Canada và Đức dẫn đầu tỷ lệ giữ chân sinh viên

Theo dõi VGT trên

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ( OECD), Canada và Đức là hai quốc gia dẫn đầu về tỷ lệ giữ chân sinh viên quốc tế sau 5 năm học tập.

Canada và Đức dẫn đầu tỷ lệ giữ chân sinh viên - Hình 1

Đức và Canada thu hút đông đảo sinh viên quốc tế đến học tập và làm việc.

Trong thập kỷ qua, 38 quốc gia thành viên OECD đều đưa ra chính sách khuyến khích du học sinh ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp nhưng kết quả giữa các nước rất khác nhau.

Ước tính, hơn 60% sinh viên quốc tế du học năm 2015 vẫn ở lại Đức và Canada đến năm 2020. Con số này là khoảng 50% với Australia, Estonia và New Zealand. Ngược lại, số lượng du học sinh ở lại làm việc tại Đan Mạch, Slovenia, Italy và Na Uy là dưới 15%.

Báo cáo đồng thời chỉ ra cử nhân quốc tế chiếm tỷ lệ đáng kể trong số lao động nước ngoài ở các nước OECD.

Ông Joybrato Mukherjee, Chủ tịch Tổ chức Trao đổi học thuật Đức ( DAAD), đánh giá dữ liệu mới “vẽ nên một bức tranh tích cực” cho nước Đức.

“Từ số liệu mới, chúng ta có thể thấy rằng, sinh viên quốc tế hiện chiếm tỷ lệ trên mức trung bình trong tổng số lao động nhập cư có tay nghề cao. Trong lĩnh vực du học, Đức cũng có sức hút cao đối với sinh viên quốc tế”, ông Joybrato cho biết.

OECD nhận định, sinh viên quốc tế ở lại nước sở tại sau khi tốt nghiệp có tỷ lệ việc làm dài hạn ngang với tỷ lệ có việc làm của người di cư lao động và cao hơn của người di cư nói chung.

Nợ nần, cảm giác tội lỗi bủa vây du học sinh tại Canada

Gánh khoản nợ khổng lồ khi du học Canada, sinh viên quốc tế tại ĐH Toronto sống chật vật, cân nhắc từng đồng và cảm thấy tội lỗi khi nghỉ ngơi hay bị điểm kém.

Nợ nần, cảm giác tội lỗi bủa vây du học sinh tại Canada - Hình 1

Tháng 4/2021, làn sóng đại dịch thứ 2 càn quét Ấn Độ. Hàng người dài xếp hàng chờ nhận thuốc, nhân viên y tế kiệt sức đối mặt với tình trạng thiếu máy thở, bình oxy. Giữa lúc đất nước ghi nhận 2.000 ca mắc mới, 1.000 trường hợp tử vong mỗi ngày, Shoena Agarwal (18 tuổi ở Delhi) nhận thư từ ĐH Toronto (Canada).

Lúc đó, nữ sinh vừa xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2, mẹ và em trai cách ly từ 2 tuần trước vì Covid-19. Họ vẫn vui mừng khi nhìn từ "chúc mừng" - dòng chữ có thể thay đổi cuộc đời Shoena.

"Mọi người nhảy vòng quanh, rất hạnh phúc", nữ sinh kể lại giây phút "tụ họp" qua cuộc gọi video của gia đình. Họ từng vui mừng như thế cho đến khi phát hiện dù vét hết tài sản cũng không kham nổi 58.160 CAD học phí mỗi năm tại ĐH Toronto.

Học phí của du học sinh cao gấp 10 lần

Video đang HOT

Bố mẹ Shoena bất lực nói với con gái họ không thể nào chi trả nổi khoản phí đó. Nhưng nữ sinh 18 tuổi không cam lòng để cơ hội đổi đời vụt qua trước mắt.

Viễn cảnh học tại trường hàng đầu Canada, top 20 thế giới như giấc mơ hiện hữu trước mặt. Với tấm bằng ấy, Shoena sẽ có công việc tử tế, cơ hội nhập cư, thoát khỏi áp lực lấy chồng ở quê nhà.

"Nhiều người đã đi rồi trở về, đối mặt với xã hội không muốn nữ giới làm gì nhiều", Shoena lo sợ dưới áp lực dư luận, cô rồi sẽ bỏ việc, dâng hiến cả đời cho chồng con, gia đình. Đó là điều cô không hề muốn.

Nợ nần, cảm giác tội lỗi bủa vây du học sinh tại Canada - Hình 2

Nhiều sinh viên quốc tế tại ĐH Toronto (Canada) đối mặt với nợ nần, tình trạng pháp lý bấp bênh. Ảnh: The Varsity.

Cô không mong 4 năm ròng rã tiếp theo, cô sẽ băn khoăn liệu đời mình sẽ khác nếu ngày đó, cô chấp nhận lá thư từ ĐH Toronto.

Cuối cùng, gia đình Shoena quyết định dồn hết tiền vốn để lo cho việc học của 2 chị em, vay thêm từ công ty bảo hiểm tư nhân nhằm trang trải 240.000 CAD - số tiền họ dự toán cho tấm bằng.

Thông thường, sinh viên quốc tế ở Canada phải đóng học phí gấp 3-5 lần so với sinh viên trong nước. Nhưng tại ĐH Toronto, con số cao gấp 10 lần.

Năm 2021, sinh viên quốc tế theo học khoa Khoa học và Nghệ thuật (FAS) ở đây đóng 58.160 CAD/năm, mức thu đối với sinh viên trong nước là 6.100 CAD.

Điều này không có gì lạ khi ĐH Toronto là trường thu học phí cao nhất đối với sinh viên quốc tế bậc đại học ở Canada. Thậm chí, người ta mặc định du học sinh ở trường này luôn giàu có, đến trường trên chiếc Bugatti sáng bóng, khoác áo Prada và đựng sách vở trong túi LV.

Dù thực tế, phần lớn trong khoảng 25.000 sinh viên quốc tế tại ĐH Toronto không như vậy. Akaash Palaparthy, học năm 3, từ Ấn Độ, cho biết quen một sinh viên quốc tế khác sở hữu 2 ô tô, một căn nhà tại Canada. Nhưng anh nhấn mạnh du học sinh giàu chỉ là thiểu số.

Tháng 9/2021, The Varsity đưa ra báo cáo về sinh viên quốc tế đang chật vật với tiền vé máy bay và thuê nhà. Mạng lưới Vận động cho Sinh viên Quốc tế (ISAN) cũng thông tin một số du học sinh không thể tiếp tục theo học ĐH Toronto vì tài chính.

Năm học 2020-2021, trường dạy online 100% nhưng vẫn tăng 5,3% học phí đối với du học sinh và giữ nguyên mức thu đối với người học trong nước do chính quyền địa phương yêu cầu.

Cuối năm học, thu nhập ròng của trường đạt 726 triệu CAD, hơn 40% trong số đó đến từ học phí du học sinh dù không chỉ thiệt thòi vì học trực tuyến, họ còn gặp khó khăn vì lệch múi giờ, lo âu với việc đóng cửa biên giới và không nhận được trợ cấp từ chính phủ.

Ngoài ra, du học sinh tốt nghiệp gần đây có nguy cơ bị trục xuất khi thị trường lao động ảm đạm vì dịch. Do đó, việc sinh viên quốc tế ở Canada gặp khủng hoảng tinh thần là điều dễ hiểu.

Theo Cao ủy Ấn Độ tại Canada, 8 du học sinh người Ấn đã tự tử kể từ năm 2020. Chuyên gia tin rằng con số thực tế cao hơn do nhiều vụ khác không được báo cáo khi tư tưởng kỳ thị người tự tử vẫn phổ biến.

Cuộc sống du học sinh tại ĐH Toronto không hào nhoáng. Họ vẫn chật vật chi trả mức học phí cắt cổ, bị bóc lột, sống trong tình trạng pháp lý bấp bênh, thiếu hỗ trợ nhất quán từ Canada. Họ đau khổ, mặc cảm, thậm chí mạo hiểm để theo đuổi việc học nhằm hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn.

Chật vật với các khoản phí

Rebecca Sinne là sinh viên năm nhất từ Nam Phi. Để theo học ĐH Toronto, cô gom góp kinh phí từ nhiều nguồn - cha trả học phí 2 năm đầu, di sản từ ông lo liệu thêm 3 quý và làm thêm để trang trải phần còn lại. Tám tháng trước khi bay sang Toronto, Rebecca vẫn dành 8-11 tiếng/ngày làm thêm tại nhà trẻ.

Gia đình mong cô và em trai tìm kiếm cuộc sống tốt hơn ở đất nước khác. Du học rồi tìm kiếm công việc, định cư là cách để thực hiện mong ước đó.

Cô từng nghĩ đã lo liệu đủ chi phí. Nhưng sau đó, hàng loạt khoản khác phát sinh. Nữ sinh không hề biết phải trả gộp học phí vào tháng 9 và 11 hàng năm, thanh toán từ ngân hàng nước ngoài tốn thêm chi phí chuyển đổi.

Nợ nần, cảm giác tội lỗi bủa vây du học sinh tại Canada - Hình 3

Kauel Rajeshkumar Brahmbhatt tìm kiếm học bổng nhưng phần lớn chúng dành cho sinh viên trong nước. Ảnh: The Varsity.

Nhân viên tuyển sinh ĐH Toronto từng đến trường tư vấn cũng không đề cập đến chi phí thực tế cho ăn ở, đi lại ở Toronto. Họ chỉ nói học phí 60.000 CAD, phí ký túc 9.500 CAD và khoảng 5.000 CAD/năm để sinh hoạt, không nói phí đi lại bao nhiêu hay các cửa hàng nằm cách khu ký túc bao xa.

Rebecca nói thêm nhân viên tuyển sinh không minh bạch về khả năng du học sinh được nhận học bổng, những gì họ nói chỉ là lời quảng cáo để mời chào sinh viên.

"Họ cứ nói học ở đây rẻ hơn nhiều so với Mỹ, em nên đến học", Rebecca cho hay.

Nhân viên tuyển sinh của trường từng nói có rất nhiều học bổng cho sinh viên quốc tế nhưng không nêu chi tiết. Sau đó, khi tìm hiểu, Rebecca nhận ra sự thật không phải vậy.

Năm học 2021-2022, trường dành 42,6 triệu CAD hỗ trợ sinh viên quốc tế bậc đại học và sau đại học, du học sinh có thể tiếp cận 5.300 học bổng khuyến khích học tập. Một vài trong số đó dành riêng cho du học sinh, còn lại là cho tất cả sinh viên ĐH Toronto.

Kauel Rajeshkumar Brahmbhatt, sinh viên năm nhất từ Kenya, từng tìm kiếm học bổng và phát hiện phần lớn chúng dành cho sinh viên Canada. Học bổng cho du học sinh chỉ khoảng 1.500-2.000 CAD, mức cao nhất là 5.000 CAD - con số quá nhỏ so với học phí họ phải đóng.

Cơ hội giành học bổng giữa các khoa, chương trình không giống nhau. Arthur Hamdani, sinh viên năm 2 từ Indonesia, nhận thấy học bổng cho du học sinh chủ yếu rơi vào khoa Quản lý hoặc Khoa học đời sống trong khi ngành cậu học - Tiếng Anh và Báo chí - lại không có học bổng nào.

Lester B. Pearson là học bổng toàn phần (cả học phí, chi phí sinh hoạt) duy nhất song độ cạnh tranh cao. Rebecca, Kauel, Arthur đều ứng tuyển nhưng không được. Năm 2021, chỉ 37 trong số 2.237 ứng viên nhận học bổng này, tức tỷ lệ chỉ ở mức 1,65%.

Tổn thương tinh thần khi du học

Hiện tại, Shoena học năm nhất tại ĐH Toronto. Cô cho biết học phí du học sinh là vấn đề nhạy cảm vì "quá nhiều giấc mơ gắn chặt với nó". Nữ sinh chọn đến đây để nhận nền giáo dục tốt hơn, được làm việc, sinh sống ở nơi "tương lai tốt đẹp".

Cô cảm thấy dễ có cơ hội định cư tại Canada hơn các nước giàu có khác. Vì thế, dù phải trả mức phí cắt cổ, cô vẫn kiên trì.

"Mỗi ngày, tôi phải nỗ lực để chứng mình với bố mẹ rằng mình đang làm điều tốt nhất và số tiền được chi đúng", Shoena chia sẻ.

Nợ nần, cảm giác tội lỗi bủa vây du học sinh tại Canada - Hình 4

Akaash Palaparth làm thêm, cân nhắc từng đồng và cảm thấy sống nặng nề, kiệt quệ. Ảnh: The Varsity.

Cô học hành, làm việc chăm chỉ, cảm thấy có lỗi nếu nghỉ ngơi. Cô muốn khám phá, đi chơi với bạn bè nhưng không thể vì còn khoản vay khổng lồ cần trả.

Điểm số trở nên quan trọng hơn khi sinh viên trả để 5.816 CAD cho mỗi khóa học. Nếu không thi tốt, Shoena đau đớn. Kỳ đầu tiên, cô thi không tốt, không dám kể với bố mẹ khi phần lớn thành viên trong gia đình từng phản đối việc du học.

Chi phí cao khiến không sinh viên quốc tế nào mà The Varsity phỏng vấn bỏ dở khóa học khi đã quá thời hạn hoàn tiền 100% (thường vào tuần thứ 2 của học kỳ). Sinh viên Canada bỏ dở sẽ nhận lại 75% học phí, tức bỏ phí 150 CAD. Nhưng với du học sinh, con số đó là 1.500 CAD.

"Thực sự, chúng tôi rất căng thẳng. Nhiều đêm, tôi vừa học vừa khóc. Tôi thực sự không thể chịu đựng nổi", Shoena tâm sự.

Với Akaash, nghĩ đến số tiền bố mẹ bỏ ra, cậu không thể rũ bỏ cảm giác tội lỗi. Không khí quanh người cũng trở nên "đặc quánh, nặng nề". Nam sinh để ý đến từng đồng mình có, cân nhắc mọi khoản chi tiêu và thấy kiệt quệ.

Emeritus John P. Portelli, GS tại ĐH Toronto, nghiên cứu về công bằng xã hội và vấn đề bình đẳng trong giáo dục, thấu hiểu học phí cao đối với sinh viên quốc tế gây căng thẳng, gây ra những vấp váp và "không công bằng cho du học sinh".

Bản thân GS Portelli đến Canada năm 1977 với tư cách sinh viên quốc tế hệ sau đại học từ Malta, trải qua ngày tháng khó khăn để lo liệu việc học tiến sĩ. Ông từng làm nghề giao hàng trong một mùa hè, bốc hàng từ nhà kho lên xe tải để "sống sót" khi du học.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cô gái Đồng Nai cao 1m6, nặng 45kg mỗi bữa ăn hết 5kg thịt mỡ, 100 trứng vịt lộn, lợn quay 6kg giờ ra sao?
16:56:58 17/11/2024
Đồng nghiệp cũ nhận bê tráp nhưng tức giận huỷ ngang vì cô dâu bảo tự bắt xe ôm đến, 700m không đón: Ai đúng, ai sai?
16:54:31 17/11/2024
Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024
Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ
18:43:35 17/11/2024
Con cái đi học nhưng cha mẹ mới là người đau đầu mỗi khi ngày 20/11 tới: Mách phụ huynh 4 "món quà" mà giáo viên nào cũng ưng
17:03:02 17/11/2024
Kỳ Duyên có chia sẻ đầu tiên sau Chung kết Miss Universe, 1 chi tiết nhầm lẫn gây chú ý
20:21:20 17/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?

Sao việt

21:28:52 17/11/2024
Kết quả của Kỳ Duyên tại Miss Universe dù gây tiếc nuối, nhưng phần nào minh chứng những cố gắng âm thầm của nàng hậu suốt thời gian qua đã được đền đáp.

Ông trùm Diddy làm loạn trong tù

Sao âu mỹ

21:15:59 17/11/2024
Các công tố viên đã cáo buộc Diddy quậy trong tù, trốn tránh việc giám sát các cuộc gọi và chỉ đạo người bên ngoài bịt miệng nạn nhân.

1 Chị đẹp gây choáng khi flex sở hữu 300 huy chương vàng suốt sự nghiệp, khóc nấc vì 1 lý do

Tv show

21:03:36 17/11/2024
Ca sĩ Ngọc Ánh cho biết trong quá trình hoạt động nghệ thuật đã nhận tới 300 huy chương vàng nhưng chưa bao giờ có cảm xúc đặc biệt như đứng trên sân khấu Chị đẹp đạp gió.

Nhà Ronaldo tổ chức sinh nhật cho con gái 7 tuổi, chuyên gia thắc mắc: "Tại sao lại có món này?"

Sao thể thao

21:00:56 17/11/2024
Hôm 12/11, cô bé Alana nhà Ronaldo chính thức tròn 7 tuổi. Trong dịp này, Ronaldo đang bận hội quân cùng đội tuyển Bồ Đào Nha nên không thể góp mặt.

Khách gọi 11 món nhưng chỉ ăn hết 2, nhà hàng bị cảnh cáo: Cư dân mạng phản bác "không hợp lý"

Netizen

20:41:45 17/11/2024
Một nhà hàng tại Hồ Nam (Trung Quốc) bị cảnh cáo vì khách hàng gọi quá nhiều món nhưng không ăn hết, gây lãng phí thực phẩm. Sự việc này dấy lên tranh luận về trách nhiệm của nhà hàng trong việc ngăn lãng phí thức ăn.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Tổng thư ký LHQ và Tổng thống Brazil khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu

Thế giới

20:08:05 17/11/2024
Tại Hội nghị lần này, Brazil đã đề xuất ba trụ cột thảo luận chính bao gồm, hòa nhập xã hội và cuộc chiến chống đói nghèo; chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững; và cải cách thể chế và quản trị toàn cầu.

Tự do sải bước, phong cách ngút ngàn với quần ống rộng

Thời trang

19:52:24 17/11/2024
Trong thế giới thời trang đầy biến hóa, quần ống rộng luôn khẳng định vị thế vững chắc như một biểu tượng của sự thoải mái và phong cách đỉnh cao.

Những màn đụng hàng váy áo đầy 'duyên nợ' giữa Thanh Thủy và Thùy Tiên

Phong cách sao

19:30:49 17/11/2024
Sau khi Thanh Thủy đăng quang Miss International - Hoa hậu Quốc tế 2024, cộng đồng mạng soi ra cô nàng nhiều lần mặc đụng hàng với Hoa hậu Thùy Tiên. Hai nàng hậu một chín một mười khi diện trang phục đồng điệu.

Những mẫu thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng tạo

18:30:02 17/11/2024
Những tấm thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không quá cầu kỳ nhưng thể hiện rõ tình cảm chân thành và lòng biết ơn mà học trò muốn gửi đến thầy cô.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

Tin nổi bật

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

4 món canh bổ dưỡng nấu siêu dễ, nước dùng ngon đậm đà lại phù hợp cho chị em giữ dáng

Ẩm thực

16:08:24 17/11/2024
Tiết trời se lạnh rất thích hợp để có một bát canh ấm áp. Hãy cùng xem công thức nấu 4 món canh có tác dụng làm ấm dạ dày, giàu dinh dưỡng, ít calo thích hợp cho chị em giữ dáng.