Cảnh báo: 1/3 thuốc sốt rét là giả
Các dữ liệu đưa ra cho thấy, 1/3 loại thuốc sốt rét được sử dụng trên khắp thế giới để ngăn chặn sự lây lan của bệnh là giả mạo.
Một số loài muỗi ở Thái Lan và Việt Nam đã lây lan thành một chủng sốt rét kháng thuốc
Các nhà nghiên cứu đã xem xét 1.500 mẫu của 7 loại thuốc sốt rét từ bảy quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và đưa ra kết luận rằng chính những viên thuốc kém chất lượng và giả đang gây ra tình trạng kháng thuốc và thất bại trong việc điều trị căn bệnh này.
Dữ liệu từ 21 quốc gia ởkhu vực Châu Phi cận Sahara bao gồm hơn 2.500 mẫu thuốc cũng cho thấy kết quả tương tự.
Các chuyên gia cho rằng nghiên cứu vềcác bệnh truyền nhiễm của tạp chí Lancet chính là “lời cảnh tỉnh” cho các giới chức y tế thế giới.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm Quốc tế Fogarty tại Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ, người đã tiến hành nghiên cứu trên cho hay, thực tế có thể tồi tệ hơn nhiều sơ với những con số được đưa ra.
“Hầu hết các trường hợp có thểkhông được báo cáo hoặc báo cáo không đúng hoặc được giữ bí mật bởi các công ty dược phẩm”, các nhà nghiên cứu cho biết.
Không có bất kỳ các cuộc nghiên cứu lớn nào được tiến hành ở Trung Quốc hoặc Ấn Độ, nơi sinh sống của khoảng 1/3 dân số thế giới và cũng là “nguồn gốc có thể” của nhiều loại thuốc giả cũng như là các loại thuốc chống sốt rét chính cống.
Trưởng nhóm nghiên cứu Gaurvika Nayyar nhấn mạnh rằng 3,3 tỷ người đang có nguy cơ mắc bệnh sốt rét, đây cũng là loại bệnhphổ biến ở 106 quốc gia trên thế giới. Có khoảng 655.000 đến 1,2 triệu người bị chết mỗi năm do nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum.
Phần lớn các trường hợp mắc bệnh cũng như tử vong có thể tránh được nếu thuốc có sẵn đạt hiệu quả, chất lượng cao vàsử dụng đúng cách.
Nghiên cứu cũng phát hiện rằng hiện tại cơ sở vật chất không đủ để có thể giám sát chất lượng của thuốc chống sốt rét. Đồng thời, việc giám sát quản lý sản xuất vẫn còn thiếu, hình thức trừng phạt cho những kẻ làm hàng giả vẫn còn thiếu và chưa quyết liệt.
Mặc dù vậy, một điều đáng mừng là tỷ lệ tử vong trên thếgiới do sốt rét cũng giảm hơn 25% kể từ năm 2000,và giảm 33% ở khu vực Châu Phi.
Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thếgiới nói rằng duy trì mức độ hiện tại của cả quá trình sẽ không đủ để đáp ứng mục tiêu toàn cầu về kiểm soát bệnh sốt rét. Hiện tại, WHO đang kêu gọi đầu tư để đổi mới trong việc chẩn đoán, chữa trị và giám sát căn bệnh truyền nhiễm này.
Quách Vinh
Theo Dân trí
Sốt rét ngày càng khó chống
Trong báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM tại hội nghị khoa học và đào tạo chuyên ngành ký sinh trùng toàn quốc, tổ chức tại TPHCM ngày 29-3, nhóm nghiên cứu cho biết kết quả phân tích về ký sinh trùng đối với ổ dịch sốt rét xảy ra tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè-TPHCM (từ ngày 4-7 đến 19-9-2011) có đặc điểm muỗi vận nhiễm là Anopheles epiropticus và ký sinh trùng sốt rét lưu hành là Plasmodium vivax.
Đây là điểm khác biệt so với các vùng sốt rét khác ở nước ta (muỗi vận nhiễm hay gặp là Anopheles minimus) và về mặt bệnh học thì kết quả phân tích này rất cần lưu ý.
Ổ dịch sốt rét này có 54 ca mắc và là ổ dịch sốt rét trở lại đầu tiên sau nhiều năm không xuất hiện tại TPHCM. Bệnh nhân được báo về từ các bệnh viện: Bệnh nhiệt đới, Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2. Tất cả số bệnh nhân ghi nhận được đều nhiễm ký sinh trùng Plasmodium vivax.
TS-BS Lê Thành Đồng, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TPHCM (Bộ Y tế), nhận định: "Xu hướng chung qua nhiêu năm thì so với trước đây, bênh sôt rét đã giảm rât nhiêu. Nhưng sốt rét có thể quay trở lại, đặc biêt là ở các vùng kinh tê khó khăn, thuân lợi cho sôt rét tôn tại và phát triên nêu chúng ta không giải quyêt được các yêu tô chuyên môn kỹ thuât như ký sinh trùng kháng thuôc, muôi truyên bênh kháng hóa chât. Thêm vào đó là các yêu tô vê tính chât lao đông, canh tác, tâp quán sinh hoạt của các quân thê dân cư liên quan nhiêu đên nguy cơ mắc bênh".
Ký sinh trùng ác tính gây sốt rét kháng thuốc. (Ảnh minh họa)
Cũng theo TS-BS Lê Thành Đồng thì khu vực Nam Bô và tỉnh Lâm Đông đêu hội đủ các yêu tô nói trên. Thêm vào đó, P.falciparum là loại ký sinh trùng chiêm đa sô ở phía Nam nước ta, gây sôt rét ác tính và tử vong đã kháng với thuốc điều trị đặc hiệu artemisinin, được phát hiên lân đâu tại xã Đắk Nhau, huyên Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
Đó là chưa nói đến muôi An.Epiroticus - một tác nhân truyên bênh sôt rét chính ở khu vực ven biên Nam Bô - cũng đã kháng với các hóa chất đang được sử dụng hiện nay trong chương trình phòng chống sốt rét. Điều này được Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TPHCM chứng minh qua nghiên cứu các năm ở Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An, Bến Tre... với kết quả là muôi An.Epiroticus đêu đã tăng sức chịu đựng và kháng với các hóa chât đang sử dụng.
Việc sôt rét gia tăng ở tỉnh Bình Phước hay môt sô vụ dịch sốt rét xảy ra gần đây ở huyện Tuy Phong (Bình Thuân), huyện Nhà Bè (TPHCM) là những minh chứng điên hình cho việc dịch sốt rét chẳng những chưa bị đẩy lùi hẳn mà còn có lắm thách thức hơn những gì chúng ta từng biết.
Theo Bác sĩ CK1 Lê Trung Đồng (Người lao động)
Bệnh sốt xuất huyết bắt đầu "tăng tốc" Mới bắt đầu mùa mưa nhưng bệnh sốt xuất huyết đã bắt đầu tăng nhanh trong khi đó bệnh tay chân miệng tiếp tục diễn biến phức tạp. Tình hình trên khiến khu vực các tỉnh phía Nam có nguy cơ phải đương đầu với hai đỉnh dịch cùng lúc. Thống kê tình hình bệnh truyền nhiễm của Viện Pasteur, TPHCM cho thấy,...