Càng phạt, trẻ càng dễ trở thành tội phạm khi trưởng thành
Việc cơ quan chức năng giám sát, trừng phạt trẻ em quá sớm có thể khiến trẻ em tự ti và thiếu kỳ vọng để vươn lên trong cuộc sống.
Việc giám sát người trẻ quá chặt chẽ có thể phản tác dụng
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH THE CONVERSATION
Trang The Conversation ngày 30.4 dẫn nghiên cứu của Đại học Manchester (Anh) cho thấy trẻ em sống trong những khu chịu thiệt thòi sẽ có nguy cơ phạm tội nhiều hơn, thậm chí trước khi học đến cấp THCS.
Các nhà nghiên cứu đã nói chuyện với giới trẻ và nhận thấy nguyên nhân phần lớn do các biện pháp kiểm soát và trừng phạt được tăng cường hơn những nơi khác.
Video đang HOT
Theo bà Jo Deakin tại Đại học Manchester, việc “dán nhãn” này vô tình làm thui chột cơ hội và kỳ vọng ở người trẻ, khiến trẻ cảm thấy bị kỳ thị, nhất là khi tiếp xúc với cảnh sát từ khi còn nhỏ.
Troy (13 tuổi) cho biết em và nhóm bạn luôn bị cảnh sát theo dõi. “Họ vô duyên vô cớ bám theo chúng em. Khi chúng em đạp xe, họ cũng đạp phía sau. Họ là người lớn mà, họ không biết làm gì hay ho hơn à?”, Troy khó chịu nói.
Theo nhóm nghiên cứu, giới trẻ tại những khu vực khó khăn này thường bị cơ quan chức năng xử lý nghiêm khác hơn dù chỉ là những lỗi nhỏ.
“Điều này cho thấy việc tội phạm hóa những người trẻ sẽ dẫn đến việc phạm tội và đẩy chúng rơi vào chu kỳ bất tận của hành vi phạm tội và thiếu cơ hội trong cuộc sống”, bà Deakin nói.
Theo nghiên cứu, việc tìm giải pháp không phải dễ, dù chính phủ mới đây đã lập Quỹ can thiệp sớm cho giới trẻ, trị giá 11 triệu bảng Anh (334,6 tỉ đồng).
“Nếu muốn quỹ này thành công, xã hội Anh phải bỏ đi sự kỳ thị đối với những cộng đồng này và cho giới trẻ tại đây cơ hội để có được sức bật trong cuộc sống”, bà Deakin kêu gọi.
Theo thanhnien.vn
Hà Nội tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố
Sáng nay 26/4, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học, THCS, THPT cấp thành phố năm học 2017-2018.
Ông Lê Ngọc Quang- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội trao bằng khen cho các giáo viên đạt giải Nhất
Hội thi giáo viên dạy giỏi là một hoạt động chuyên môn truyền thống của ngành giáo dục Thủ đô. Năm học 2017-2018, hội thi GVDG tổ chức cho các môn văn hóa cơ bản (cấp tiểu học), môn Ngữ văn, Lịch sử, GDCD (cấp THCS), môn Vật lý, Hóa học, Giáo dục thể chất, GDQPAN (cấp THPT).
Trong báo cáo tổng kết hội thi, ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nhấn mạnh: Hội thi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các phòng GD-ĐT, các trường THPT, THCS, TH quan tâm nhằm phát hiện, tuyên dương và nhân rộng những điển hình tiên tiến.
Từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, để các giờ học thực sự có hiệu quả, chất lượng.
Từ giữa năm học, các đơn vị trường học đã tổ chức nhiều đợt hội giảng để chọn các giáo viên tiêu biểu dự thi thành phố. Hội thi thành phố của 3 cấp học diễn ra từ 23/1 đến 28/3/2018 với 60 giáo viên tiểu học, 180 giáo viên THCS, 102 giáo viên THPT tiêu biểu cho gần 1 vạn giáo viên các môn học ở hơn 1700 trường học toàn thành phố.
Mỗi môn dự thi, giáo viên phải thi viết về kiến thức chuyên môn, nhận thức nghề nghiệp và dạy 1 tiết tại trường của đơn vị đăng cai. Việc tổ chức bốc thăm, chọn lớp và tiếp xúc, làm quen với học sinh được tiến hành đúng quy định.
Từng đạt nhiều giải cao ở các hội thi năm trước, không chỉ giảng dạy tốt, nhiều giáo viên còn đảm nhiệm công tác quản lí. Nhiều thầy cô có hoàn cảnh khó khăn nhưng với nghị lực vượt khó đã vươn lên thể hiện tài năng và bản lĩnh sư phạm như cô Nguyễn Thị Thu Hoài (THCS thị trấn Yên Viên, Gia Lâm), thầy Lưu Văn Trường (THPT Phú Xuyên B), cô Kiều Thị Phượng (THPT Trần Đăng Ninh)...
Đánh giá về sự thành công của hội thi, ông Lê Ngọc Quang - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nhận định: Thành công của mỗi bài giảng là thế hiện trình độ, tài năng sư phạm và sự nỗ lực của người đứng lớp. Có thể khẳng định, sự nỗ lực của các thầy cô, sự quan tâm của các nhà trường, sự khách quan của BGK, hội thi đã thành công tốt đẹp.
Qua hội thi này, các giáo viên được trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau để chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới sắp được thực hiện. Tiêu chí dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, thực hành ứng dụng đã in dấu đậm nét và chúng ta có những kinh nghiệm thực sự quý báu.
Vân Anh
Theo giaoducthoidai.vn
Đào tạo song bằng trong trường phổ thông: Hướng đi mới Sau một năm thí điểm chương trình song bằng tú tài Việt Nam - Anh quốc, Hà Nội quyết định mở rộng mô hình này tới cấp THCS. Đây là một hướng đi mới của giáo dục mà người học có thể "du học tại chỗ". Một giờ sinh hoạt của học sinh theo học chương trình song bằng ở THPT Chu Văn...