi chỉ có thể khiến những người không đồng tình với điều luật này cuồng nộ hơn", Panupong nói và khẳng định phong trào biểu tình sẽ tiếp tục.
Điều luật 112 từ lâu cũng vấp phải chỉ trích từ nhiều nhà hoạt động nhân quyền, khi cho rằng đây là công cụ để trấn áp những người bất đồng chính kiến. Việc sử dụng điều luật đã bị hạn chế kể từ năm 2018 nhờ "ân huệ" của nhà vua, theo Thủ tướng Prayut Chan-O-Cha. Tuy nhiên, tháng trước, ông Prayut đã "bật đèn xanh" để triển khai lại điều luật này sau nhiều tháng biểu tình. Kể từ đó, khoảng 16 lãnh đạo biểu tình đã bị buộc tội.
"Điều đó sẽ gửi đi thông điệp rằng các trung tâm quyền lực được thiết lập sẽ vượt qua cơn bão này và chiến thắng bằng bất kỳ giá nào", Thitinan Pongsudhirak, nhà khoa học chính trị tại đại học Chulalongkorn, nhận định về động thái của chính quyền.
Tuy nhiên, ông cảnh báo việc siết chặt kiểm soát có thể sẽ khiến phong trào biểu tình trở nên quá khích, bởi "những bất bình thực sự của họ không có cách giải quyết".
Bên cạnh kêu gọi cải cách hoàng gia, người biểu tình còn yêu cầu viết lại hiến pháp và Thủ tướng Prayut, cựu chỉ huy quân đội lật đổ chính phủ được bầu vào năm 2014, từ chức.
Thủ tướng Thái nói 'dùng mọi luật' chống người biểu tình Thủ tướng Thái Prayuth nói "dùng mọi luật" chống người biểu tình vi phạm, dẫn đến lo ngại nối lại việc truy tố theo luật chống xúc phạm hoàng gia. "Tình hình không được cải thiện", Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha hôm nay cho biết trong một tuyên bố. "Có nguy cơ leo thang dẫn đến bạo lực lớn hơn. Nếu không...