Canada phát triển phương pháp mới điều trị các bệnh tự miễn
Phương pháp mới trong điều trị các bệnh tự miễn, bao gồm cả viêm khớp, do các nhà khoa học Canada đề xuất, tập trung vào kháng thể có tên Ter119 không chỉ tạo ra hiệu quả điều trị trên mô hình ban xuất huyết (purpura), mà còn trên mô hình viêm khớp và các biến chứng do truyền máu.
Kháng thể Ter119 làm chậm sự tiến triển của viêm khớp ở bàn chân chuột thí nghiệm (hình bên phải) so với nhóm đối chứng (hình bên trái) – Ảnh: Science Translational Medicine
Theo Medical Express, Trung tâm nghiên cứu y sinh Keenan (The Keenan Research Centre for Biomedical Science) thuộc Bệnh viện St. Michael (Canada) đã tìm ra một phương pháp mới trong điều trị các bệnh tự miễn, bao gồm cả viêm khớp.
Thông thường, việc điều trị các bệnh như vậy tập trung vào việc ngăn chặn phản ứng miễn dịch gây ra thiệt hại cho các mô của cơ thể. Bây giờ, các nhà khoa học Canada đề nghị tập trung vào kháng thể viêm (inflammatory antibody) Ter119. Được biết, kháng thể là các protein được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch để giúp ngăn chặn những kẻ xâm nhập, chẳng hạn như vi rút hoặc vi khuẩn, gây hại cho cơ thể. Ter119 là một kháng thể đặc biệt tác động tới các tế bào hồng cầu. Các nhà khoa học muốn làm sáng tỏ liệu việc sử dụng kháng thể Ter119 có thể giúp điều trị viêm do các bệnh tự miễn gây ra hay không.
Do đó, tác động đến Ter119 tương tự như liệu pháp đã dùng đối với những bệnh nhân mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (Immune thrombocytopenic purpura – ITP) hay chứng rối loạn đông máu gây ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tiểu cầu khỏe mạnh làm giảm lượng tiểu cầu trong máu gây hội chứng chảy máu thường gặp nhất ở da và niêm mạc. Đây là một rối loạn chảy máu, trong đó hệ thống miễn dịch phá hủy tiểu cầu. Thông thường, căn bệnh được điều trị bằng phương pháp điều trị được gọi là Rh (D) Immunoglobulin hoặc Anti-D.
Công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Science Translational Medicine, các nhà khoa học cho biết thử nghiệm với kháng thểTer119 không chỉ tạo ra hiệu quả điều trị trên mô hình ban xuất huyết (purpura), mà còn trên mô hình viêm khớp và các biến chứng do truyền máu. Vì vậy, các nhà khoa học tin chắc rằngTer119 có thể trở thành nền tảng của một loại thuốc mới. Hơn nữa, loại thuốc mới này sẽ công hiệu trong những trường hợp bệnh nặng nhất.
Video đang HOT
Theo thống kê, có 2 triệu người Canada sống với các bệnh tự miễn, đó là các tình trạng như viêm khớp hoặc lupus khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công mô của chính nó. Những rối loạn này là bệnh mạn tính phổ biến nhất và khiến cơ thể suy nhược. Phương pháp điều trị các bệnh tự miễn đã từng tập trung vào việc làm giảm hiệu quả của hệ thống miễn dịch thông qua ức chế miễn dịch.
Tiến sĩ Alan Lazarus giải thích rằng ức chế miễn dịch từ lâu đã là nền tảng điều trị bệnh tự miễn dịch và công trình nghiên cứu trên đã giúp làm sáng tỏ những căn bệnh khó điều trị.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Rắn lục đuôi đỏ bò vào nhà cắn bé trai 2 tuổi ở Long An
Do được cấp cứu kịp thời, bé trai không gặp nguy hiểm, chức năng các cơ quan và chức năng đông máu ổn định.
Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố (TP.HCM) vừa tiếp nhận bé trai 2 tuổi ở Long An bị rắn lục đuôi đỏ bò vào nhà cắn.
Theo bác sĩ CKI Trương Phước Hữu - khoa Cấp cứu, qua quan sát có thể nhận định con vật gia đình mang đến là rắn lục đuôi đỏ có kích thước khá lớn.
"Đây là rắn độc, nếu không được cấp cứu kịp thời bé sẽ bị rối loạn đông máu, xuất huyết não rồi thiệt mạng. Rất may, bé trai không gặp nguy hiểm. Do đến viện sớm nên chức năng các cơ quan và chức năng đông máu ổn định. Bé sẽ tiếp tục nằm tại khoa Nội tổng hợp để theo dõi", bác sĩ Hữu nói.
Rắn lục đuôi đỏ là loài rắn độc, nếu không may bị con vật này cắn mọi người cần đưa nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt. (Ảnh minh họa)
Thời gian vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố tiếp nhận không ít trường hợp bệnh nhân bị rắn bò vào nhà cắn. Do các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang vào mùa nước nổi, rắn không có nơi trú ẩn nên có xu hướng bò vào nhà dân.
Các xử trí khi bị rắn cắn
Bác sĩ Hữu khuyến cáo người dân, nhất là gia đình có con nhỏ không nên cho trẻ vui chơi ở những nơi ẩm thấp, bụi rậm để tránh gặp nguy hiểm do bị rắn rắn. Nếu không may bị rắn cắn, mọi người cần bình tĩnh xử trí theo các bước sau:
- Khi bị rắn độc cắn, cần rửa vết thương, cởi bỏ đồ trang sức ở chi bị cắn, tránh gây chèn ép khi chi sưng nề, chú ý không để nạn nhân tự đi lại, bất động chi bị rắn cắn bằng nẹp.
- Trường hợp bị rắn lục đuôi đỏ cắn, không chích rạch tại vết thương, nặn hút máu tại vết cắn để loại trừ bớt nọc độc... Sau đó, nạn nhân cần nhanh chóng tới bệnh viện để điều trị.
- Không nên buộc ga ro (buộc quá chặt) mà chỉ băng ép.
- Đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, cần đưa đến bệnh viện lớn, nơi có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu. Huyết thanh kháng nọc rắn nên dùng sớm, tốt nhất trong 4 giờ đầu. Nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê hay yếu liệt nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Có thể mang theo con rắn đã cắn bệnh nhân đến cơ sở y tế để bác sĩ xác định thuốc kháng nọc rắn phù hợp.
- Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu sau 24-48 giờ, việc điều trị hiệu quả rất kém hoặc không hiệu quả.
- Nếu nạn nhân bị liệt do nọc độc rắn thì khai thông đường hô hấp như hút đờm rãi, hô hấp nhân tạo...
- Tránh can thiệp vào vết cắn vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng sự hấp thu nọc và dễ ra máu thêm.
- Trong khi vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu nên để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.
Theo VTC
Nếu kiếm trái cây ăn vặt, chớ quên món này! Dứa (còn gọi là thơm, khóm) thường được đưa vào bữa ăn qua các món chế biến nhưng cũng là thực phẩm ăn vặt lành mạnh. Hãy cùng xem tại sao nó lại lành mạnh, theo Medical Daily. ShutterStock Nghiên cứu trước đây cho thấy bromelain từ dứa có thể giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương, ngăn ngừa di căn phổi...