Cẩn trọng với mùa cúm mới
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã chính thức tuyên bố kết thúc đại dịch cúm lợn. Tuy nhiên không được phép mất cảnh giác. Đã rình rập kẻ thù khác nguy hiểm hơn – cúm theo mùa.
Vì lý do biến chứng cúm Thu-Đông, mỗi năm thế giới bị cướp mất từ 250 đến 500 ngàn sinh mạng và vài ba triệu người khác bị suy giảm sức khỏe trầm trọng.
1- Cảm lạnh hay cúm?
Đó là câu hỏi ngàn năm: phân biệt bằng cách nào? Cả hai bệnh lây nhiễm đều do virus gây ra và có nhiều triệu chứng gióng nhau. Trong số đó có: hắt hơi, xổ mũi, đau họng, đau cơ và đau khớp (mức độ vừa phải), sốt. Tuy nhiên chúng xuất hiện với cường độ khác nhau và ở giai đoạn đầu, khi bệnh mới tiến triển, thỉnh thoảng khó xác định, nó là bệnh gì.
Mặc dù vậy, nếu tinh ý vẫn có thể phân biệt. Cúm bao giờ cũng tấn công bất chợt – đang cảm thấy bình thường, sau đó chỉ trong vòng vài chục phút đã cảm thấy hai cẳng chân nhức nhối. Mất hết nhuệ khí. Chúng ta chỉ ao ước được lên giường nằm.
Thân nhiệt tăng nhanh là chứng cứ tiếp theo khẳng định, cúm đã tấn công. Đi liền với nó là cảm giác thân thể rã rời, kể cả tình trạng đau nhờ cơ bắp và khớp xương. Sau đó có thể, song không bắt buộc, là sự xuất hiện những triệu chứng khó chịu khác như: xổ mũi, đau họng và ho khan. Với cúm nặng, thỉnh thoảng còn kèm cả hiện tượng đau mắt, chảy nước mắt.
Tình trạng người sốt thường kéo dài trong 4-5 ngày.
Cảm lạnh, trái lại đánh phá chúng ta từ từ. Thường có cảm giác người gây gây lạnh, hơi ngứa họng và ngứa bên trong mũi. Có cảm giác nặng đầu, thỉnh thoảng hắt xì hơi. Xuất hiện trạng thái gây sốt, song thân nhiệt chỉ quanh quẩn quanh mốc 38 độ C và hiếm khi vượt giới hạn này.
Đa số các trường hợp cảm lạnh không bị run rẩy, không bị sốt cao hay những triệu chứng nghiêm trọng như cmả cúm. Tùy thuộc vào khả năng đề kháng của cơ thể, cảm lạnh chỉ tấn công thành phần hoặc cả hệ hộ hấp nạn nhân.
Video đang HOT
2- Cách khắc phục
Với cảm lạnh, Tây y không có thuốc đặc trị. Đông ý có thể uống trà gừng, đánh gió….
Trong đa số các trường hợp, cúm kéo dài khoảng một tuần, cho dù tình trạng cơ thể suy nhược và mệt mỏi có thể tiếp diễn thậm chí đến vài ba tuần. Với cảm lạnh, cơ thể phục hồi sức khỏe nhanh hơn, thường không có biến chứng phức tạp. Tuy nhiên thỉnh thoảng cũng để lại di chứng. Hay gặp nhất là viêm xoang, viêm tai giữa và viêm họng, viêm phế quản.
Có thể trị được cúm. Sử dụng cho mục đích này là các loại tân dược chống virus (thường rút ngắn thời gian ốm 1-2 ngày). Điều kiện: cần phải uống thuốc trong vòng 48 tiếng, kể từ thời điểm xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.
Cúm có thể dẫn đến những biến chứng rất nghiêm trọng. Hay gặp nhất là: viêm phổi hoặc phế quản, viêm tai giữa hoặc viêm xoang. Hiếm khi, song có thể viêm cơ tim và viêm màng não.
Đối tượng bị đe dọa đặc biệt là người cao tuổi và những đối tượng bị các bệnh mãn tính thuộc hệ tim-mạch, hệ hô hấp và tiểu đường.
4- Vài điều nên biết
Nếu bạn còn trẻ và khỏe mạnh, cúm ít nguy hiểm. Tuy nhiên đối với trẻ em, đối tượng trên tuổi 65 và những nạn nhân các bệnh mãn tính, cúm có thể dẫn đến thậm chí tử vong. Lý do là hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh (với trẻ em) hoặc hệ miễn dịch bị suy nhược cả vì lý do tuổi tác cũng như suy yếu vì nhiều năm chống đỡ bệnh mãn tính. Viêm phổi là biến chứng nghiêm trọng nhất sau cúm.
Các chuyên gia cảnh báo, nguy cơ tử vong vì lý do cúm và biến chứng sau cúm ở nạn nhân các bệnh tim-mạch, các bệnh mãn tính cao gấp 5 lần so với những người còn lại.
5- Vaccine phát huy tác dụng
Cho đến nay vẫn chưa có vaccine phòng chống virus cảm lạnh, song từ lâu đã có vaccine phòng chống cúm. Có điều, sản phẩm mỗi năm một khác (cần chuẩn bị vaccine thích hợp với dạng virus cụ thể).
Đến nay vaccine được đưa vào cơ thể theo nhièu cách. Trực tiếp qua niêm mạc mũi; hoặc gián tiếp qua mũi tiêm: tiêm vào bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm vào da. Sự khác biệt cơ bản dựa trên độ sâu mũi tiêm.
Mũi tiêm vào da cung cấp hợp chất chứa kháng nguyên cúm (những mảnh virus với nhiệm vụ kích thích hệ đề kháng của cơ thể sản xuất những khấng nguyên thích hợp). Phương này tận dụng những đặc tính miễn dịch hiếm có của làn da.
Vaccine phòng chống cúm là vũ khí hữu hiệu nhất, mà nền y học hiện có. Tuy nhiên ngay cả vaccine cũng không mang lại sự đảm bảo ngừa bệnh 100%. Với người lớn khỏe mạnh, hiệu quả là 70-90%. Với người già và trẻ em, tính hiệu quả thấp hơn và chỉ ở mức xấp xỉ 60%.
Theo VNE
Cẩn trọng khi trẻ ngưng thở lúc ngủ
Ngừng thở khi ngủ có thể liên quan đến chứng rối loạn không tập trung, dễ bị kích động và hành vi thiếu kiểm soát. Trẻ em mắc chứng này có thể gặp vấn đề về tiếp thu và thành tích học tập kém.
Khoảng 1 đến 4% trẻ em Mỹ được chẩn đoán mắc chứng ngạt thở khi ngủ, theo số liệu thống kê của Hiệp hội Chứng ngạt thở khi ngủ vừa công bố trên trangFoxnews. Các chuyên gia về giấc ngủ cho rằng đây là vấn đề khá nghiêm trọng đối với sức khỏe, đặc biệt trở thành vấn nạn khi tình trạng béo phì ở trẻ ngày càng gia tăng. Hơn nữa, nhiều cha mẹ thường chủ quan nên không đưa trẻ đi khám bác sĩ, trong khi một bộ phận khác lại đang sử dụng thuốc để điều trị một cách vô thưởng vô phạt.
Về vấn đề này các chuyên gia khuyên: "Điều quan trọng phụ huynh nên làm là học cách nhận biết những dấu hiệu con mình có thể bị chứng ngạt thở khi ngủ để tìm cách giúp chúng".
Phụ huynh không nên chủ quan khi trẻ bị ngưng thở trong lúc ngủ. Ảnh: Foxnews.
Chứng ngạt thở khi ngủ là gì?
Là tình trạng cổ họng hoặc đường hô hấp bị tắc nghẽn, ngăn chặn khí oxy đi qua phổi, gây thở nông hoặc tạm dừng thở. Ngưng thở khi ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở trẻ em từ mẫu giáo đến trung học.
"Cơ thể trẻ ở giai đoạn này đang có sự tăng trưởng mạnh nhất về chiều cao, song đây cũng là lúc các em có nguy cơ bị chứng ngưng thở khi ngủ cao nhất", bác sĩ Floyd R.Livingston Jr, Giám đốc khoa Phổi nhi và thuốc ngủ, Bệnh viện nhi Nemours (Orlando, Florida) cho biết.
Trong khi bệnh về amidan và sùi vòm họng được xem là thủ phạm thì béo phì cũng là lý do chính khiến trẻ em bị chứng ngạt thở khi ngủ. Thực tế cuộc khảo sát Sleep Medicine Reviews ở Mỹ cho thấy, có đến 60% trẻ em bị béo phì bị chứng ngừng thở khi ngủ.
Dấu hiệu nhận biết
"Nếu trẻ ngáy mỗi đêm và quan sát thấy trẻ khò khè khó thở, đó là dấu hiệu bạn phải lưu tâm đến", bác sĩ Carole Marcus, Bệnh viện Nhi Philadelphia, kiêm phát ngôn viên của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, khuyến cáo.
Trẻ bị triệu chứng này cũng có thể biểu hiện ở tình trạng ngủ không ngon, thức dậy nhiều lần trong đêm, thường bị đau đầu vào buổi sáng và ban ngày buồn ngủ. Ngừng thở khi ngủ có thể liên quan đến chứng rối loạn không tập trung, dễ bị kích động và hành vi thiếu kiểm soát. Trẻ em mắc chứng này có thể gặp vấn đề về tiếp thu và thành tích học tập kém, theo một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Sleep. Thậm chí, những đứa trẻ bị chứng ngưng thở trầm trọng có thể bị huyết áp cao và bệnh tim.
Bạn có thể làm gì?
"Cha mẹ cần lưu ý rằng ngáy ngủ là một chứng bệnh ở trẻ nhỏ", Marcus cho biết thêm. Khi ấy, phụ huynh nên đưa con đi khám bác sĩ nhi khoa để kiểm tra amidam và vòm họng đồng thời có những lời khuyên phù hợp nhất.
Phẫu thuật là lựa chọn tốt nhất cho trẻ em bị vấn đề về amidan và chứng sùi vòm họng. Song nghiên cứu cho thấy chứng ngưng thở khi ngủ không thể được chẩn đoán khi kiểm tra sức khỏe. Do đó các nhà nghiên cứu đã thiết lập một phòng thí nghiệm giấc ngủ đêm của trẻ. Theo đó, một chiếc máy cảm biến sẽ được đặt trên cơ thể trẻ để theo dõi hơi thở của chúng. Trường hợp con bạn bị thừa cân hoặc béo phì thì giảm cân là cách tuyệt vời để giảm triệu chứng ngưng thở khi ngủ, theo các chuyên gia về giấc ngủ.
Theo VNE
Cẩn trọng những tai nạn phòng the khi "lên tới đỉnh" Lịm dần, mệt mỏi hay bất tỉnh khi vừa "lên đỉnh" là những tai nạn phòng the nguy hiểm có thể đe dọa sức khỏe của các cặp vợ chồng. Lịm dần khi vừa "lên tới đỉnh" Lấy nhau bởi tình yêu cháy bỏng nhưng gần năm nay vợ chồng anh Hùng, chị Hằng ở Thanh Hóa không được thỏa mãn niềm vui...