Cảnh sát Tây Ban Nha bắt 8 đối tượng tình nghi đưa người di cư bất hợp pháp
Ngày 6/2, cảnh sát Tây Ban Nha cho biết đã bắt giữ một nhóm gồm 8 đối tượng tình nghi đưa người di cư bất hợp pháp từ vùng lãnh thổ Melilla của nước này nằm ở khu vực Bắc Phi đến Tây Ban Nha.
Lực lượng dân phòng nỗ lực ngăn người di cư vượt hàng rào biên giới để vào Melilla, vùng lãnh thổ thuộc Tây Ban Nha ở Bắc Phi. Ảnh minh họa: EPA/TTXVN
Những đối tượng bị bắt giữ mang quốc tịch Tây Ban Nha và Maroc. Hai đối tượng tình nghi khác cũng đang bị điều tra.
Nhóm buôn người trên còn bị tình nghi vận chuyển cần sa từ Melilla đến vùng Andalusia, miền Nam Tây Ban Nha. Cảnh sát đã thu giữ 3 xuồng cao tốc, 335kg cần sa, 17 phương tiện và 7 điện thoại di động.
Liên hợp quốc (LHQ) từng cảnh báo hành trình từ châu Phi sang châu Âu qua Địa Trung Hải là tuyến đường biển nguy hiểm nhất đối với những người di cư bất hợp pháp. Mỗi người di cư phải trả 2.400 USD cho các đường dây buôn người để vượt Địa Trung Hải bằng xuồng cao tốc.
Video đang HOT
Ngày 20/1 vừa qua, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) và Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) ra tuyên bố chung kêu gọi các quốc gia nối lại các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn ở Địa Trung Hải, sau khi hàng chục người di cư thiệt mạng trong vụ đắm tàu ngoài khơi bờ biển Libya một ngày trước đó.
Hàng trăm người di cư được cho là đã thiệt mạng trong năm 2020. IOM và UNHCR lo ngại khả năng giám sát các tuyến đường di cư còn hạn chế do đó số người thiệt mạng ở Địa Trung Hải năm ngoái trên thực tế có thể cao hơn nhiều.
Bé 9 tuổi cầu xin Biden giúp bố không bị trục xuất
Bé Fernando Ochoa nhờ luật sư gửi thư cho Tổng thống Biden, cầu xin ông giúp bố cậu không bị trục xuất về Guatemala.
Fernando, 9 tuổi, đang đấu tranh để ngăn việc bố có thể bị trục xuất, vì lo ngại hai bố con sẽ bị chia tách lần thứ ba, dù Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký sắc lệnh trì hoãn thời gian trục xuất người nhập cư không có giấy tờ trong 100 ngày.
Có mặt bên ngoài một tòa án di trú sáng 3/2, cậu bé đưa lá thư viết tay bằng tiếng Tây Ban Nha cho luật sư, nhờ ông chuyển tới Tổng thống Biden, bày tỏ nguyện vọng "mong ông giúp bố cháu được tự do". Fernando và bố, Ubaldo Ochoa Lopez, chạy trốn khỏi Guatemala hơn hai năm trước và tới Mỹ xin tị nạn.
Bé Fernando và bố. Ảnh: RAICES
Khi đó, cậu bé 6 tuổi bị tách khỏi bố. Em là một trong số ít nhất 2.800 trẻ em nhập cư bị tách khỏi bố mẹ năm 2018 theo chính sách "không khoan nhượng" nhằm ngăn chặn người di cư của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trong 35 ngày tiếp theo, Ubaldo thậm chí không thể liên lạc được với bố. "Đó quả thật là 35 ngày đầy đau đớn với cả hai bố con khi không thể gặp, không thể biết tin nhau", Andani Alcantara Diaz, luật sư của hai bố con, nói trong cuộc họp báo hôm 3/2.
Hai tháng sau, Fernando được đoàn tụ với bố. Hai bố con tiếp tục xin tị nạn nhưng bị chia cắt lần nữa vào tháng 10, khi Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) bắt giam Ochoa Lopez một tháng vì tội uống rượu lái xe.
"Đó chỉ là một tội nhẹ, nhưng ICE lại làm như nó là tội rất lớn và quyết định rằng nó đủ để không cho phép Ubaldo ở cùng con, đứa trẻ không có người thân nào khác tại Mỹ", Alcantara nói.
Ochoa Lopez bị giam ở Texas suốt 4 tháng. Nhóm vận động bảo vệ quyền của người nhập cư RAICES đã giúp đỡ Fernando trong khi cậu bé xin tị nạn và kêu gọi ICE cho phép hai bố con đoàn tụ.
"Cháu rất buồn vì không có bố ở bên. Suốt lễ Giáng sinh, cháu cũng rất buồn vì không có bố bên cạnh. Mỗi khi nhìn thấy bạn khác chơi cùng bố mẹ là cháu lại chạnh lòng vì cháu không thể chơi đùa cùng bố, cũng không thể ôm bố", Fernando viết trong thư gửi Biden.
Alcantara cho hay đã nhiều lần gửi đơn yêu cầu ICE trả tự do cho Ochoa Lopez, lần gần nhất vào 1/2, sau khi chính quyền Biden công bố hướng dẫn mới về các trường hợp ưu tiên nhập cư. ICE chưa bình luận về thông tin này.
Thẩm phán liên bang ở Texas hôm 27/1 chặn sắc lệnh hoãn trục xuất người nhập cư trong 100 ngày của Biden, sau khi Tổng chưởng lý bang đệ đơn kiện. Tuy nhiên, phán quyết không cấm ICE lên lịch trục xuất người nhập cư trái phép.
"Nếu Ubaldo bị trục xuất về Guatelmala, Fernando sẽ bị bỏ lại ở Mỹ mà không có cha mẹ, bản thân điều này đã đủ tệ hại rồi, nhưng cậu bé còn có tiền sử bị chia tách khỏi bố và điều này càng gây khó khăn hơn", Alcantara nói. "Cậu bé sẽ bị bỏ lại và phải tự đấu tranh cho mình".
Các nước làm gì để học sinh đến trường an toàn trong mùa dịch? Sau thời gian dài học online, nhiều quốc gia lên kế hoạch thực hiện các biện pháp chống dịch, giúp học sinh trở lại trường an toàn. Tại Hà Lan , khi học sinh trở lại trường học, Chính phủ đã ban hành hướng dẫn phòng dịch cho các cơ sở giáo dục trên cả nước. Cụ thể, phòng học và hành lang...