Cẩn trọng vì chỉ được đổi nguyện vọng một lần
Trước khi bước vào thời điểm điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ĐH, CĐ, các chuyên gia lưu ý thí sinh hết sức cẩn trọng
Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa – Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam – cho biết theo quy định sau khi biết điểm thi, thí sinh (TS) sẽ được điều chỉnh, thay đổi, bổ sung các nguyện vọng (NV) đã đăng ký. Nhưng lưu ý, chỉ có TS đã đăng ký xét tuyển trong đợt từ ngày 1-4 đến 20-4 thì đợt này mới được thay đổi, điều chỉnh NV của mình, chứ không được đăng ký mới.
Điều chỉnh căn cứ điểm từng môn
Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa lưu ý cần thay đổi căn cứ vào phổ điểm từng môn thi và đặc biệt là phổ điểm tổ hợp các môn thi xét tuyển các trường ĐH thì TS sẽ cân nhắc xem mình có cần thay đổi, điều chỉnh NV hay không cho phù hợp với điểm thi thực tế của mình.
Từ ngày 16 đến 18-7 cổng thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT mở để cho TS có thể thực hành điều chỉnh, thay đổi thử NV, các kết quả điều chỉnh thử này sẽ được xóa sau ngày 18-7 để TS bước vào đợt điều chỉnh chính thức.
TS có thể thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung NV theo 2 cách: phương thức trực tuyến từ ngày 22-7 đến 17 giờ ngày 29-7. Theo cách này thì TS được thay đổi, điều chỉnh NV chứ không được bổ sung số lượng NV, phương thức trực tiếp bằng phiếu thay đổi NV thì TS phải đến nơi đã đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển trước đây (thường là tại trường THPT) để thực hiện việc điều chỉnh trên phiếu điều chỉnh NV và TS có thể đóng lệ phí xét tuyển để bổ sung các NV, việc điều chỉnh trên phiếu bắt đầu từ ngày 22 đến 17 giờ ngày 31-7.
Thí sinh thi THPT quốc gia 2019. Ảnh: Hoàng Triều
Cô Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân – TP HCM, cho rằng thay đổi NV hay không là tùy theo mỗi TS, TS nên xem kỹ lại trường ĐH đã đăng ký. Thứ nhất, TS theo đúng ngành nghề đó mức điểm có phù hợp hay không, có bao nhiêu khối có thể nộp vào ngành đó, coi lại điểm của từng khối của mình. Thứ hai, TS nên chọn NV theo 3 cấp độ theo sức học, lực học của mình: trên sức, vừa sức, dưới sức. Phải suy nghĩ thật kỹ NV đó bây giờ có còn phù hợp hay không, nên đặt NV1 ở đâu, NV2 ở đâu. TS cứ đăng ký nhiều tổ hợp nếu điểm mình thấy thích hợp, cũng nên xem xét nhiều trường có ngành nghề mình muốn. Thời gian thay đổi NV cũng dài nên TS cân nhắc kỹ, vì đây là tương lai của mình, không nên vội, chỉ được thay đổi một lần.
Chỉ được học một ngành tại một trường
Trong khi đó, tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Kiểm định chất lượng ĐHQG TP HCM, cho biết vài năm gần đây các phương thức xét tuyển được mở rộng, đa dạng và một TS có khả năng tham dự tất cả phương thức xét tuyển vào nhiều ngành hoặc là nhiều trường. Tuy nhiên, TS cần lưu ý là khi học, TS chỉ được chọn học một ngành, tại một trường. Do đó, mặc dù ứng tuyển nhiều nơi nhưng phải chọn ngành phù hợp nhất với mình và nộp hồ sơ đăng ký học vào đúng ngành đó. Khi lựa chọn cần lựa chọn thật chính xác để bảo đảm điều lựa chọn là đúng.
Tiến sĩ Đặng Thị Ngọc Lan, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính Marketing, chia sẻ sau khi có kết quả thi, rất nhiều TS hỏi có nên điều chỉnh NV hay không. “Tôi nghĩ các em phải hết sức bình tĩnh, thận trọng. Về nguyên tắc chọn, nên ưu tiên chọn ngành. Sau đó, tìm những trường có đào tạo ngành đó và khi tìm được trường TS quan tâm xem trường đó có chất lượng hay không? Trường đó đã được kiểm định chưa… Kiểm định là một yếu tố để xác định tiêu chí chất lượng nhà trường. Và trong trường ĐH có nhiều chương trình đào tạo, cần xem xét học phí mỗi chương trình, TS có đủ khả năng để tham gia chương trình hay không” – tiến sĩ Ngọc Lan.
Nộp hồ sơ phúc khảo tại nơi đăng ký thi
Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, trong 10 ngày sau khi công bố kết quả thi, TS có NV chấm phúc khảo các môn thi, bài thi, phải nộp hồ sơ tại nơi mình đã nộp đăng ký dự thi và kết quả sẽ được công bố trước ngày 4-8. Kết quả cũng sẽ được công bố trên mạng để các trường ĐH có thể xét các điểm phúc khảo thay đổi nếu có. Với NV chấm phúc khảo sẽ là giải pháp cho những TS có những thắc mắc về điểm số và cải thiện kết quả của mình.
Video đang HOT
Ng.Trinh
Nguyễn Thuận – Mỹ Anh
Theo nguoilaodong
Bí quyết điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học 'ăn chắc' đỗ
Cán bộ phụ trách tuyển sinh của các trường đại học chia sẻ với thí sinh bí quyết để điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển phù hợp, "chắc chắn đỗ".
Thi sinh làm hồ sơ xét tuyển đại học. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnamplus)
Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 22 đến 29/7 tới đây, các thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm sẽ được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển một lần duy nhất, theo hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại trường.
Làm thế nào để có sự điều chỉnh hợp lý nhất, cơ hội đỗ cao nhất là câu hỏi của rất nhiều thí sinh, phụ huynh thời điểm này.
Xác định ngành muốn học, sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự giảm dần mức độ yêu thích và mức độ điểm chuẩn hàng năm: cao hơn điểm thi, tương đương điểm thi - mức trung bình, thấp hơn điểm thi - mức an toàn. Đó là bí quyết được các cán bộ phụ trách công tác tuyển sinh dày dạn kinh nghiệm của các trường đại học chia sẻ với các sỹ tử khi thời điểm được điều chỉnh nguyện vọng đã cận kề.
Bước 1: Xác định ngành học, trường phù hợp
Theo ông Phạm Thái Sơn, Trưởng phòng Tuyển sinh, Đại học Công nghệ thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, trước hết, thí sinh phải chọn ngành phù hợp với bản thân.
Về cơ bản, thí sinh đều đã xác định được ngành học hoặc trường học yêu thích từ khi làm hồ sơ dự thi Trung học phổ thông quốc gia. Tuy nhiên, nếu vẫn chưa xác định được ngành học phù hợp thì đợt thay đổi nguyện vọng tới đây là cơ hội cuối cùng của thí sinh trong mùa xét tuyển đại học năm nay.
Để xác định được ngành học phù hợp với bản thân, thí sinh có thể tham khảo các thông tin đã được rất nhiều chuyên gia chia sẻ trên nhiều kênh thông tin khác nhau như báo chí, internet...
Tiếp đó, thí sinh tìm hiểu thông tin các trường có đào tạo ngành học đó, như đặc thù đào tạo (có trường thiên về nghiên cứu, trường thiên về thực hành...), học phí, khoảng cách địa lý, môi trường đào tạo, điểm chuẩn hàng năm... Từ đó, chọn ra các trường phù hợp.
Thí sinh làm hồ sơ xét tuyển đại học. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnamplus)
Bước 2: Đoán điểm chuẩn các trường
Theo phó giáo sư, tiến sỹ Lê Thị Thu Thủy, Phó hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương, quan trọng nhất trong việc chọn trường để sắp xếp nguyện vọng xét tuyển ước lượng điểm chuẩn. Thí sinh tham khảo điểm trúng tuyển của trường đó, ngành đó, không chỉ trong năm 2018 mà cả 2017, 2016, xem thường điểm chuẩn giao động ở mốc điểm nào. Bên cạnh đó, phải tham khảo phân tích phổ điểm của các chuyên gia để biết mức độ tăng, giảm điểm chuẩn theo từng năm.
Với phổ điểm năm 2019, theo giáo sư Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, điểm thi năm nay có sự biến động ở nhóm điểm cao. Cụ thể, dù không có nhiều điểm 10 như năm 2017 nhưng số lượng thí sinh đạt điểm 8, 9 nhiều hơn năm 2018. Ví dụ ở môn Toán, số điểm 8 cao gấp 3 lần năm 2018. Theo đó, ở phân khúc các trường tốp đầu, điểm chuẩn dự kiến sẽ tăng khoảng 2 điểm so với năm 2018.
Tuy nhiên, ở phân khúc trường nhóm dưới, do phổ điểm tương đương nên mức điểm chuẩn dự kiến ở nhóm này sẽ chỉ tương đương với 2018.
Đây cũng là phân tích của ông Phạm Thái Sơn, Trưởng phòng Tuyển sinh, Đại học Công nghệ thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh. Theo dự kiến của ông Sơn, điểm chuẩn trường tốp đầu sẽ tăng khoảng 2 điểm hoặc trên 2 điểm. Những trường năm trước lấy điểm chuẩn trong khoảng 20-21 điểm năm nay sẽ tăng khoảng một điểm hoặc hơn một điểm. Trường trong nhóm điểm chuẩn năm trước từ 15 đến 19 điểm sẽ ổn định như 2018.
Theo phó giáo sư Lê Thị Thu Thủy, để ước lượng điểm chuẩn các trường năm nay, với các trường tốp trên, thí sinh có thể so sánh với điểm chuẩn năm 2017 hoặc cân đối ở khoảng giữa điểm chuẩn của năm 2017 và năm 2018. Với các trường nhóm giữa và nhóm dưới có thể so sánh với điểm chuẩn 2018.
Thí sinh dự thi trung học phổ thông quốc gia 2019. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnamplus)
Bước 3: Sắp xếp nguyện vọng
Sau khi xác định được ngành học phù hợp, chọn được các trường có đào tạo ngành học đó và dự đoán điểm chuẩn từng trường, thí sinh cần sắp xếp các ngành, trường theo thứ tự nguyện vọng phù hợp.
Theo Trưởng phòng Tuyển sinh của Đại học Công nghệ thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh Phạm Thái Sơn, căn cứ vào điểm thi của mình, thí sinh chia các trường đã chọn thành ba nhóm: trường yêu thích nhất và có điểm chuẩn dự kiến cao hơn điểm thi, trường có điểm chuẩn dự kiến ngang bằng với điểm thi, trường có điểm chuẩn dự kiến thấp hơn một chút so với điểm thi.
Việc sắp xếp các thứ tự nguyện vọng thực hiện theo nguyên tắc: trường yêu thích nhất và có điểm chuẩn dự kiến cao hơn điểm thi xếp ở nguyện vọng trên, trường điểm thấp hơn để xuống dưới.
Ví dụ, nếu thi đạt 21 điểm thì nên chọn trường hàng năm có ngưỡng điểm chuẩn khoảng 22-23 điểm ở nguyện vọng một, tiếp đó là trường có ngưỡng điểm chuẩn mức 21 điểm, sau đó đến các trường điểm chuẩn thấp hơn, khoảng 18-20 điểm.
"Thí sinh nên có mơ ước tới trường có điểm chuẩn cao hơn một chút so với điểm thi và để ở nguyên vọng một. Nếu may mắn đỗ trường tốp trên thì tốt, trường hợp không đỗ, phần mềm tuyển sinh sẽ tự động xét xuống các trường nguyện vọng dưới. Tuy nhiên, cũng đừng mơ ước cao quá, ví dụ điểm thi chỉ 20-21 điểm thì đừng đăng ký vào trường điểm chuẩn 25-26 điểm, vì hầu như không có cơ hội," ông Sơn chia sẻ.
Sắp xếp nguyện vọng theo ba mức cao, ngang bằng, thấp hơn-hay còn gọi là mức an toàn, so với điểm thi cũng là lời khuyên của Phó hiệu trưởng Đại học Ngoại thương Lê Thị Thuy Thủy, người đã có kinh nghiệm hàng chục năm làm công tác tuyển sinh đại học.
"Tôi cũng muốn nhấn mạnh với thí sinh và phụ huynh là theo quy chế tuyển sinh đại học, các nguyện vọng cạnh tranh bình đẳng theo điểm thi, không yêu cầu nguyện vọng sau phải cao điểm hơn nguyện vọng trước hay được ưu tiên hơn," phó giáo sư Lê Thị Thu Thủy nói.
Giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội tư vấn chọn ngành cho thí sinh. (Ảnh: PM/Vietnamplus)
Bước 4: Bao nhiêu nguyện vọng là vừa?
Nên đăng ký bao nhiêu nguyện vọng là băn khoăn của rất nhiều thí sinh. Trưởng phòng Tuyển sinh của Đại học Công nghệ thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh Phạm Thái Sơn khuyên thí sinh nên đăng ký khoảng 4, 5 nguyện vọng. "Nếu thí sinh nào đăng ký ít nguyện vọng quá, mới có một, hai nguyện vọng, thì nên đăng ký bổ sung để tăng cơ hội trúng tuyển," ông Sơn nói.
Còn theo tiến sỹ Trần Khắc Thạc, Phó trưởng Phòng Đạo tạo, Đại học Thủy lợi, thí sinh nên đăng ký ký tối thiểu 6 nguyện vọng.
"Ví dụ: Em thích ngành A, hãy đăng ký/điều chỉnh để có ba cụm trường cho ngành A: chọn ngành A của 2 trường nhóm đầu; chọn ngành A của 2 trường nhóm giữa; chọn ngành A của 2 trường nhóm dưới. Chỉ cần như vậy, chắc chắn các em sẽ đỗ ngành các em yêu thích và phù hợp với năng lực của mình," Phó trưởng Phòng Đào tạo Đại học Thủy lợi bật mí./.
Cách điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển
1. Chọn ngành học phù hợp. Chọn trường có đào tạo ngành học đó.
2. Tìm hiểu thông tin điểm chuẩn của ngành đã chọn ở các trường trên, dự đoán mức điểm chuẩn năm 2019. Phân thành ba nhóm trường: có điểm chuẩn cao hơn điểm thi, điểm chuẩn ngang bằng điểm thi, điểm chuẩn thấp hơn điểm thi.
3. Chọn 6 trong số các trường trên: 2 trường nhóm điểm chuẩn cao hơn điểm thi, 2 trường nhóm điểm ngang bằng điểm thi, 2 trường có điểm chuẩn thấp hơn điểm thi. Sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự điểm chuẩn và sự yêu thích giảm dần.
Phạm Mai
Theo Vietnamplus
Có điểm thi THPT Quốc gia 2019, thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học thế nào? Năm 2019, thí sinh chi được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đăng qua việc sử dụng 1 trong 2 phương thức trực tuyến hoặc bằng phiếu điều chỉnh xét tuyển. Sáng 14/7, gần 900.000 thí sinh trên cả nước sẽ biết điểm thi THPT Quốc gia 2019 chính thức do bộ GD&ĐT công bố. Theo lịch tuyển sinh đại...