Cảnh báo nguy cơ để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Chuyên gia y tế cảnh báo, thực phẩm có thể bị nhiễm khuẩn ở bất kỳ thời điểm nào trước khi ăn.
Do vậy, việc tuân thủ các bước bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) có thể phòng tránh các bệnh do thực phẩm gây nên như ngộ độc thực phẩm và các bệnh mạn tính khác.
Ngộ độc thực phẩm gây nỗi bất an
Thời gian qua, cả nước liên tục xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu và điều trị. Theo thống kê của Bộ Y tế, 9 tháng năm 2024, cả nước đã xảy ra 111 vụ ngộ độc thực phẩm, tăng 2 vụ so với 9 tháng năm 2023. Tuy nhiên, số người ngộ độc tăng hơn 2 lần, số vụ có người mắc trên 30 người tăng.
Nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc qua xét nghiệm có vụ do vi sinh vật salmonela trong thịt nguội, các món gà, thịt heo đã qua chế biến, chả lụa hay vi sinh vật Bacillus cereus trong canh chua thịt giá đỗ, vi sinh vật Staphylococus aureus trong mì Quảng,…
Từ các vụ ngộ độc cho thấy, việc thực hiện các quy định về ATTP của một bộ phận chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa đầy đủ thường xuyên. Có cơ sở không có đăng ký kinh doanh, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, không xác nhận tập huấn kiến thức về ATTP, không thực hiện khám sức khỏe định kỳ. Có cơ sở không thực hiện kiểm thực 3 bước và lưu mẫu theo quy định, không cung cấp được các hợp đồng và giấy tờ liên quan đến nguyên liệu thực phẩm.
Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP số 1 của TP Hà Nội kiểm tra tại quận Hà Đông.
Video đang HOT
Liên quan đến vấn đề này, theo TS Trương Hồng Sơn – Phó Tổng thư ký Tổng Hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, tình trạng thực phẩm bẩn đang tràn lan ngoài thị trường, không bảo đảm về chất lượng, không rõ nguồn gốc.
Thực tế, ngày càng có nhiều nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm sử dụng thuố.c kích thích tăng trưởng. Những hóa chất cấm trong chế biến nông thủy sản và sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt, cá ôi thiu. Đó còn là quy trình chế biến không nghiêm ngặt hay do nhiễm độc từ môi trường không đảm bảo vệ sinh, sử dụng nước thải sinh hoạt trong chế biến…
Điều đáng lo ngại là hàng ngày, hàng giờ, đâu đó xảy ra những vụ việc ngộ độc thực phẩm gây nỗi bất an. Thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn ở bất kỳ thời điểm nào trước khi ăn. Để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, TS Trương Hồng Sơn lưu ý người dân cần tuân thủ các bước bảo đảm ATTP có thể phòng tránh phần lớn các bệnh do thực phẩm gây nên.
Bảo quản thực phẩm đúng cách
Theo Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong, bảo đảm ATTP là bí quyết phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Trong đó, người tiêu dùng nên chọn lựa thực phẩm đảm bảo an toàn, rõ nguồn gốc, còn hạn sử dụng.
Các gia đình cần bảo quản thực phẩm đúng cách, từ thực phẩm chưa chế biến (đông lạnh, ướp muối…) hoặc đã chế biến (đậy, dằn, hâm, ướp lạnh).
Đặc biệt, ông Đặng Thanh Phong lưu ý, người dân giữ vệ sinh trong khâu chế biến, khi ăn uống; vệ sinh tay trước khi chế biến thực phẩm và trước khi ăn uống; vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu nướng và ăn uống. Khi nấu nướng chế biến thức ăn, người dân cần dùng riêng các dụng cụ.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cùng Đoàn kiểm tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Hà Nội kiểm tra và truy xuất nguồn gốc thực phẩm cung cấp cho bếp ăn tập thể.
Bên cạnh đó, các gia đình cần sơ chế, chế biến thực phẩm hợp vệ sinh, đúng cách; sử dụng nguồn nước sạch; “ăn chín, uống sôi”, ăn, uống thực phẩm đã chín kỹ. Các gia đình nên thận trọng khi ăn uống ở hàng quán bên ngoài; lựa chọn hàng quán có uy tín, thương hiệu.
Bác sĩ Nguyễn Văn Thanh – Bộ môn Nội tổng hợp, Đại học Y Hà Nội cảnh báo, việc đun nấu lại nhiều lần các món ăn không chỉ làm mất dinh dưỡng mà còn dễ gây nhiễm khuẩn. Chưa kể nếu bảo quản không đúng cách, đồ ăn để lâu ngày có nguy cơ nấm mốc, ôi thiu…
Để hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra, mỗi gia đình nên lưu ý ưu tiên nấu ăn trong ngày, các món ăn nói chung không nên để qua đêm, đặc biệt không đun đi đun lại nhiều lần.
Vì khi để thức ăn trong tủ lạnh, nhiều gia đình bảo quản không đúng cách cũng gây hại ngay cả khi chưa “hết hạn sử dụng”. Bởi vậy, trong trường hợp phải bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, các gia đình cần để riêng thức ăn sống, chín, bọc kỹ từng loại.
Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, để bảo quản tốt đồ ăn thừa một cách an toàn, không làm mất đi chất dinh dưỡng, không gây hại đối với sức khỏe, tốt nhất các bà nội trợ nên bảo quản trong hộp thủy tinh, hộp nhựa an toàn hay dùng màng bọc thực phẩm bọc kín. Thức ăn thừa phải để nguội trước khi cho vào tủ lạnh.
Hải Phòng: Tăng cường phòng ngừa ngộ độc tại bếp ăn tập thể
Để phòng ngừa nguy cơ ngộ độc hàng loạt tại các đơn vị, doanh nghiệp, UBND TP. Hải Phòng vừa chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức bếp ăn tập thể tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể, đặc biệt trong thời điểm hiện tại mùa hè nắng nóng.
Theo Văn bản 1517/UBND-VX, UBND thành phố yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp chủ động rà soát lại ngay quy trình nhập nguyên liệu; quy trình sơ chế, chế biến; bảo quản, cung cấp suất ăn; thực hiện đầy đủ các quy định, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
Trong quá trình chế biến, cung cấp suất ăn tại các bếp ăn tập thể cần lưu ý một số thực phẩm nguy cơ cao gây ngộ độc hàng loạt, đặc biệt đối với các loại thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm do độc tố, hóa chất (rau, củ, quả có hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật vượt quá mức giới hạn hoặc ngoài danh mục; cá nục, cá ngừ, cá trích, cá thu... có thể có chứa hàm lượng Histamin cao tới mức gây ngộ độc cấp tính hàng loạt do quá trình bảo quản không tốt...); cần kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc, chất lượng, tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện về bảo quản, vận chuyển của nhà sản xuất.
Đối với nguy cơ ngộ độc do vi sinh vật là một trong những nguyên nhân chính của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm thời gian qua, các đơn vị, doanh nghiệp lưu ý thực hiện nghiêm ngặt quy trình sơ chế, chế biến; đảm bảo theo nguyên tắc một chiều; đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực chế biến; đảm bảo điều kiện bảo quản thực phẩm theo đúng quy định của nhà sản xuất và thực hiện sống chín riêng biệt; thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn đầy đủ; thực hành tốt vệ sinh trong chế biến, sử dụng đủ bảo hộ lao động khẩu trang, găng tay một lần trong chế biến thực phẩm chín. Cùng với đó, đảm bảo đủ nước sạch để vệ sinh nơi chế biến, trang thiết bị dụng cụ, rửa thực phẩm, rửa tay; các dụng cụ chế biến thức ăn chín và chứa đựng trực tiếp suất ăn phải được vệ sinh sạch sẽ; sử dụng các món ăn đã được nấu chín và đảm bảo thời gian từ khi nấu xong đến khi ăn ngắn nhất...
Các đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức bếp ăn tập thể cần đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động trong mùa hè nắng nóng, người lao động trong khu vực bếp ăn; đảm bảo suất ăn đủ dinh dưỡng và an toàn cho người lao động. Bên cạnh đó, các đơn vị, doanh nghiệp cần chuẩn bị phương án xử lý tình huống không để bị động khi có ngộ độc thực phẩm hàng loạt xảy ra, hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động; đồng thời có phương án phối hợp với các đơn vị tổ chức cấp cứu, điều trị bệnh nhân; phương án cung cấp suất ăn ca thay thế để đảm bảo sức khỏe người lao động và ổn định sản xuất.
Trước đó, sau bữa ăn trưa ngày 27/6, gần 130 công nhân Công ty CP Đóng tàu Sông Cấm (huyện An Dương, TP. Hải Phòng) có biểu hiện mẩn đỏ vùng mặt, người, đau đầu, một số ít trường hợp buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài.
Đến 16 giờ cùng ngày, số công nhân này đã được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (69 người), Bệnh viện Đa khoa Quốc tế (30 người), Trung tâm Y tế huyện An Dương (28 người) để điều trị và theo dõi sức khỏe.
Tại Công ty CP Đóng tàu Sông cấm có 51 công nhân có triệu chứng nhẹ (mẩn ngứa, đỏ mặt, đau đầu nhẹ...) được nằm theo dõi tại Công ty.
Ngay sau khi năm bắt thông tin, cơ quan chức năng TP. Hải Phòng đã khẩn trương vào cuộc chỉ đạo quan tâm, chăm sóc cho các công nhân; đồng thời xác minh, làm rõ nguyên nhân xảy ra sự việc để xử lý theo quy định.
TPHCM: Chưa đủ căn cứ xác định ngộ độc thực phẩm tại Trường THPT Lê Quý Đôn Ngày 30/10, UBND Quận 3 (TPHCM) thông tin về kết quả điều tra vụ việc nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường THPT Lê Quý Đôn. Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn được theo dõi sức khỏe tại cơ sở y tế. Ngày 10/10, Phòng Y tế Quận 3 nhận được thông tin từ Sở An toàn thực phẩm có...