Cảnh báo những dấu hiệu nguy hiểm không nên bỏ qua khi bị đau đầu
Đau đầu là hiện tượng phổ biến và nhiều trường hợp chỉ cần nghỉ ngơi, uống thuốc giảm đau là khỏi. Nhưng chỉ cần chủ quan với cơn đau đầu khi kèm theo những triệu chứng dưới đây lại rất có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Ảnh minh họa
Nguy cơ tử vong từ cơn đau đầu
Mới đây, Bệnh viện Bạch Mai đã cấp cứu cho một trường hợp nữ bệnh nhân N.T.H ở Hải Phòng nhập viện hôn mê sâu chỉ vì chủ quan với cơn đau đầu. Theo người nhà, trước đó khoảng một tháng, bệnh nhân thường xuyên bị đau đầu, dùng thuốc giảm đau có đỡ. Nhưng vài ngày trước khi vào viện, bệnh nhân đau đầu dữ dội, cơn đau tăng, uống thuốc giảm đau không đỡ và còn có biểu hiện buồn nôn nên mới đi kiểm tra.
Khi vào viện, tình trạng của bệnh nhân rất xấu, hôn mê sâu, phản xạ với ánh sáng rất kém, không có dấu hiệu liệt nửa người. Ngay khi vào viện được bác sĩ cấp cứu kịp thời, bệnh nhân may mắn không nguy kịch tính mạng. Theo kết quả kiểm tra, trường hợp của bệnh nhân ngoài biến cố xuất huyết dưới nhện do vỡ túi phình động mạch não còn gặp biến chứng ngừng tuần hoàn.
TS Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng, các trường hợp đau đầu do đột quỵ xuất huyết dưới nhện tỷ lệ tử vong rất cao. Với những trường hợp như bệnh nhân H khả năng sống sót rất thấp nếu không được cấp cứu kịp thời. Với ngừng tuần hoàn xảy ra bên ngoài bệnh viện, tỷ lệ sống sót là dưới 10%, ngừng tuần hoàn xảy ra trong bệnh viện là dưới 20%.
Video đang HOT
PGS.TS Hà Hoàng Kiệm, nguyên bác sĩ Bệnh viện Quân Y 103 cho rằng, đau đầu có rất nhiều nguyên nhân. Phân loại quốc tế về các rối loạn đau đầu có chứng đau nửa đầu; Đau đầu do chấn thương đầu và hoặc cổ; Đau đầu do nhiễm khuẩn; Đau đầu hoặc đau mặt do các bệnh sọ, cổ, mắt, tai, mũi, xoang, răng, miệng, hoặc các cấu trúc sọ, mặt khác… Phần lớn các trường hợp đau đầu chỉ cần nghỉ ngơi hay uống một vài viên thuốc giảm đau là khỏi.
Hơn nữa, chính vì đau đầu không thuộc về một bệnh nào cố định nên rất dễ dẫn đến nhầm lẫn hoặc chẩn đoán không chính xác làm ảnh hưởng đến việc điều trị. Nhưng vì tâm lý chủ quan này mà nhiều người đã nguy kịch tính mạng vì đau đầu cũng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm. Đau đầu nếu kèm theo các triệu chứng khác như chóng mặt, buồn nôn, nôn, sụp mi, kinh nguyệt kéo dài… là dấu hiệu rất nguy hiểm.
Mọi người cũng cần thận trọng khi ngày nào cũng bị đau đầu, phải uống thuốc giảm đau hàng ngày hoặc dùng nhiều thuốc mới hết nhức đầu; Cơ thể sốt, cổ khó cử động, khó thở…. Khó thở và xuất hiện các triệu chứng lạ ở mắt, tai, mũi hay cổ họng. Nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra.
Theo các chuyên gia, một trong những cơn đau đầu nguy hiểm nhất có thể gây ra tử vong đối với người bệnh đau đầu là do vỡ túi phình động mạch. Theo cơ chế cầm máu của cơ thể, khi túi mạch vỡ lần 1 có thể tự bịt lại các nút vỡ nên mọi người chủ quan. Khi không kiểm tra, điều trị kịp thời, túi phình động mạch này lại bị vỡ tiếp sẽ dẫn tới nguy cơ tử vong rất lớn.
Nguy hiểm là các bệnh lý liên quan đến đau đầu ngày càng có xu hướng trẻ hóa nhưng đa phần những người trẻ tuổi thường hay chủ quan hơn với những người lớn tuổi hoặc ở người có sẵn bệnh lý cao huyết áp, tiểu đường…
Do đó, mọi người cần thận trọng nếu thấy xuất hiện những cơn đau đầu đột ngột khi mà mình gắng sức, căng thẳng, tức giận vì đây có thể là biểu hiện của căn bệnh xuất huyết não, xuất huyết màng não. Cơn đau đầu xuất hiện lần đầu, cường độ đau dữ dội hoặc đau đầu có kèm theo các biểu hiện yếu liệt nửa người, nôn dễ biểu hiện của bệnh thần kinh, u não, tai biến mạch máu não… Những cơn đau đầu kèm theo sốt thường do viêm màng não, viêm não…
Điều cần làm khi bị đau đầu
Theo khuyến cáo của PGS.TS Hà Hoàng Kiệm, mọi người không nên chủ quan với những cơn đau đầu bất thường. Đừng vội “đổ lỗi” cho đó là do thời tiết thay đổi hay là hội chứng tiền đình rồi vội vàng mua vài viên thuốc giảm đau về dùng. Với những dạng đau đầu, đặc biệt là những cơn đau đầu ác tính kèm các biểu hiện như trên cần được khám xét cẩn thận để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh từ đó điều trị kịp thời.
Điều đáng nói là hiện mọi người thường hay có thói quen cứ đau đầu là tự ra hiệu thuốc mua thuốc giảm đau uống. Hãy ghi nhớ rằng thuốc không chữa khỏi bệnh đau đầu. Theo thời gian, thuốc giảm đau và những loại thuốc khác có thể mất tác dụng của chúng. Ngoài ra, tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ. Nếu bạn dùng thuốc thường xuyên, kể cả những loại thuốc bạn mua trực tiếp, trao đổi với bác sĩ những rủi ro và lợi ích của chúng. Ngoài ra, thuốc giảm đau không phải là thuốc thay thế giúp bạn phát hiện và điều trị những căng thẳng gây ra cơn đau đầu. Nhiều trường hợp vì lạm dụng thuốc còn sinh loại đau đầu mới, khó điều trị là đau đầu do dùng thuốc quá nhiều.
“Tốt nhất nếu cơ thể có biểu hiện đau đầu khác thường, uống thuốc giảm đau 3 ngày không cắt được triệu chứng hoặc ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống nên đi khám ngay. Các thăm khám cận lâm sàng như chụp cắt lớp thường, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp đa dãy… sẽ xác định được nguyên nhân gây đau đầu do đâu để có hướng điều trị thích hợp”, PGS.TS Hà Hoàng Kiệm khuyến cáo.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi bị nhức đầu nên nghỉ ngơi ngay. Mọi người nên nằm ở nơi yên tĩnh, thoáng mát để đầu óc thư giãn, tránh suy nghĩ nhiều. Cùng với đó, mọi người cần tránh thức khuya, ngủ đủ giấc, hạn chế uống rượu bia, thuốc lá…
Những người thường xuyên căng thẳng, hay bị stress trong công việc, cuộc sống và thiếu ngủ rất dễ bị những cơn đau đầu, đau nửa đầu. Bởi vậy cần xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống điều độ, tránh bỏ bữa hay nhịn đói. Hoạt động thể lực, thể dục đều đặn cũng là điều không nên bỏ qua cũng giúp cơ thể luôn được cân bằng, hạn chế nhức đầu. Theo khuyến cáo một người phải vận động thể lực khoảng 135 phút với điều kiện không bỏ cách quá 2 ngày.
Theo giadinh.net
Nam sinh 17 tuổi bị quỵ sau cơn đau đầu dữ dội
Thấy con trai đi học về kêu đau đầu, gia đình cho uống thuốc hạ sốt rồi mời bác sĩ gần nhà đến tiêm, nhưng ngay sau đó bệnh nhân bị hôn mê sâu.
Ảnh minh họa
Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp (Hà Nội) vừa tiếp nhận bệnh nhân nam N.M.Đ. (17 tuổi, ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội) trong tình trạng hôn mê sâu, đại tiểu tiện không tự chủ. Theo người nhà bệnh nhân, trước đó chiều 16-8, sau khi đi học Đ. về có kêu đau đầu. Thấy vậy gia đình cho uống thuốc hạ sốt nhưng không đỡ.
Người thân của Đ. có mời bác sĩ gần nhà đến tiêm cho Đ. 1 mũi thuốc. Khoảng 30 phút sau, bệnh nhân hôn mê sâu hơn, đại tiểu tiện không tự chủ và được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp. Tại đây, sau khi đánh giá tìn trạng, bệnh nhân được đặt nội khí quản, đảm bảo tuần hoàn, hạ huyết áp. Hình ảnh trên phim chụp CT xuất huyết não, não thất diện rộng. Tiên lượng bệnh nhân nặng, nguy cơ tử vong cao, bệnh nhân đã được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục xử trí.
Trước đó, một nam sinh 15 tuổi ở Phú Thọ sau khi đá bóng về bỗng thấy đau đầu, chóng mặt, nôn liên tục. Người mẹ bé trai tưởng con bị trúng gió nên cạo gió, khi tình trạng đau không giảm nên đưa đến bệnh viện. Khi được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ bệnh nhân đã suy giảm ý thức, đau đầu, buồn nôn nhiều. Bệnh nhân được chẩn đoán bị đột quỵ, vỡ dị dạng mạch máu não.
Theo bác sĩ Vũ Ngọc Linh, Khoa nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, bệnh nhân đột quỵ đang ngày càng trẻ, nhiều người dưới 30 tuổi. Hiện tượng đau đầu nghiêm trọng, xuất hiện nhanh, có thể kèm theo nôn mửa là một trong những dấu hiệu của bệnh đột quỵ. "Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi. Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới. Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường"- bác sĩ Linh lưu ý.
Để hạn chế biến chứng nặng, nguy hiểm đến tính mạng, các bác sĩ khuyến cáo khi thấy hiện tượng đau đầu bất thường nên đến ngay cơ sở y tế thăm khám. Nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch - một trong những yếu tố dẫn đến đột quỵ.
D.Thu
Theo nld.com.vn
Cứu thành công bệnh nhân 18 tuổi đột quỵ não nặng, hôn mê sâu Bệnh viện TƯ quân đội 108 cấp cứu thành công cho nữ bệnh nhân 18 tuổi, bị hôn mê sâu do vỡ dị dạng động tĩnh mạch não gây xuất huyết toàn bộ hệ thống não thất. Bệnh nhân trong quá trình cấp cứu (Ảnh: BVCC) ThS.BS. Nguyễn Thị Cúc - Trung tâm Đột quỵ não - Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết,...