Cảnh báo trừng phạt Nga có thể gây thảm họa cho thị trường năng lượng toàn cầu

Theo dõi VGT trên

Tại cuộc họp chính phủ hôm 8/7, Tổng thống Vladimir Putin thừa nhận các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã gây thiệt hại cho nền kinh tế đất nước này, song chính phương Tây phải chịu thiệt hại nhiều hơn.

Cảnh báo trừng phạt Nga có thể gây thảm họa cho thị trường năng lượng toàn cầu - Hình 1
Cờ Nga, Liên minh châu Âu (EU) và Pháp. Ảnh: Sputnik

Ông Earl Rasmussen, Phó chủ tịch điều hành của Trung tâm Khoa học Chính trị Á-Âu (Eurasia Center) ở Washington (Mỹ) nhận xét với Đài Sputnik rằng phương Tây đã phạm phải nhiều sai lầm khi trừng phạt Nga.

“Dầu của Nga trên các thị trường phương Tây không hề dễ dàng thay thế được. Nga quá quan trọng đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và thậm chí sẽ mất nhiều năm để lấp đầy khoảng trống”, chuyên gia Rasmussen chỉ ra.

Theo ông, nhiều nhà lãnh đạo phương Tây không nhận ra thực tế rằng việc thiết lập mới các đường ống và nhà máy lọc dầu sẽ đòi hỏi hàng loạt thay đổi và tiêu tốn lượng chi phí và thời gian đáng kể. Phó chủ tịch của Trung tâm Eurasia nhận định các nước sẽ mất nhiều năm để đạt được cơ sở hạ tầng cần thiết theo yêu cầu.

Ông Earl Rasmussen cũng cảnh báo về tác động thảm khốc mà các biện pháp trừng phạt Nga có thể gây ra trên thị trường năng lượng toàn cầu, chẳng hạn như ảnh hưởng đến các nền kinh tế trên diện rộng cũng như dẫn đến một cuộc suy thoái lớn…

Đề cập đến khả năng Moskva có cơ hội phát triển trong bối cảnh các lệnh trừng phạt, ông Rasmussen có cùng quan điểm với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng các công ty năng lượng của nước này nên phát triển thị trường mới ở phía Đông và phía Nam.

Phó chủ tịch Trung tâm Eurasia kêu gọi Nga tiếp tục hợp tác với Trung Quốc và Ấn Độ cũng như các khu vực mới nổi khác như Indonesia, Singapore và một số nước Trung Á.

“Vấn đề tìm kiếm cơ hội và hợp tác với các nước châu Phi và Nam Mỹ mới nổi nên được nhìn nhận tích cực. Hơn nữa, hợp tác với Trung Quốc trong Sáng kiến Vành đai và Con đường cũng nên được xem xét”, ông nói thêm.

Các bình luận được đưa ra sau khi Tổng thống Putin tuyên bố rằng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga gây nhiều thiệt hại cho những người áp đặt chúng hơn là đối với Nga. Ông nhấn mạnh rằng ông đã nhiều lần cảnh báo các người đồng cấp khác về hậu quả của hành động áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga, đặc biệt là đối với thị trường năng lượng, song không ai lắng nghe.

Tổng thống Nga cũng khẳng định cuộc chiến tranh kinh tế chớp nhoáng chống lại Nga đã hoàn toàn thất bại. Về vấn đề này, ông Gerard DiPippo, nhà nghiên cứu cấp cao tại Chương trình Kinh tế thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), tác động tài chính ngắn hạn của các lệnh trừng phạt đối với nền kinh tế Nga là rất đáng kể nhưng dường như đã suy giảm kể từ tháng 5 năm nay.

Trong khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây vẫn chưa giúp chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine, chúng đang gây ra những tác động rõ rệt với người dân Nga. Các chỉ số của nhà quản lý mua hàng cho thấy khu vực dịch vụ của Nga đã giảm mạnh trong tháng 3 và tiếp tục giảm nhẹ tính đến tháng 5, lĩnh vực sản xuất ghi nhận mức giảm ít hơn trong tháng 3 và dường như đã tăng trở lại vào tháng 5.

Ngày 24/2, Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine sau khi các nước cộng hòa tự xưng ở vùng Donbass yêu cầu bảo vệ họ khỏi các cuộc tấn công của quân đội Ukraine.

Mỹ và các đồng minh đã đáp trả chiến dịch của Nga bằng cách áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt khắc khổ nhằm vào Nga, trong đó việc Liên minh châu Âu (EU) cam kết chấm dứt phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga. Những gián đoạn sau đó trong hoạt động hậu cần và tài chính đã phá hoại chuỗi cung ứng và dẫn đến giá năng lượng trên toàn thế giới tăng vọt, khiến lạm phát kỷ lụcxuất hiện ở Mỹ và nhiều nơi khác.

Ngày 18/6, Nhà Trắng khẳng định trên Twitter rằng tình hình ở Ukraine là nguyên nhân lớn nhất gây ra lạm phát tại Mỹ. Tuy nhiên, trong phiên điều trần trước Thượng viện ngày 22/6, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell nhấn mạnh lạm phát Mỹ vốn dĩ đã cao từ trước khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại quốc gia láng giềng.

Phương Tây quyết trừng phạt Nga nhưng lực bất tòng tâm

Những khó khăn kinh tế đang là rào cản đối với G7 để tăng cường trừng phạt Nga, giữa lúc Ukraine yêu cầu thêm vũ khí để ngăn chặn bước tiến của Moscow.

Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trong tuần qua đã kết thúc hội nghị thượng đỉnh bằng một thỏa thuận thảo luận về một loạt biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga.

Tuy nhiên, cuộc họp lần này đã nhấn mạnh hạn chế của việc sử dụng những công cụ kinh tế để trừng phạt Nga, sau 4 tháng Moscow phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine.

Trong khi việc chuyển giao vũ khí đã tạo ra sự khác biệt ngay lập tức trên tiền tuyến, và Ukraine đang yêu cầu thêm khí tài để đẩy lùi lực lượng Moscow, các biện pháp trừng phạt đã được chứng minh là có hiệu quả chậm.

Một vài trong số các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã phản tác dụng, trong khi những biện pháp mới cho đến nay thì lại quá phức tạp để triển khai nhanh chóng, theo Wall Street Journal.

Giảm động lực để tăng cường trừng phạt Nga

Trong hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày (26-28/6), các nhà lãnh đạo G7 đã thống nhất kiên định hỗ trợ Ukraine. Họ cũng không có dấu hiệu bất đồng chính kiến trước công chúng.

Các biện pháp trừng phạt chưa từng có của G7 và các quốc gia khác nhằm vào Nga đã gây ra biến động thị trường toàn cầu và khiến chi phí năng lượng tăng.

Phương Tây quyết trừng phạt Nga nhưng lực bất tòng tâm - Hình 1

Các nhà lãnh đạo G7 đã thống nhất cam kết ủng hộ Ukraine. Ảnh: Reuters.

Lạm phát cao, tăng trưởng chậm lại và bóng ma thiếu hụt năng lượng ở châu Âu vào mùa đông này đang làm giảm động lực của phương Tây trong việc áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Moscow.

Sự khác biệt giữa các nhà lãnh đạo của Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Italy, Đức và Nhật Bản đã khiến họ không thống nhất được các biện pháp trừng phạt mới. Nhóm này chỉ có thể thống nhất việc bắt đầu thực hiện các biện pháp từ giới hạn giá dầu đến cấm vận vàng Nga.

Khi hầu hết phương án sẵn có để ngay lập tức trừng phạt Nga đã cạn kiệt, họ chỉ còn có thể thảo luận về những phương án phức tạp và gây tranh cãi hơn.

"Chúng tôi sẽ xem xét một loạt phương pháp tiếp cận, bao gồm các phương án có thể cấm toàn diện tất cả dịch vụ cho phép vận chuyển dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga trên toàn cầu", thông cáo của G7 viết.

Một số quan chức và chuyên gia cho biết bất kỳ biện pháp nào được nêu trong tuyên bố của G7 đều mất nhiều thời gian để đưa vào dự thảo và áp dụng.

"Đây là một cam kết rất tham vọng, cũng như sẽ cần thêm thời gian và công sức", Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói về đề xuất siết giá dầu Nga của Mỹ.

Việc các nhà lãnh đạo không thể cam kết các biện pháp chi tiết mới đã chứng minh rằng những biện pháp trừng phạt hiện tại đã vượt quá ngưỡng chịu đựng của hầu hết nhà hoạch định chính sách phương Tây, John Lough, một thành viên tại Chatham House, một tổ chức tư vấn của Anh, nhận định.

"Gót chân Achilles" của các lệnh trừng phạt

John E.Smith, cựu lãnh đạo Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài thuộc Bộ Tài chính Mỹ, cho biết các quốc gia G7 và đối tác của họ giờ phải quyết định một chiến lược trong trường hợp việc đối đầu kinh tế với Nga kéo dài. Họ cũng phải đồng thời thuyết phục cử tri về những hậu quả có thể xảy ra, ông cho biết thêm.

Chính phủ Đức vào tuần trước đã cảnh báo về tình trạng thiếu khí đốt tiềm ẩn và khả năng hạn chế nguồn cung khí đốt cho các hộ gia đình, trong đó có cả nhiên liệu để sưởi ấm.

"Nga đặt cược rằng họ có thể chịu đựng được những tổn hại cho nền kinh tế của mình nhiều hơn mức mà Mỹ và châu Âu sẵn sàng chịu đựng", ông Smith nói.

Phương Tây quyết trừng phạt Nga nhưng lực bất tòng tâm - Hình 2

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp mặt Thủ tướng Đức Olaf Scholz bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 hôm 27/6. Ảnh: Reuters.

"Gót chân Achilles" của các lệnh trừng phạt đối với dầu khí của Nga là việc chúng chỉ có thể mang đến hiệu quả đầy đủ, nếu hầu hết thế giới cùng tham gia.

Chẳng hạn, các kế hoạch trừng phạt xuất khẩu dầu Nga đã bị ảnh hưởng khi Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác sẵn sàng mua dầu của Moscow. Doanh thu mà Nga đã đánh mất khi lượng dầu xuất khẩu giảm có thể được bù đắp bởi giá tăng.

Để mở rộng liên minh đối phó Nga trên toàn cầu, ông Scholz đã mời lãnh đạo của một số nền kinh tế mới nổi tham dự hội nghị thượng đỉnh G7, bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Nam Phi, Senegal và Argentina. Tuy nhiên, các khách mời thể hiện rất ít cam kết trong việc tham gia các lệnh trừng phạt, theo giới chức phương Tây.

Thủ tướng Narendra Modi nói với ông Scholz rằng Ấn Độ không thể tham gia bất kỳ nỗ lực nào đối đầu với Nga. Hai nhà lãnh đạo gặp nhau vào chiều 27/6, khi chính phủ Ấn Độ công khai bảo vệ việc mua dầu của nước này, các quan chức cho biết.

Gustav Gressel, chuyên gia của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu, cho biết các biện pháp trừng phạt mang tính biểu tượng, vốn đang được thảo luận, thể hiện phương Tây muốn chiến đấu trên mặt trận kinh tế, thay vì quân sự.

Các nguồn tin cho biết Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phát biểu trực tuyến tại hội nghị G7, nhắc lại yêu cầu về vũ khí hạng nặng và hệ thống phòng không trước mùa đông, khi Moscow có thể củng cố những gì họ đạt được.

Những giới hạn của cách tiếp cận trừng phạt đang khiến việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine nhận được nhiều sự chú ý. Bên cạnh đó, việc răn đe quân sự đang trở thành trọng tâm của các cuộc thảo luận quốc tế, khi hầu hết nhà lãnh đạo G7 tới Madrid (Tây Ban Nha) để tham dự hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Ngoài Nga, G7 cũng xem xét những thách thức dài hạn từ phía Trung Quốc.

Nhóm này đã đưa ra ngôn ngữ cứng rắn nhất cho đến nay đối với Trung Quốc, trong đó có việc lên án hành vi căng thẳng của Bắc Kinh trên Biển Đông.

G7 cũng đưa ra một kế hoạch về cơ sở hạ tầng cho các nước đang phát triển nhằm đối trọng sức ảnh hưởng của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường từ Trung Quốc.

Nga tung video pháo phóng loạt Grad phá hủy mục tiêu ở Ukraine.Bộ Quốc phòng Nga hôm 28/6 công bố video hệ thống pháo phóng loạt Grad của quân đội nước này phá hủy các mục tiêu của Ukraine.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga
12:13:39 19/11/2024
Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng
14:27:43 18/11/2024
Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử
19:29:39 18/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024
Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để trục xuất người nhập cư trái phép?
15:54:21 19/11/2024
Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
06:52:21 19/11/2024

Tin đang nóng

Hoa hậu Kỳ Duyên về nước: Visual khác hẳn đêm chung kết, bị "đánh úp" 1 điều ngay tại sân bay
10:23:12 20/11/2024
Top 5 Miss Universe Vietnam bị lộ hình ảnh nhạy cảm, người trong cuộc nói gì?
10:26:54 20/11/2024
Hoa hậu Việt suýt bị tước vương miện: Giờ là giám đốc ở trường đại học lớn, cuộc sống viên mãn bên chồng biên tập viên
10:30:30 20/11/2024
Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ
09:16:39 20/11/2024
Sao Hàn 20/11: Lisa quá gợi cảm; sao nam dùng cái chết của cha để xin giảm án tù
10:43:21 20/11/2024
Học trò Kỳ Duyên công bố trang phục dân tộc tại Mr World 2024, gây choáng ngợp vì sự kỳ công
11:17:01 20/11/2024
Bức ảnh xóa bỏ mối thâm thù 6 năm đang gây tranh cãi khắp thế giới
10:33:35 20/11/2024
Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 20/11/2024
08:40:17 20/11/2024

Tin mới nhất

Mỹ: Triều Tiên chưa đạt được công nghệ tái nhập khí quyển cho ICBM

14:13:02 20/11/2024
Đô đốc Paparo mô tả quan hệ đối tác Nga-Triều Tiên mang tính giao dịch và cộng sinh, đồng thời nhận định Bình Nhưỡng có thể nhận được công nghệ tàu ngầm và công nghệ động lực học.

Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn Bộ trưởng Thương mại

14:10:35 20/11/2024
Với vai trò CEO và chủ tịch của tập đoàn tài chính Cantor Fitzgerald, Lutnick sẽ đảm nhận nhiệm vụ quan trọng trong việc thực thi các mức thuế mà ông Trump đề xuất đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.

Australia từ chối tham gia hiệp ước phát triển năng lượng hạt nhân quốc tế

12:50:05 20/11/2024
Quyết định được quyền Thủ tướng Richard Marles công bố sau khi có thông tin cho rằng Australia được kỳ vọng sẽ tham gia thỏa thuận này tại Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu COP29 ở Baku.

Tổng thống Ukraine cho biết chưa xem xét việc tổ chức tổng tuyển cử

12:49:39 20/11/2024
Ông Zelensky tuyên bố: "Trước tiên, Ukraine cần một nền hòa bình công bằng và sau đó người dân Ukraine sẽ tổ chức các cuộc bầu cử công bằng. Chúng ta phải ưu tiên lợi ích chung hơn bất kỳ mong muốn cá nhân nào".

Lạm phát - thách thức lớn đối với Tổng thống đắc cử Donald Trump

12:47:58 20/11/2024
Trong cuộc khảo sát, các đảng viên Cộng hòa có xu hướng quan tâm nhất đến vấn đề di cư, với 56% người chọn lựa vấn đề này, so với chỉ 11% đảng viên Dân chủ.

UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em

12:23:53 20/11/2024
Ở một số quốc gia phát triển, trẻ em có thể chiếm chưa đến 10% dân số vào năm 2050, làm dấy lên lo ngại về sự hiện diện và quyền của trẻ em trong các xã hội phải tập trung nguồn lực để chăm sóc bộ phận dân số già.

Đô đốc Mỹ: Xung đột Ukraine, Trung Đông 'ăn mòn' kho dự trữ phòng không

12:21:23 20/11/2024
Đô đốc Paparo đánh giá tình trạng tiêu hao phòng không gây tổn hại đến khả năng sẵn sàng của Mỹ trong ứng phó tại châu Á - Thái Bình Dương.

Ô nhiễm không khí cực kỳ nguy hiểm ở vùng thủ đô Ấn Độ

12:13:00 20/11/2024
Giải thích về sự chênh lệch lớn này, ông Dipankar Saha, nguyên lãnh đạo phụ trách phòng thí nghiệm không khí của CPCB cho biết, thang đo AQI của Ấn Độ được giới hạn ở mức 500.

Điểm yếu chí mạng của Hải quân Mỹ

12:09:14 20/11/2024
Tỷ lệ sản xuất cao hơn đồng nghĩa với chi phí cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động lớn hơn. Việc sửa chữa và bảo dưỡng cũng chịu hạn chế bởi số lượng khiêm tốn xưởng đóng, sữa chữa tàu của chính phủ.

Brazil hoàn thành năm Chủ tịch G20

11:47:41 20/11/2024
Tất cả những ưu tiên này hướng đến mục tiêu mà Brazil đề ra là xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu.

Cộng đồng người Việt Nam tại Hungary đoàn kết và hướng về quê hương

11:43:42 20/11/2024
Trong 16 năm hình thành và phát triển, Hiệp hội đã thực hiện tốt việc phối hợp hoạt động hiệu quả cho các chi hội thành viên, đại diện cho cộng đồng người Việt Nam tại Hungary.

Kết quả bất ngờ về công dụng của thuốc Đông y nổi tiếng Trung Quốc trị xuất huyết não

11:43:31 20/11/2024
Nhóm điều trị bằng Zhongfeng Xingnao cũng không đạt tiến triển trong phục hồi chức năng, khả năng sinh tồn và chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Đình Toàn nói lý do ở lại Idecaf, phủ nhận chuyện muốn thay thế Thành Lộc

Sao việt

14:07:00 20/11/2024
Đình Toàn biết ơn bản thân vì đã lựa chọn ở Idecaf đến ngày hôm nay. Nghệ sĩ có hơn 20 năm gắn bó với sân khấu kịch này.

Song Joong Ki và Song Hye Kyo được chọn là "ngôi sao hạnh phúc sau ly hôn"

Sao châu á

14:02:49 20/11/2024
Trong cuộc bình chọn do cổng thông tin cộng đồng DC Inside (Hàn Quốc) tổ chức, Song Joong Ki lọt top 3 ngôi sao sống hạnh phúc hơn sau ly hôn. Song Hye Kyo, vợ cũ của Song Joong Ki, đứng thứ 4.

Quang Linh Vlogs gây sốt khi đến ủng hộ Thùy Tiên, khóc lúc xem phim

Hậu trường phim

13:59:46 20/11/2024
Quang Linh Vlogs thu hút sự chú ý của khán giả khi xuất hiện ở buổi ra mắt phim Linh miêu: Quỷ nhập tràng để ủng hộ Hoa hậu Thùy Tiên với vai diễn đầu tay.

Bức ảnh trước khi nổi tiếng mà Lý Tử Thất muốn xé bỏ

Netizen

13:59:27 20/11/2024
Cùng với sự trở lại của Lý Tử Thất, những câu chuyện và hình ảnh của cô trong quá khứ cũng được cư dân mạng quan tâm. Mới đây, một vài khoảnh khắc của nữ YouTuber từ 10 năm trước đã lan truyền rộng rãi trên MXH.

Cái tên không ngờ giành Quán quân Sao nhập ngũ 2024

Tv show

13:47:02 20/11/2024
Jun Vũ giành ngôi vị Quán quân Sao nhập ngũ dù mục tiêu ban đầu là không gây trở ngại người khác và không đứng bét .

Đạo diễn nghìn tỷ Trấn Thành hứa làm khán giả cười xỉu lên xỉu xuống

Phim việt

13:37:43 20/11/2024
Trấn Thành nói: Không đùa được với biệt đội siêu quậy này đâu về 4 nhân vật trong phim Tết 2025 Bộ tứ báo thủ và hứa hẹn sẽ làm khán giả cười xỉu lên xỉu xuống .

Xe tải lao vào sạp rau, may mắn 1 người bị thương nhẹ

Tin nổi bật

13:01:41 20/11/2024
Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên TL10 (tỉnh Long An) khi xe tải va vào taxi công nghệ, rồi lao vào sạp bán rau, làm 1 người bị thương nhẹ.

Neymar - ánh sao lụi tàn trên sa mạc Ả Rập

Sao thể thao

12:42:35 20/11/2024
Neymar bước vào sân cỏ Saudi Pro League với ánh hào quang của một siêu sao, nhưng đến giờ, anh vẫn chỉ là cái bóng của chính mình.

Khoan hồng cho bị cáo vị thành niên

Pháp luật

12:31:18 20/11/2024
Theo hồ sơ vụ án, do vô cớ bị đánh tới tấp nên Kh. lấy dao bấm đâm loạn xạ và gây thương tích cho nạn nhân 32%; lúc phạm tội, Kh. mới hơn 16 tuổi.

Thời hoàng kim của "đỉnh lưu" hà mã lùn: Đầu quân cho "ông lớn" giải trí xứ chùa vàng, ra mắt bằng bài hát 4 thứ tiếng

Lạ vui

11:55:29 20/11/2024
Chú hà mã nổi tiếng Thái Lan Moo Deng chính thức gia nhập làng giải trí với ca khúc ra mắt được dịch qua 4 thứ tiếng khác nhau.

Năm anh em trai cùng tử trận và câu chuyện truyền cảm hứng cho nước Mỹ

11:33:39 20/11/2024
Kết quả sau 9 tháng nhập ngũ, tàu USS Juneau chở tất cả anh em nhà Sullivan đã bị trúng ngư lôi của quân đội Nhật Bản và phát nổ trong trận chiến Guadalcanal. Ba người tử vong ngay tại chỗ và hai người còn lại qua đời ngay sau đó.