Cảnh báo đột quỵ ngày nắng nóng: Những ai cần chú ý?
Nắng nóng gay gắt là lúc bệnh đột quỵ gia tăng, đặc biệt là những người có tiền sử bị tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao.
Ông Nguyễn Văn Hưng (68 tuổi, trú tại Thái Bình) cho biết, gần đây ông hạn chế ra ngoài vào ban ngày vì sợ trời nắng nóng, dễ khiến người có tuổi như ông bị đột quỵ bất ngờ. Ông bị tăng huyết áp hơn 10 năm nay, vẫn đang dùng thuốc điều trị nên huyết áp ổn định hơn. Dù vậy, ông vẫn thấy lo vì hàng ngày phải đưa đón cháu đi học thêm hè.
Theo TS.BS Trần Chí Cường – Chủ tịch Hội can thiệp thần kinh TP.HCM, nhiệt độ nóng quá mức hoặc lạnh quá mức đều gia tăng tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ. Theo nghiên cứu thì so với thời tiết lạnh, thời tiết nắng cực đoan có tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ tăng cao hơn.
Khi thời tiết chuyển nóng đột ngột, các bệnh viện ghi nhận gia tăng người đến nhập viện.
Nắng nóng gay gắt là lúc bệnh đột quỵ gia tăng.
TS Cường cho biết, các nghiên cứu chỉ ra nhiệt độ thay đổi đột ngột tăng hoặc giảm 3 độ C thì bệnh nhân đột quỵ sẽ tăng lên.
Nhiệt độ môi trường thay đổi 3 độ C gây ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của tế bào trong cơ thể. Cơ thể càng nóng thì cơ thể thoát nhiều mô hôi, lưu lượng tuần hoàn giảm, máu giảm tạm thời, tim đập nhanh, cơ thể tăng trao đổi chất. Nếu bạn không uống đủ nước thì cơ thể cạn kiệt nguồn nước, các bệnh nhân bị choáng, ngất và có thể tử vong.
Nếu đang trong phòng lạnh đi ra ngoài, môi trường nhiệt độ thay đổi, bạn sẽ mất khoảng thời gian để cơ thể điều chỉnh. Trong phòng điều hoà máu ngoại biên đang co lại, khi bạn ra ngoài nóng đột ngột mạch máu giãn ra, tăng tuyến mô hôi.
Nếu bạn bị bệnh tăng huyết áp cao, mạch máu không co giãn kịp có thể gây đột quỵ. Đặc biệt, khi đi ngoài nóng về nhà mà bạn vào phòng lạnh hoặc tắm ngay dễ nguy cơ bị đột quỵ cao.
Video đang HOT
Dấu hiệu phổ biến
Với tình hình nhiệt độ ở miền Bắc và miền Trung gia tăng như hiện nay, nhất là nhiệt độ ngoài trời có thể lên cao thì việc phòng chống đột quỵ hết sức quan trọng.
Yếu cơ mặt, yếu cánh tay và nói khó là những triệu chứng hoặc dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh đột quỵ, nhưng chúng không phải là những dấu hiệu duy nhất.
Những dấu hiệu sau đây của đột quỵ có thể xảy ra riêng biệt hoặc kết hợp với nhau: Yếu hoặc tê hoặc mất cảm giác ở mặt, tay hoặc chân một bên hoặc cả hai bên của cơ thể. Nói khó hoặc khó hiểu. Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc té ngã mà không biết lý do. Mất thị lực, đột ngột bị mờ hoặc giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt; nhức đầu, thường là bị bất chợt và dữ dội hoặc thay đổi chu kỳ nhức đầu mà không giải thích được, nuốt khó.
Nếu bạn thấy người bên cạnh mình có dấu hiệu đột quỵ, bạn có thể tự nhận biết bằng cách kiểm tra khuôn mặt người bệnh. Miệng của họ có bị xệ xuống không? Họ có thể nhấc cả hai tay lên không? Họ nói có bị líu lưỡi không?
Phòng tránh thế nào?
BS Cường cho biết khi nhiệt độ nắng nóng, để phòng đột quỵ đặc biệt những người có tiền sử tăng huyết áp, đã bị tai biến mạch máu não, mỡ máu cao, bệnh đái tháo đường, bạn cần bảo vệ mình bằng cách tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Ra đường bạn cần che chắn kỹ lưỡng, điều quan trọng là phải uống nước đầy đủ, mỗi ngày từ 1,5 đến 2 lít nước.
Với người phải làm việc ngoài trời nắng, để phòng đột quỵ do mồ hôi thoát ra nhiều bạn cần bổ sung nước đặc biệt uống nước khoáng hoặc chanh muối bù điện giải tốt. Người cao tuổi có bệnh tim mạch từng đột quỵ thì không nên ra ngoài nắng sau 10h sáng. Bạn không làm việc hoạt động gắng sức khi cơ thể mệt mỏi, đói, khát khi ở ngoài trời nắng.
Bạn cũng cần chú ý kiểm soát stress, ăn uống lành mạnh (tăng cường trái cây rau quả); ngủ đủ giấc; kiểm soát huyết áp và đường huyết; tránh xa rượu bia; thuốc lá; khám sức khỏe định kỳ.
6 nhóm người dễ có nguy cơ bị đột quỵ - nên phòng tránh cẩn thận để tránh rủi ro
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, đây là những nhóm người cần cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể, khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào.
Nếu bị đột quỵ ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong sinh hoạt, làm chất lượng cuộc sống suy giảm. Trong trường hợp nghiệm trọng, bệnh nhân có thể bị tàn phế hoặc thậm chí tử vong.
Theo thống kê, đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Ngoài ra, tỷ lệ tái phát đột quỵ cũng tương đối cao, cho dù sử dụng thuốc suốt đời vẫn có khả năng tái phát.
Tuy vậy, không phải ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ, dưới đây là những nhóm người dễ mắc phải bệnh lý này.
1. Người bị bệnh cao huyết áp
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, dù bị huyết áp tâm thu cao hay huyết áp tâm trương cao thì khi huyết áp cao đến một mức độ nhất định đều có thể gây ra đột quỵ. Dù các triệu chứng có rõ ràng hay không, bệnh nhân đều phải kiên trì sử dụng thuốc để kiểm soát huyết áp ổn định, nếu không có thể dẫn đến đột quỵ.
2. Người bị bệnh tim mạch
Theo thống kê lâm sàng, những người bị nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim do vi khuẩn, người bị bệnh van tim, bệnh nhân đã phẫu thuật tim hay những người được lắp máy tạo nhịp tim nhân tạo thường dễ bị chứng huyết khối, nếu không cẩn thận có thể dẫn tới đột quỵ.
3. Bệnh nhân tiểu đường
So với những người bình thường thì bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn, vì phần lớn bệnh nhân tiểu đường bị rối loạn chuyển hóa lipid máu, khiến mức độ xơ vữa động mạch ngày càng nghiêm trọng. Đồng thời, bệnh tiểu đường cũng làm tăng tình trạng cao huyết áp, từ đó gây ra đột quỵ.
4. Những người hút thuốc lá và uống rượu bia thường xuyên
Các chất độc hại trong thuốc lá kết hợp với cholesterol và lipoprotein trong máu rồi lắng đọng trên thành mạch máu, từ đó đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch và cuối cùng dẫn đến đột quỵ.
Ngoài ra, những người thường xuyên uống rượu bia, ví dụ hấp thụ vào cơ thể hơn 60 gam rượu mỗi ngày cũng dễ bị đột quỵ hơn bình thường.
5. Những người ăn uống quá mặn
Nhiều người có khẩu vị rất mặn, thích cho nhiều muối vào món ăn khi chế biến hoặc trong quá trình thưởng thức món ăn. Tuy nhiên, việc làm này cực kỳ có hại cho sức khỏe, bởi thứ nhất nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, thứ hai sẽ gây tổn thương và hẹp động mạch não. Do đó, những người thường xuyên ăn quá mặn dễ bị đột quỵ hơn bình thường.
6. Những người thường xuyên sử dụng thuốc không đúng cách
Việc thường xuyên sử dụng thuốc không đúng cách cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, ví dụ như nếu thường xuyên dùng thuốc hạ huyết áp quá liều sẽ khiến huyết áp giảm trong thời gian ngắn, làm lượng máu trong não giảm mạnh đột ngột, thúc đẩy sự xuất hiện của cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Ngoài ra, các loại thuốc an thần như Diazepam nếu sử dụng quá liều cũng có thể gây ra đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Vì vậy, nếu thực sự cần thiết, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để nắm rõ được phương pháp và liều lượng dùng thuốc một cách chính xác.
Nói chung, những người có nguy cơ đột quỵ cao nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện ra bệnh, từ đó có những biện pháp can thiệp và chữa trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh tiến triển ngày càng nặng hơn.
Tin vui bất ngờ cho những người thích ăn cay Nghiên cứu cho thấy ăn cay ít nhất 4 lần một tuần làm giảm 44% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, theo nhật báo Express (Anh). Cả bệnh tiểu đường và bệnh tim đều là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Thậm chí ngay cả bệnh tiểu đường cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ....