Cẩn trọng với điều hoà cũ giá rẻ
Nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất có nơi lên đến 41 – 42 độ khiến nhu cầu mua điều hòa của người dân tăng cao.
Vì muốn tiết kiệm người tiêu dùng thường có xu hướng chọn mua điều hòa cũ về dùng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia điện máy, về lâu dài, việc chi phí hàng tháng khi dùng một chiếc điều hòa cũ lại tốn kém hơn rất nhiều so với dùng một chiếc điều hòa mới.
Theo anh Hùng, thợ chuyên sữa chữa và lắp đặt điều hòa với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề, “Chẳng có điều hòa nào cũ mà lại vừa rẻ vừa tốt cả. Điều hòa cũ hầu hết là các model cũ, hiệu suất thấp và nếu là model mới thì nó chạy không tốt”.
Ngoài ra, anh Hùng cho biết thêm, một trong những phiền phức khi mua điều hòa cũ là người sử dụng phải thường xuyên sửa chữa, bảo trì liên tục do điều hòa cũ hay gặp phải những trục trặc, hỏng hóc trong quá trình vận hành. Điều hòa cũ tiêu tốn điện năng hơn rất nhiều, nguyên nhân đến từ việc điều hòa cũ thường có hiệu suất làm lạnh không cao do động cơ đã yếu đi sau một thời gian dài sử dụng. Để tạo được độ mát như mong muốn, điều hòa cần phải làm việc nhiều hơn, kéo theo đó hóa đơn tiền điện cũng tăng lên rất nhiều. Không chỉ vậy, điều hòa cũ đã qua một thời gian sử dụng khi chạy thường tạo ra tiếng ồn lớn hơn rất nhiều điều hòa mới.
Ảnh minh họa.
“Điều hòa cũ thường mắc một số bệnh như không nhận điều khiển, máy bật lâu mát hoặc không mát, máy chạy ồn, đang chạy tự động tắt… Thông thường, các cửa hàng nhập điều hòa cũ về bán sẽ chạy thử để phát hiện và xử lý các trục trặc trước khi bán ra cho khách hàng, tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng bệnh cũ lại tái phát sau khi người tiêu dùng mua về sử dụng”.
Anh Hưng, thợ sửa điều hòa kinh nghiệm 8 năm ở Hà Nội cho biết, giá điều hòa cũ rất đa dạng, tùy thuộc vào thương hiệu nhà sản xuất, chất lượng, công suất … Lấy ví dụ điều hòa 12.000 BTU cũ có giá từ 2-4 triệu đồng tuỳ hãng và tuỳ độ mới.
“Nếu điều hòa cũ được làm mới, vệ sinh phần vỏ mà không can thiệp vào bên trong thì yên tâm sử dụng. Tuy nhiên, nếu phải mở lốc, bảng mạch hay linh kiện điện sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ cũng như hiệu suất của máy. Với máy quá cũ, thợ thường dùng hóa chất để tẩy trắng nhựa, lúc mua thì trông rất mới nhưng rất nhanh xuống cấp. Khi mua phải những chiếc điều hòa này, người dùng tưởng mua được hàng rẻ nhưng hóa ra lại đắt”.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực điện máy, trong trường hợp bắt buộc phải mua điều hòa cũ thì tốt nhất mua lại của người thân, bạn bè hoặc nhờ người quen am hiểu về kỹ thuật điều hòa tư vấn để tránh bị hớ hoặc mua phải các điều hòa cũ gặp trục trặc được thợ mông má sửa chữa bán lại. Ngoài ra, người mua nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có thương hiệu và model thông dụng. Không chọn mua các loại điều hòa trôi nổi. Khi mua cũng cần kiểm tra kỹ các bộ phận của điều hoà như vỏ máy, cục nóng, cục lạnh, mối hàn dẫn gas…
Mua điều hòa cũ hay điều hòa mới?
Mua điều hòa cũ trung bình rẻ hơn từ 30 - 50% so với giá gốc. Tuy nhiên cần cảnh giác vì tiềm ẩn nhiều rủi ro sẽ tiêu tốn nhiều tiền để sửa chữa, thậm chí có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nước ta đang bước vào mùa nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ C, khiến nhu cầu mua điều hòa của người dân tăng mạnh.
Một chiếc điều hòa "mới cứng" tính cả công lắp đặt, vận chuyển, thường dao động từ 6-10 triệu đồng, tùy thuộc mẫu mã và thương hiệu. Các dòng máy lạnh thông minh thì trung bình từ 12-16 triệu đồng.
Chính bởi chi phí ban đầu không hề rẻ, nên có nhiều hộ gia đình - thường là các hộ có thu nhập thấp đã lựa chọn mua điều hòa cũ, đã qua sử dụng với lý do vừa tiết kiệm, mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình thoải trong những ngày nắng nóng.
Ước tính trung bình, điều hòa đã qua sử dụng có giá rẻ hơn khoảng 30% so với hàng mới. Một số loại hết hạn bảo hành (thường từ 3-7 năm) thì có giá rẻ hơn, có thể chỉ bằng 50% so với giá gốc.
Tuy nhiên, điều hòa cũ tiềm ẩn nhiều rủi ro sẽ tiêu tốn của bạn nhiều tiền để sửa chữa, và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
"Giữ tiền trước, trả tiền sau"
Đầu tiên, chi phí tiền điện hàng tháng khi dùng một chiếc điều hoà cũ sẽ tốn kém hơn nhiều so với một chiếc điều hoà mới. Lý do là bởi điều hoà cũ thường có hiệu suất làm lạnh không cao do động cơ đã yếu đi sau một thời gian sử dụng. Điều này khiến điều hoà cần phải chạy nhiều thời gian hơn để làm mát, dẫn tới tốn điện hơn.
Bên cạnh đó, điều hòa cũ cũng tiềm ẩn nguy cơ hỏng hóc trong quá trình vận hành, khiến người dùng gặp khá nhiều phiền phức.
Thử tưởng tượng trong một ngày nắng nóng cao điểm, chiếc điều hòa của bạn bỗng dưng lăn ra "dở chứng" không chịu hoạt động. Bạn ngay lập tức gọi thợ đến sửa, và họ thông báo một lý do nào đó như motor quạt bị hỏng, lỗi hệ thống điều khiển, lỗi van tiết lưu,... với hướng khắc phục là thay linh kiện mới từ vài trăm đến cả triệu đồng. Thế nhưng chỉ được vài hôm, chiếc điều hòa cũ lại "chứng nào tật ấy" khiến bạn chán ngán.
Được biết, điều hòa cũ hiện nay gồm 3 loại chính. Loại 1 là hàng trưng bày tại các siêu thị điện máy, loại 2 là loại hết hạn bảo hành - nhưng vẫn còn mới, loại 3 là hàng cũ, hỏng, đã được cửa hàng điện tử sửa chữa để chạy bình thường.
Mức giá của điều hòa sẽ giảm dần tùy theo từng loại kể trên, tuy nhiên nguy cơ hỏng hóc cũng sẽ lần lượt tăng dần. Ấy là chưa kể tới việc những chiếc điều hòa cũ khi chạy có thể sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe do cánh quạt của điều hòa cũ thường nhỏ và yếu sau nhiều năm sử dụng.
Điều này khiến nó không tạo đủ lực để tỏa ra cả phòng mà trực tiếp thổi 1 chỗ, dễ gây ra khó chịu, mệt mỏi, nhức đầu và nhiễm lạnh.
Mua điều hòa cũ cần lưu ý những gì?
Nếu như tình huống bắt buộc phải mua điều hòa cũ, bạn đọc nên hết sức chú ý để không bị lừa mua nhầm phải hàng giả, hàng trôi nổi, kém chất lượng bằng cách lưu ý kiểm tra kỹ model của điều hòa, cũng như hiện trạng của nó - xem vỏ máy có lành lặn, bị lồi, lõm hoặc bị vỡ hay không.
Người mua hàng thường chỉ chú ý đến dàn lạnh mà không xem xét kỹ dàn nóng. Chính vì vậy mà hiện tượng tráo cục nóng cũng thường xuyên xảy ra. Để hạn chế điều này, cần kiểm tra kỹ lưỡng bằng cách đối chiếu các thông số được dán trên dàn nóng và dàn lạnh với thông số được đưa ra bởi nhà sản xuất.
Bạn cũng nên kiểm tra kỹ ống đồng ở cả hai cục nóng - lạnh. Nếu chúng có màu đồng hoặc nâu đồng là loại ống còn hoạt động tốt. Khi ống đồng chuyển sang màu đen thì không nên chọn, vì loại này đã cũ và có thể bị thủng hoặc gặp vấn đề trong lúc hoạt động. Trong khi đó nếu hàn lại phần ống đồng thì vừa khó, lại kém bền so với hàng mới mà chi phí lại cao. Hai lá nhôm ở cục lạnh cũng phải còn nguyên vẹn, bề mặt phẳng không bị vết thủng hoặc răng cưa.
Ngoài ra, cần kiểm tra mối hàn của hai đường ống dẫn ga nối từ block máy ra dàn nóng. Chỉ nên chọn máy có mối hàn chưa bị làm lại, thường thì có màu đỏ đều, vết hàn liền mạch, mịn, sắc sảo (nếu bị hàn lại, thường sẽ có màu loang lổ, vết hàn không trơn láng). Điều này còn giúp bạn xác định được ga block máy "còn zin" hay không.
Một điểm quan trọng khác đó là kiểm tra các nút chức năng của điều hòa, để đảm bảo rằng mọi chức năng làm lạnh trong chiếc điều hòa cũ vẫn còn hoạt động tốt. Một số chức năng quan trọng cần lưu ý như chế độ làm mát cơ bản, chế độ khô (Dry), chế độ tăng tốc (Turbo), chế độ ngủ qua đêm (Sleep),...
Để kiểm tra khả năng làm lạnh, bạn chỉ cần bật cho chiếc điều hòa hoạt động trong phòng kín với mức nhiệt độ khoảng 25 độ C trong khoảng 10 phút và cảm nhận hơi lạnh mà điều hòa tỏa ra.
Ngoài ra, cũng cần kiểm tra tốc độ quạt gió của điều hòa, thường là với 4 mức: Quạt mạnh, quạt vừa, quạt nhỏ, và quạt tự động. Để thử nghiệm, chuyển về từng tốc độ gió khoảng vài phút. Nếu không cảm thấy sự khác biệt thì có khả năng chức năng quạt của điều hòa đã bị hỏng.
Một chức năng khác cũng rất quan trọng nhưng lại thường bị bỏ quên, đó là điều chỉnh hướng gió điều hòa. Việc thử nghiệm điều chỉnh hướng gió trên điều hòa cũ có thể trực tiếp nhìn bằng mắt, vì khi bật chức năng này, cánh quạt phía trước dàn lạnh sẽ di chuyển sang trái/phải, lên/xuống. Nếu như không thấy sự khác biệt khi điều chỉnh thì chức năng này có thể là đã bị hỏng.
Quà tặng 1/6: Đồ chơi "fake" giá rẻ tràn ngập thị trường Mẫu mã, kiểu dáng đa dạng lại có giá bán rẻ hơn nhiều lần, đồ chơi "nhái" (fake) đang được bán rộng rãi trên thị trường và một trong những lựa chọn làm quà tặng 1/6 của nhiều người. Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa là tới ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6. Đây cũng là thời điểm các cửa hàng đồ chơi...