Càng sử dụng kháng sinh nhiều càng tăng nguy cơ dẫn đến bệnh Parkinson
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, việc uống quá nhiều kháng sinh có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Một nghiên cứu được công bố gần đây của các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Đại học Helsinki, Phần Lan cho hay, việc sử dụng quá mức một số loại kháng sinh có thể dẫn đến bệnh Parkinson sớm hơm tới 10 đến 15 năm. Mối liên hệ này có thể được giải thích bằng các tác động gây rối của kháng sinh đối với hệ sinh thái vi khuẩn đường ruột.
Sử dụng quá nhiều kháng sinh ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái đường ruột. Ảnh minh họa
Trưởng nhóm nghiên cứu – nhà thần kinh học Filip Scheperjans MD, Tiến sĩ Khoa Thần kinh của Bệnh viện Đại học Helsinki cho biết: “Mối liên hệ giữa kháng sinh và bệnh Parkinson phù hợp với quan điểm hiện tại rằng ở một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân có các bệnh lý của Parkinson có thể bắt nguồn từ ruột. Kháng sinh có thể liên quan đến thay đổi vi khuẩn đường ruột trong một thời gian dài trước khi xuất hiện các triệu chứng vận động Parkinson điển hình như chậm, cơ bắp, cứng và run của tứ chi.
Cũng theo trưởng nhóm nghiên cứu, thành phần vi khuẩn của ruột ở bệnh nhân Parkinson là bất thường, nhưng nguyên nhân không rõ ràng. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số loại kháng sinh thường được sử dụng có ảnh hưởng mạnh đến vi khuẩn đường ruột và nó có thể là một yếu tố ảnh hưởng đến việc sớm mắc bệnh Parkinson.
Video đang HOT
Táo bón, hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm ruột có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn. Phơi nhiễm với kháng sinh đã được chứng minh là gây ra những thay đổi trong hệ vi sinh vật đường ruột và việc sử dụng chúng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một số bệnh như rối loạn tâm thần và bệnh Crohn.
“Phát hiện này cũng có ý nghĩa đối với các hoạt động kê đơn thuốc kháng sinh trong tương lai. Ngoài vấn đề kháng kháng sinh, việc kê đơn thuốc chống vi trùng cũng cần tính đến các tác động tiềm tàng lâu dài đối với hệ vi sinh vật đường ruột và sự phát triển của một số bệnh”, Tiến sỹ Filip Scheperjans MD nói.
Bệnh Parkinson là một rối loạn cấp cao của hệ thần kinh có ảnh hưởng đến vận động. Bệnh không phát triển ngay lập tức, đôi khi sự khởi đầu của bệnh này là một chấn động hầu như không đáng kể ở trong một tay. Người ta tin rằng tình trạng run có thể là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh Parkinson, các rối loạn bổ sung cũng thường gây ra độ cứng hay chậm của chuyển động.
Bệnh Parkinson thường bắt đầu trong khoảng giữa và cuối cuộc đời cũng như nguy cơ mắc bệnh tăng theo tuổi. Mọi người thường phát triển bệnh từ khoảng 60 tuổi trở lên. Đàn ông nhiều khả năng mắc tình trạng này hơn phụ nữ.
Thanh Vân
Theo sciencedaily/vietq
Phát hiện lạm dụng kháng sinh có thể gây bệnh Parkinson
Nghiên cứu hàng chục nghìn bệnh nhân Parkinson, các nhà thần kinh học của bệnh viện Đại học Helsinki (Phần Lan) đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng kháng sinh (phổ tác động rộng và loại kháng sinh chống vi khuẩn kỵ khí, nấm) và sự phát triển của bệnh Parkinson.
Khi kê đơn thuốc kháng sinh, các bác sĩ phải tính đến tác động của chúng đối với hệ vi sinh vật đường ruột và sự phát triển của một số bệnh, trong đó có bệnh Parkinson - Ảnh: CCO Public Domain
Theo Medical Xpress, các nhà thần kinh học của bệnh viện Đại học Helsinki (Phần Lan) đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng kháng sinh (phổ tác động rộng và loại kháng sinh chống vi khuẩn kỵ khí, nấm) và sự phát triển của bệnh Parkinson - nhóm các bệnh rối loạn vận động với đặc điểm cứng cơ, run, tư thế và dáng đi bất thường, chuyển động chậm chạp và trong trường hợp bệnh nặng người bệnh có thể mất đi một số chức năng vận động vật lý.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu tác dụng của việc dùng kháng sinh đối với 13.976 bệnh nhân người Phần Lan được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson từ năm 1998 đến 2014. Nhóm đối chứng gồm 40.697 tình nguyện viên khoẻ mạnh.
Filip Scheperjans, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết ở một tỷ lệ đáng kể những người mắc bệnh Parkinson, bệnh lý có thể xảy ra ở ruột nhiều năm trước khi có biểu hiện của các triệu chứng điển hình của bệnh này.
Thành phần vi khuẩn của ruột ở bệnh nhân Parkinson là bất thường, nhưng nguyên nhân gây ra tình trạng này là không rõ ràng. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số loại kháng sinh thông thường có ảnh hưởng đáng kể đến hệ vi sinh vật đường ruột và liên quan đến bệnh Parkinson.
Táo bón, hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm ruột với việc lạm dụng kháng sinh quá mức đã được phát hiện có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển bệnh Parkinson. Hơn nữa, việc dùng thuốc kháng sinh phổ biến hiện nay có thể ảnh hưởng đến sự khởi phát của bệnh 10 - 15 năm trước khi xuất hiện triệu chứng tiêu biểu.
Theo các nhà khoa học, kết quả nghiên cứu này có nghĩa là khi kê đơn thuốc chống vi trùng, các bác sĩ phải tính đến tác động của chúng đối với hệ vi sinh vật đường ruột và sự phát triển của một số bệnh, trong đó có Parkinson.
Các bác sĩ cho biết, mối liên quan mạnh mẽ nhất với nguy cơ phát triển bệnh Parkinson đã được xác định khi sử dụng các nhóm kháng sinh macrolide và lincosamide. Những tác dụng của thuốc chống vi khuẩn và tetracycline, sulfonamid và trimethoprim cũng như thuốc chống nấm có liên quan nhiều đến nguy cơ phát triển bệnh Parkinson.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Đề phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa vào mùa lạnh Mỗi năm, Việt Nam có tới 4.000 trẻ em tử vong vì viêm phổi, phần lớn là do phế cầu khuẩn. Phế cầu khuẩn cũng đã đề kháng nhiều loại kháng sinh khiến việc điều trị các bệnh viêm tai giữa, viêm mũi họng, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết... rất khó khăn và tốn kém. Theo các chuyên gia, phế cầu khuẩn...