Cảnh giác tiêu chảy cấp do Rotavirus
Ngoài lý do trẻ mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn có chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus… Trẻ bị bệnh do tiếp xúc trực tiếp với nguồn chứa tác nhân gây bệnh theo đường phân – miệng hoặc bàn tay – miệng.
Dấu hiệu nhận biết: Nôn và tiêu chảy là các đặc điểm nổi bật của tiêu chảy cấp do Rotavirus. Nôn thường xuất hiện trước tiêu chảy 6 – 12 giờ và có thể kéo dài khoảng 2 – 3 ngày. Trẻ nôn rất nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu đi tiêu chảy. Phân lỏng toàn nước, có lúc hoa cà hoa cải, có thể có nhầy mũi nhưng không có máu.
Tiêu chảy ngày càng tăng trong vài ngày, sau đó giảm dần. Đa số trẻ sẽ hết tiêu chảy sau 4 – 8 ngày. Tuy nhiên có trẻ vẫn có thể tiêu chảy đến 2 tuần dù đã khỏe, chơi, đòi ăn trở lại. Trẻ có sốt vừa phải, đau bụng, có thể có ho và chảy nước mũi. Vì vừa bị nôn và tiêu chảy nhiều, trẻ bị nhiễm Rotavirus rất dễ bị mất nước nếu không được chăm sóc thích hợp.
Khám, điều trị cho trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus. Ảnh: P.N.
Biến chứng nguy hiểm và trầm trọng của bệnh là khô kiệt do mất nước và mất muối, dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không được bù nước kịp thời. Các biểu hiện của mất nước bao gồm: khát nước, môi khô, lưỡi khô, da khô, đi tiểu ít, quấy khóc, kích thích. Khi thấy trẻ có các biểu hiện trên lập tức phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Xử trí tiêu chảy cấp do Rotavirus: Tiêu chảy cấp Rotavirus do virut gây ra, vì vậy kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh. Ở thể nhẹ, không có biến chứng, bệnh thường tự khỏi sau 3 – 8 ngày. Việc điều trị bệnh chủ yếu là đề phòng biến chứng mất nước, bù nước và muối khi trẻ bị mất nước.
Lưu ý những điểm sau đây:
Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Có thể dùng nước đun sôi để nguội, nước canh rau, nước dừa tươi hoặc các chế phẩm bù nước và điện giải bằng đường uống như oresol, hydrite.
Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng như bình thường, phù hợp theo lứa tuổi của trẻ. Nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần, cho trẻ ăn bằng thìa vì trẻ dễ bị nôn. Nếu trẻ nôn, cho trẻ nghỉ một chút rồi cho ăn lại.
Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, nếu trẻ bú bình thì cần vệ sinh bình, núm vú và dụng cụ pha sữa kỹ trước mỗi cữ bú, sữa được pha theo số lượng như trẻ vẫn bú lúc không bị tiêu chảy, không được pha loãng hơn, không nên đổi loại sữa khác. Tương tự như việc cho ăn, nên cho trẻ bú từng ít một, nhiều lần trong ngày.
Video đang HOT
Theo dõi số lần đi ngoài, số lượng phân, màu phân, khả năng uống bù nước và ăn uống của trẻ.
Theo dõi phát hiện các dấu hiệu mất nước để kịp thời đưa trẻ nhập viện.
Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ vì các thuốc này làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài (chứ không có tác dụng tiêu diệt virut – nguyên nhân gây nên tiêu chảy. Do đó trẻ vẫn tiếp tục bị tiêu chảy, mà phân không được bài xuất ra ngoài, ứ đọng lại trong ruột gây trướng bụng, thủng ruột, tắc ruột, tử vong…
Tránh kiêng khem quá mức như không cho trẻ uống sữa, chỉ cho trẻ ăn cháo trắng với muối sẽ khiến trẻ dễ bị bệnh nặng hơn.
Dự phòng: Rửa tay cho trẻ và người chăm sóc trẻ rửa tay là cách tốt nhất để phòng bệnh. Khi trong gia đình có trẻ bị tiêu chảy thì phân của trẻ bị tiêu chảy phải được thu gom xử lý trách để tiếp xúc lây lan sang trẻ khác.
Theo SKDS
Kiết lị ở trẻ nhỏ: những kiến thức cơ bản
Bệnh tiêu chảy cấp là căn bệnh mà trẻ em rất dễ mắc. Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em có hai loại. Một loại chỉ nôn ói và tiêu chảy kéo dài mà phần lớn do rotavirus gây nên. Một loại đi tiêu có dịch nhầy và máu, đó là bệnh kiết lị theo cách gọi của dân gian.
Hiểu biết về kiết lị
Kiết lị là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Vi khuẩn Shigella được tống ra cùng với phân, và nếu không rửa tay sau khi đi cầu, tay có thể trở nên nhiễm trùng. Vi khuẩn sau đó sẽ do tiếp xúc và truyền đi.
Theo thường lệ cứ đến tháng 6, 7 là vào mùa bệnh tiêu chảy dạng kiết lị.
Kiết lị đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ em, do có nguy cơ bị mất nước.
Các tác nhân xâm nhập qua đường miệng có thể khiến trẻ bị kiết lỵ
Nguyên nhân
Bệnh có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh mọc răng. Trẻ bị đau, sinh ra chán ăn và có sự thay đổi hệ tiêu hóa có thể dẫn đến phân lỏng và chảy nước.
Thuốc kháng sinh cũng có thể dẫn đến bệnh lỵ. Có một số thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi các enzym tiêu hóa trong dạ dày, làm chậm tiêu hóa.
Tiêu thụ nước, thức ăn không sạch, không hợp vệ sinh.
Bệnh lây qua thức ăn, nước uống, nước rửa rau quả... bị ôi, thiu thú vật mang mầm bệnh (chó, mèo) ruồi là trung gian truyền bệnh nguy hiểm tay bẩn bốc thức ăn, đưa vi trùng vào mồm.
Nhận biết
Tiêu chảy dạng kiết lị không nôn ói nhiều mà đau bụng và mót rặn.
Bệnh biến chuyển nhanh, sau 24 giờ đau bụng và đi ngoài thì phân có dịch nhầy và máu. Trẻ đi ngoài rất nhiều lần, thậm chí không muốn rời bô vì luôn cảm thấy mắc rặn.
Nếu không điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng nguy hiểm như: Thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa do amip...
Việc bạn cần làm là gì?
Đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay, nếu thấy có chất nhớt, máu hay mủ trong phân tiêu chảy của trẻ.
Điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng như mất nước. Trong trường hợp bị kiết lị nghiêm trọng, trẻ có thể được nhập viện và cho truyền dịch để đối phó lại tình trạng mất nước.
Điều trị Oresol là một kỹ thuật chăm sóc dễ dàng tại nhà để bù nước cho trẻ bị kiết lị.
Giữ vệ sinh kỹ lưỡng mỗi khi con bạn đi cầu.
Đề phòng
Luôn chú ý nguyên tắc "ăn chín, uống sôi" cho trẻ.
Nhắc nhở trẻ phải rửa sạch tay trước khi ăn.
Thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng, vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.
Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.
Trước khi cho trẻ uống thuốc kháng sinh, hãy chắc chắn rằng con bạn đã ăn no.
Khi có người nhà bị bệnh phải kiểm tra những người thân còn lại trong gia đình để điều trị người lành mang bào nang.
Theo SKDS
Trẻ rất dễ nhiễm Rotavirus Rotavirus hiện diện mọi nơi và hầu hết trẻ em trên khắp thế giới đều có thể nhiễm Rotavirus trong 5 năm đầu đời. Rotavirus là nguyên nhân chính gây tiêu chảy cấp nặng, thậm chí gây tử vong ở trẻ nhỏ trên toàn cầu. Những thông tin này vừa được công bố trong hội thảo khoa học bàn về việc chủng ngừa...