Cảnh báo: Xuất hiện một loạt trang giả mạo các thương hiệu lớn để lừa đảo bán hàng online
Rất nhiều các trang bán hàng, fanpage giả mạo được lập ra để lợi dụng sự cả tin của khách hàng và uy tín của thương hiệu nhằm trục lợi bất chính.
Những năm trở lại đây, hình thức xây dựng kênh bán hàng trực tuyến đã nở rộ tại Việt Nam. Không chỉ các dịa chỉ online nhỏ lẻ mà những thương hiệu lớn cũng đầu tư và xây dựng mạng lưới khách hàng của mình tại những kênh online này.
Tuy nhiên, lợi dụng sự kinh doanh theo mô hình mở, khó kiểm soát này mà nhiều bẫy lừa đảo được tạo ra. Đặc biệt trong thời gian gần đây là hình thức nhái các thương hiệu lớn để lừa đảo bán hàng online.
Mất tiền oan vì thương hiệu “nhái”
Chị Ng.T trong một lần mua sắm hàng online có phát hiện chiếc lắc tay của thương hiệu PNJ đang được bán trong chương trình giảm giá với giá khuyến mại chỉ còn 399.000 đồng/sản phẩm. Trang fanpage bán hàng có hình thức và giao diện giống hệt với fanpage chính thức của PNJ nên chị Ng.T đã quan tâm và để lại thông tin đặt hàng.
“ Tuy nhiên, khi thanh toán và nhận sản phẩm mình phát hiện chiếc lắc tay lại mang tên thương hiệu lạ hoắc, không hề giống một chút nào với hình ảnh được quảng cáo. Khi mình nhắn tin với địa chỉ đặt hàng thì phát hiện đã bị chặn tài khoản“, chị Ng.T bức xúc.
Theo chị Ng.T miêu tả, trang fanpage này có giao diện giống với PNJ, sao chép y chang từ nội dung đến hình ảnh. Mức giá bán các sản phẩm thì cực rẻ, giảm giá từ 50% tới 70% rất thu hút.
Trang sức PNJ nhưng đường link sản phẩm lại dẫn đến trang web khác.
Cũng gặp trường hợp tương tự, anh S.Đ ở Sài Gòn cũng từng bị lừa mua phải hàng giả mang thương hiệu lớn của Nhật là SK-II. Trang fanpage lớn có nội dung chào mời hấp dẫn với mức giá rẻ, được khẳng định là đại lý chính thức tại Việt Nam. “ Tôi mất 7 triệu đồng mua hàng giả. Nếu không để ý rất khó phát hiện vì từ ảnh đại diện tới ảnh bìa, bài đăng đều sao chép toàn bộ“, anh S.Đ cho biết.
Theo khảo sát, hiện có hàng trăm fanpage khác vẫn đang giả mạo các thương hiệu lớn như PNJ, Estée Lauder Việt Nam, SK-II,… Phần lớn những fanpage này đều mua quảng cáo và tiếp cận người dùng để bán hàng giả, hàng nhái.
Một trang bán hàng có tên thương hiệu SK-II nhận được rất nhiều phẫn nộ.
Video đang HOT
Bởi lẽ, đây mới là trang bán hàng chính hãng của thương hiệu này.
Đánh vào tâm lý ưa làm đẹp, thích mua sắm và thích mua hàng giảm giá của hội chị em, những kẻ lừa đảo đã tận dụng nó. Chúng chạy quảng cáo trên Facebook với những hình ảnh và ưu đãi hot như “Giờ vàng giảm giá”, “Tri ân khách hàng” hay “Khai trương”…
Những trang Facebook này sau khi lừa đảo thường sẽ chặn bình luận và tin nhắn của khách hàng, chờ một thời gian sau lại đổi tên rồi tiếp tục chạy quảng cáo đánh lừa người mua.
Nhiều chiêu trò nhưng vẫn có cách vừa nhanh vừa đơn giản để xác minh
Ngoài việc giả mạo hình ảnh, sản phẩm, thông tin nhiều trang bán hàng sử dụng chiêu trò như thông báo trúng thưởng, mời chào bằng phần thưởng không có thật để khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, chuyển tiền để nhận quà, chào giá bán sản phẩm thấp hơn thị trường để lừa khách hàng mua sản phẩm nhái, giả, kém chất lượng,…
Nhiều trang lừa đảo sau khi bị “bóc phốt” đã phải xóa bỏ nhưng chỉ một vài ngày sau, hàng loạt trang khác được tạo mới và tiếp tục chạy quảng cáo với logo, hình ảnh và nội dung mạo danh thương hiệu để lừa dối khách hàng.
Có hẳn hội chị em chuyên tố cáo và “bóc phốt” các trang bán hàng giả mạo như thế này.
Bà Đậu Thị Hoài Thanh, Giám đốc thương hiệu mỹ phẩm Estée Lauder Việt Nam cũng cho biết trong vài tháng qua, phía Estée Lauder không ngừng nỗ lực gỡ bỏ rất nhiều tài khoản và các trang giả mạo thương hiệu kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.
Theo bà Thanh, hiện đại diện thương hiệu đang phối hợp tích cực với trụ sở chính của tập đoàn, các chuyên gia an ninh cùng luật sư để ngăn chặn hoạt động kinh doanh phi pháp các sản phẩm giả mạo, đặc biệt là hoạt động kinh doanh trực tuyến.
“ Chúng tôi quyết tâm ngăn chặn các kênh bán hàng và phân phối bất hợp pháp các sản phẩm giả mạo“, Giám đốc thương hiệu này khẳng định.
Dấu hiệu nhận biết dễ dàng nhất của các trang bán hàng chính thức là dấu tích xanh ngay bên cạnh tên thương hiệu.
Vị đại diện này cảnh báo, người tiêu dùng chỉ nên mua sắm tại các kênh bán hàng được ủy quyền hợp pháp và tại các cửa hàng chính thức để đảm bảo các sản phẩm mua là hàng chính hãng và đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng và sự an toàn.
Điểm đặc biệt và cơ bản nhất để giúp hội chị em có thể phân biệt được các trang bán hàng giả mạo chính là chúng không có tích xanh. Tích xanh xuất hiện phía sau tên của các tài khoản khi chúng đã được xác minh. Vì vậy, dù các trang bán hàng lừa đảo có thể có tên giống hệt, chạy quảng cáo, mua lượt like, share hay comment để tăng độ chân thật nhưng sẽ không được xác thực và không có tích xanh.
Do vậy, khi mua hàng trên các trang mạng người dùng có thể kiểm tra tích xanh và các đường link đi kèm ở phần giới thiệu để kiểm tra hoặc tự đánh giá nhanh nhất bằng cách gọi điện thoại đến cửa hàng, chi nhánh để xác minh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tra cứu và xác định ngay được một trang bán hàng giả mạo qua những dấu hiệu sau:
- Fanpage không có dấu tick xanh.
- Số lượng người theo dõi Fanpage giả mạo thường thấp.
- Địa chỉ website hiển thị trên Fanpage giả mạo thường có tên miền không phổ biến, là những tên miền lạ, dài và khó nhớ.
- Kiểm tra thông tin liên lạc được hiển thị trên Facebook và website bằng cách nhấp chuột vào địa chỉ website đó. Nếu dẫn đến một trang web lạ khác đó là giả mạo.
- Các website liên tục hiện lên thông tin người mua hàng ảo.
- Giá bán rẻ một cách bất thường.
Xoay trở trong "mùa" dịch Covid-19: Tìm cơ hội trên thị trường online
Hầu hết doanh nghiệp tận dụng kênh bán hàng online và xem đó là cứu cánh để mở rộng đầu ra cho hàng hóa trong điều kiện mới
Thống kê 6 tháng đầu năm, một số doanh nghiệp (DN) sản xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng tại TP HCM ghi nhận doanh thu tăng khá so với cùng kỳ năm 2019.
Mua sắm online tăng mạnh
Trong đó, kênh bán hàng trực tuyến tăng trưởng vượt bậc dù các DN chỉ mới thật sự tham gia thị trường online từ cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020.
Bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sài Gòn Food, cho biết khi dịch Covid-19 bùng phát lần 1, người tiêu dùng hoang mang và có tâm lý tích trữ nên doanh số bán hàng qua online đã tăng trưởng tốt. Ở lần tái bùng phát hiện nay, người tiêu dùng đã có kinh nghiệm và tâm lý vững vàng hơn. "Mặc dù vậy, doanh số bán hàng qua online vẫn tăng trưởng do người dùng đã quen thuộc việc mua hàng online tại website của Sài Gòn Food và các trang thương mại điện tử (TMĐT) mà Sài Gòn Food phối hợp bán hàng" - bà Lâm nêu và cho biết thêm với kênh bán hàng trực tuyến, công ty luôn đưa ra các chương trình mua hàng hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu khách hàng.
Tỉ lệ khách hàng mua sắm qua kênh thương mại điện tử tăng nhanh từ đầu năm đến nay
Đại diện sàn TMĐT Tiki cho biết kể từ khi xuất hiện thông tin các ca nhiễm Covid-19 mới tại TP Đà Nẵng, Tiki ghi nhận sự tăng nhanh về nhu cầu đối với các sản phẩm y tế, chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là lượng đặt hàng khẩu trang tăng 12 lần, nước rửa tay tăng 2 lần so với trước đó. Các mặt hàng khác ở nhiều nhóm ngành cũng tăng trưởng khá. Trong đó, được tìm kiếm nhiều nhất là các loại máy lọc không khí; thiết bị hỗ trợ nấu nướng; các loại sách giáo khoa - giáo trình, kiến thức tổng hợp, lịch sử, học ngoại ngữ; các sản phẩm thức uống đóng chai và đóng hộp; các sản phẩm giặt và tẩy rửa; thẻ điện thoại; bảo hiểm ung thư... Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee, thông tin trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại Việt Nam, Shopee ghi nhận nhu cầu tìm kiếm thông tin của người tiêu dùng đối với một số sản phẩm đã tăng. Shopee cũng đã chủ động làm việc với các thương hiệu, nhà bán hàng nhằm mở rộng nguồn cung, đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Doanh nghiệp bán lẻ nỗ lực nhập cuộc
Những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen, hành vi tiêu dùng buộc các DN phải đẩy nhanh lộ trình đầu tư, vận hành mảng thương mại trực tuyến. Điển hình là hệ thống siêu thị bán sỉ MM Mega Market phải đưa vào vận hành website bán hàng sớm hơn kế hoạch và tích cực quảng bá. Kết quả là từ khi dịch bùng phát trở lại thì tỉ lệ khách đặt hàng trên website tăng đáng kể. "Website đang trong quá trình cập nhật nên chưa đầy đủ các mặt hàng, trước mắt, công ty đưa lên đó những mặt hàng đang bán chạy nhất của hệ thống. Các mặt hàng còn lại sẽ lần lượt được giới thiệu với khách hàng trực tuyến trong thời gian tới" - đại diện MM Mega Market Việt Nam cho hay.
Ông Nguyễn Châu Huy, Giám đốc Công ty TNHH Truyền thông Saigon Co.op (Saigon Co.op Media) - sở hữu kênh bán hàng trên truyền hình HTV Home Shopping, cho hay trước thực trạng người tiêu dùng giảm chi tiêu cho mảng sản phẩm không thiết yếu, công ty đang có định hướng tập trung tiếp thị các mặt hàng nhu yếu phẩm. Cùng với đó là đẩy mạnh quảng cáo, bán hàng qua website và fanpage. "Từ đầu năm nay, chúng tôi đã tham gia bán hàng trên một số trang TMĐT như Sendo, Tiki; sắp tới sẽ triển khai thêm trên một số trang khác" - ông Huy tiết lộ.
Website speedl.vn của Lotte Mart Việt Nam bắt đầu tăng trưởng từ tháng 11-2018 sau 1 năm xây dựng nhưng phải đến thời điểm bùng dịch lần 1 (tháng 3 ở TP HCM, Hà Nội) và lần 2 (tháng 7 ở Đà Nẵng) mới có được sự tăng trưởng đột biến. Đại diện Lotte Mart Việt Nam cho hay xu hướng khách hàng tăng mua sắm qua mạng để hạn chế tiếp xúc trực tiếp nên rất nhiều nhóm sản phẩm tiêu thụ mạnh, bao gồm cả hàng tươi sống, sữa, mì, bánh kẹo lẫn giấy vệ sinh, giặt tẩy... Công ty phải tăng gấp đôi nhân sự cho mảng online nhưng có thời điểm vẫn không đáp ứng kịp nhu cầu khách.
Theo Lotte Mart, trước đây việc bán hàng tươi sống qua mạng gặp một số trở ngại do yêu cầu đóng gói, bảo quản, vận chuyển nhưng đến nay, vấn đề này đã được khắc phục, tỉ lệ khách hàng mua thực phẩm tươi sống online ngày càng tăng. Lotte Mart cho biết đã nhận được phản hồi tích cực của khách hàng về đóng gói sản phẩm, đặc biệt là chất lượng hàng tươi sống. Nhà bán lẻ này đang hướng tới đa dạng hóa và đẩy mạnh chất lượng hàng tươi sống trên kênh online, tiếp tục xây dựng và đào tạo đội ngũ vận hành và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, mở rộng liên kết với các đối tác giao hàng bên ngoài để hạn chế thấp nhất việc giao hàng trễ.
Cạnh tranh gay gắt
Theo các DN, chi phí giữa bán hàng trên sàn TMĐT và bán ở kênh bán hàng hiện đại (siêu thị, cửa hàng) không chênh lệch nhiều và cạnh tranh trên TMĐT khốc liệt không thua gì ở thị trường truyền thống. Chi phí cho marketing ở kênh bán hàng đang nổi này cũng không hề thấp. Hiện đang có cuộc chiến về giá trên "chợ mạng" mà lợi thế thuộc về bên nào có giá tốt nhất. "Chúng tôi đang cố gắng để có giá cạnh tranh hơn. Bên cạnh đó là đẩy mạnh quảng cáo để tăng tần suất hiện diện trên trang chủ của website bán hàng, có như vậy mới đẩy doanh số online lên nhanh" - ông Nguyễn Châu Huy nói.
Các sàn TMĐT cũng thừa nhận sự cạnh tranh gay gắt của các nhà bán hàng trên sàn để có vị trí đẹp và tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Bản thân các sàn cũng không ngừng tung ra các gói quảng cáo để nhà bán hàng lựa chọn nhằm tăng tương tác với khách hàng. Sau một thời gian tăng tương tác qua các công cụ, được khách hàng tìm kiếm nhiều, gian hàng sẽ được hiển thị miễn phí trên trang bán hàng.
Chẳng hạn, Tiki có dịch vụ quảng cáo TikiAds giúp các thương hiệu và nhà bán hàng có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng với hiệu quả cao nhất về mặt doanh thu. "Khi tham gia TikiAds, sản phẩm của các thương hiệu và nhà bán hàng sẽ có cơ hội hiển thị lên các vị trí hot ở trang chủ, trang tìm kiếm, trang ngành hàng và chi tiết sản phẩm ở mọi nền tảng của Tiki, bao gồm website, mobile web và mobile app" - đại diện Tiki thông tin.
Không tiết lộ chi phí mua các gói quảng cáo nhưng đại diện một sàn TMĐT khác cho biết sàn thường xuyên triển khai các gói quảng cáo dành cho nhà bán hàng tiếp cận khách hàng tiềm năng trong các dịp flashsale (giảm giá lớn). Chi phí cụ thể người dùng phải chi trả phụ thuộc vào từng thời điểm, chiến dịch. Ngoài ra, sàn này cũng ưu tiên "cạnh tranh tự nhiên" bằng việc hiển thị trên trang chủ danh sách các gian hàng mà người dùng tìm kiếm gần nhất hoặc thường tìm kiếm nhất.
Một chợ đầu mối ở TP.HCM muốn bán hàng online Covid-19 thay đổi tư duy kinh doanh của nhiều đơn vị. Thậm chí, mới đây, một chợ đầu mối ở TP.HCM cũng bày tỏ mong muốn chuyển đổi số, trong đó có bán hàng online. Đây là thông tin được bà Nguyễn Thúy Anh - Trưởng phòng Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật số (thuộc Cục Thương mại điện tử và Kinh tế...