Cảnh báo nguy hiểm từ tăng huyết áp và cách điều trị từ thực phẩm
Tăng huyết áp (THA) là một trong những bệnh nguy hiểm mà nhiều người mắc phải hiện nay. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học là một nhân tố quan trọng để phòng và chống THA hiệu quả.
Những nguy cơ từ THA
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ THA 3 – 18% dân số thế giới, ở Việt Nam, theo điều tra của Viện Tim mạch (2008), tỉ lệ THA là 25,1% ở những người> 25 tuổi. THA là nguyên nhân gây tử vong 7,1 triệu người, chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu. THA là hiện tượng huyết áp cao hơn mức bình thường do áp lực của máu lớn tác động lên thành mạch. Bệnh diễn ra âm thầm và không có biểu hiện rõ rệt, đến khi bộc phát thì hầu hết bệnh đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể. Bệnh gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể, như:
-Biến chứng về não: đột quỵ, liệt nửa người hoặc toàn thân, tai biến là một trong số những biểu hiện tại não hay gặp.
-Biến chứng tại tim: các bệnh lý về mạch vành, suy tim dẫn đến khó thở, tức ngực là biểu hiện điển hình khi bị THA. Thiếu máu cơ tim dẫn đến chóng mặt, hoa mắt. Trường hợp nặng có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, suy tim.
-Biến chứng tại thận: hệ thống mạch máu tại thận bị tổn thương có thể dẫn đến suy thận.
-Biến chứng tại mắt: các mạch máu li ti ở mắt chịu tác động rất dễ bị tổn thương gây nên những bệnh lý võng mạc. Người bệnh sẽ bị giảm thị lực, nặng có thể mù lòa.
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới bệnh THA như: các yếu tố tâm lý xã hội; chế độ ăn (ăn mặn, uống rượu bia hay dùng các chất kích thích như nước chè, cà phê, thuốc lá…).
Một chế độ ăn hợp lý sẽ kiểm soát tình trạng THA
Kiểm soát THA
Video đang HOT
THA có thể kiểm soát nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Các chuyên gia và bác sĩ cũng khuyến cáo các bệnh nhân THA nên có chế độ ăn uống khoa học, tập luyện phù hợp mỗi ngày. Đây là cách tốt nhất để làm giảm huyết áp và sống chung với bệnh một cách an toàn.
Người THA cần một chế độ ăn cung cấp đủ năng lượng, các vitamin và khoáng chất, ít natri, giàu kali, giàu chất xơ, giảm lượng acid béo bão hòa và tổng lượng chất béo. Khuyến khích áp dụng chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát tăng huyết áp (DASH diet) là chế độ ăn khuyến khích nhiều rau xanh, quả chín, các sản phẩm sữa ít béo .
Nhu cầu năng lượng: 30 – 35 Kcal/kg cân nặng/ngày. Protein: 15 -
Nên cung cấp lượng EPA và DHA khoảng 250 – 500mg/ngày. Cholesterol
Chế độ ăn uống thích hợp
-Hạn chế tối thiểu lượng muối tiêu thụ. Các nghiên cứu cho thấy rằng, ở những quốc gia với chế độ ăn nhiều muối có tỷ lệ dân số bị THA nhiều hơn ở những quốc gia với chế độ ăn ít muối hơn. Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra khuyến cáo, hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể giúp kiểm soát HA ở người THA: mỗi ngày chỉ nên dùng dưới 2,3 gam muối/người trưởng thành sẽ giúp giảm HA 2-8 mmHg. Hạn chế muối ăn đặc biệt cần thiết đối với người THA có nền suy tim hoặc cao tuổi. Người bệnh THA được áp dụng chế độ ăn ít muối thì có khoảng 20-60% hạ được huyết áp.
-Tăng lượng rau xanh, chất xơ: Những loại thực phẩm giàu kali sẽ giúp cơ thể bạn đạt tỷ lệ kali cao hơn so với natri, vì vậy giúp trung hòa natri trong cơ thể. Điều này cho phép cơ thể loại bỏ được natri trong thận thông qua đường nước tiểu, vì vậy mà huyết áp sẽ hạ.
Các loại rau có lá màu xanh như rau diếp, rau xà lách, rau cải xoăn, củ cải xanh, cải rổ, rau chân vịt đều là những loại rau rất giàu kali. Rau củ quả tươi chứa nhiều kali như quýt, chuối, khoai tây, rau bí, quả bơ, nước ép cà chua, nước ép cam, dưa gang, quả chà là, quả mơ khô, sữa chua… rất tốt cho thành mạch. Tuy nhiên, người bệnh THA kèm theo suy thận, phù thũng, ít nước tiểu thì không nên ăn quá nhiều đồ ăn chứa kali để tránh thừa kali trong máu.
Người THA nên ăn nhiều hơn món rau xanh, rau củ và quả chín để cung cấp nhiều chất xơ, kali, magiê, vitamin C and vitamin A, E – là những dinh dưỡng có ảnh hưởng tốt tới huyết áp. Lợi ích lớn nhất với THA của chất xơ là các sợi xơ tạo thành gel hòa tan trong nước như chất xơ trong các loại rau (trong đó rau là loại cung cấp chất xơ rất tốt cho người bị THA), yến mạch, táo, đậu đỗ, thanh long, bưởi, cam gọt vỏ… Nên sử dụng lượng rau, quả với người THA là 500g mỗi ngày và có thể ăn 100-300g quả chín mỗi ngày.
Người THA nên ăn nhiều hơn món rau xanh, rau củ và quả chín để cung cấp nhiều chất xơ, kali, magiê, vitamin C and vitamin A, E, đây là những chất dinh dưỡng có ảnh hưởng tốt tới HA
-Nên ăn các loại thực phẩm nhiều acid béo omega 3: cá hồi, cá thu… Omega 3 tác dụng chống viêm, giảm cholesterol, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và THA.
-Sữa không đường: Các loại sữa không đường là một nguồn dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời trong việc cung cấp canxi, ít chất béo rất cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta, đều rất hữu ích trong hạ huyết áp.
-Cháo bột yến mạch: Là loại thực phẩm giàu chất xơ, hàm lượng chất béo và natri thấp nên được xem là một trong những loại thực phẩm rất phổ biến đối với người THA. Thời điểm lý tưởng để ăn cháo bột yến mạch là vào buổi sáng, bởi cháo bột yến mạch không chỉ có tác dụng trong điều trị THA mà còn là loại thực phẩm bổ sung năng lượng cho cả ngày dài năng động.
Cũng cần lưu ý, một số loại thực phẩm người THA không nên sử dụng: Thịt nhiều mỡ, thịt ninh, cá béo (cá mè). Các loại phủ tạng: thận, óc, tim, gan, lòng… vì có nhiều cholesterol. Nước chè đặc, cà phê, thuốc lá, đồ cay. Các thức ăn quá mặn hoặc nhiều đường.
Cứu sống bệnh nhân lên cơn nhồi máu cơ tim cấp khi đang chạy xe
Đang chạy xe trên đường, người đàn ông đột ngột lên cơn nhồi máu cơ tim cấp khiến cả người lẫn xe ngã ra đường. May mắn là bệnh nhân được kịp thời đưa đến bệnh viện, thoát khỏi cửa tử.
Bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: Ánh Nguyệt
Theo đó, vào chiều 6/8, Trạm cấp cứu vệ tinh 115 tại Bệnh viện Gia An 115 (TP.HCM) nhận được thông tin về một người bệnh bị ngất, ngã xe, đập đầu xuống đường.
Ngay lập tức, xe cứu thương của bệnh viện xuất phát đến đón bệnh nhân. Sau khi được đội ngũ y bác sĩ trên xe cứu thương sơ cứu, bệnh nhân đã tỉnh lại.
Tại bệnh viện, bệnh nhân được xác định là ông V.A.T (69 tuổi, ngụ Q. Tân Phú, TP.HCM). Theo người bệnh, khi đang chạy xe trên đường thì ông đột ngột cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm rồi ngất xỉu. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, rung nhĩ, sỏi túi mật, thận ứ nước, mỡ máu cao.
Bằng kinh nghiệm của mình, chuyên gia tim mạch, BSCK2 Dương Duy Trang, Trưởng khoa Tim mạch và Tim mạch can thiệp - Bệnh viện Gia An 115 nhận định bệnh nhân có khả năng cao bị nhồi máu cơ tim cấp và nhanh chóng chỉ định các cận lâm sàng cần thiết.
Trung tâm cấp cứu Bệnh viện Gia An 115 đang thực hiện cấp cứu người bệnh - Ảnh: Ánh Nguyệt
Các kết quả cận lâm sàng đã khẳng định dự đoán của bác sĩ: bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim do động mạch vành phải bị hẹp 70%, có huyết khối. Ngay lập tức, bác sĩ Trang đã tiến hành can thiệp chụp, nong và đặt stent động mạch vành để tái thông động mạch cứu bệnh nhân. Thủ thuật được thực hiện thành công với tổng thời gian chỉ khoảng 30 phút.
Hiện tại, bệnh nhân đang tiếp tục điều trị tại Bệnh viện Gia An 115 để điều trị chấn thương đầu và các bệnh lý nền.
Theo bác sĩ Trang, nhồi máu cơ tim cấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. "Thời gian vàng" cấp cứu người nhồi máu cơ tim là trong 1-2 giờ từ khi xuất hiện triệu chứng nên việc chạy đua với thời gian là yếu tố sống còn quyết định tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, nếu người bệnh có các dấu hiệu của nhồi máu cơ tim cấp như đau ngực trái, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn... thì cần đến bệnh viện ngay để được xử trí kịp thời.
Việc thực hiện sớm các phương pháp can thiệp tim mạch giúp tái thông động mạch vành sẽ mang lại cơ hội sống cho bệnh nhân. Càng xử trí chậm trễ, nguy cơ tử vong của bệnh nhân càng cao.
BS. Duy Trang cũng khuyến cáo, việc định kỳ khám sức khỏe tổng quát nói chung, khám tim mạch nói riêng có ý nghĩa rất lớn trong phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp, đặc biệt là với các bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch như tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, mỡ máu cao (rối loạn lipid máu).... Khi có nguy cơ cao mà bệnh nhân chủ quan, hậu quả có thể sẽ rất nghiêm trọng vì thực tế, không phải ai cũng may mắn được can thiệp y tế kịp thời.
Hơn nữa, trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, việc điều trị, kiểm soát tốt các bệnh lý nền càng có ý nghĩa quan trọng. Thực tế trên thế giới và những ca tử vong đầu tiên tại Việt Nam liên quan đến COVID-19 cho thấy, những người đang có nhiều bệnh lý nền khi mắc thêm COVID-19 thì có nguy cơ diễn tiến nặng và tử vong cao hơn.
Hơn một nửa số người bị tăng huyết áp không biết mình mắc bệnh Mục tiêu được đặt ra trong tuần lễ hưởng ứng Ngày tăng huyết áp (diễn ra từ ngày 17-24.5) là: "Đo huyết áp 6 tháng một lần nhằm phát hiện sớm Tăng huyết áp" để hướng đến năm 2025, toàn dân Việt Nam trên 40 tuổi cần được đo huyết áp ít nhất mỗi 6 tháng một lần. Đo huyết áp cho người...