Cần Thơ: Sôi nổi các hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo
Bằng nhiều giải pháp đồng bộ và sự chỉ đạo quyết liệt từ ngành GD&ĐT, học kỳ 1, năm học 2017 – 2018, chất lượng giáo dục bậc Trung học ở TP Cần Thơ có những chuyển biến rõ nét.
HS Trường THPT Nguyễn Việt Hồng trải nghiệm làm hướng dẫn viên du lịch tại Chợ nổi Cái Răng
Giáo dục Trung học chuyển biến mạnh mẽ
Tại Hội nghị giao ban giáo dục Trung học lần 2, năm học 2017 – 2018 tổ chức vào sáng 1/3, ông Nguyễn Phúc Tăng – Trưởng Phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ, cho biết:
“Học kỳ 1, năm học 2017 – 2018, các nhiệm vụ giáo dục Trung học trọng tâm được tập trung chỉ đạo đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trong các hoạt động giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện…”.
Trong đó, HS đạt học lực loại giỏi cấp THCS 17,13%, loại khá đạt 34,07%; cấp THPT số HS đạt loại giỏi 10,13%, loại khá 37,76%. Số HS cấp THCS loại yếu 12,27%, loại kém chỉ 0,74%. Ở cấp THPT, HS loại yếu tỷ lệ 11,45%, loại kém 0,41%.
Về hạnh kiểm, cấp THCS số HS đạt loại tốt 76,68%, loại khá 19,47%, trung bình 3,5% và 0,35% loại yếu. Ở cấp THPT, số HS hạnh kiểm loại tốt 78,78%, khá 17,80%, 2,82% loại trung bình và 0,60% loại yếu.
Công tác giáo dục truyền thống Cách mạng địa phương, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho HS được các trường quan tâm. Thường xuyên xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm, ổn định trật tự, vệ sinh nhà trường. Ngăn ngừa được các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường…
Chú trọng hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo
Video đang HOT
Ông Nguyễn Phúc Tăng – Trưởng Phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ phát biểu tại hội nghị
Đặc biệt, hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo và nghiên cứu khoa học kỹ thuật được quan tâm đầu tư. Điển hình như hoạt động giáo dục nhà trường gắn liền với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương (Chợ nổi Cái Răng) thực hiện tại Trường THPT Nguyễn Việt Hồng.
Tuổi trẻ hành động bảo vệ môi trường bằng phương pháp giáo dục hành động theo Dự án WINDY mở rộng giai đoạn 2017 – 2019. Năm 2017 Sở đã tổ chức 12 lớp tập huấn với 348 công chức, viên chức và 900 HS trung học thuộc 30 trường được chọn tham gia dự án.
Tổng số trường đã và đang thực hiện Dự án WINDY là 41 trường với 418 công chức, viên chức và 1.208 HS. Dự án sẽ mở rộng đến 100% số trường trung học trong giai đoạn 2017 – 2019.
Có 100% các đơn vị tổ chức các hoạt động giảng dạy thông qua hành trình di sản với nhiều hình thức khác nhau, phù hợp tình hình thực tế tại địa phương và điều kiện cụ thể của đơn vị.
Mô hình Trường điển hình đổi mới hiện được triển khai tại 2 trường trung học gồm THCS Châu Văn Liêm (quận Ô Môn) và THPT Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thủy). Trường điển hình đổi mới được chú trọng đầu tư, hỗ trợ từ Sở GD&ĐT về dụng cụ, thiết bị dạy học, hoạt động chuyên môn để thực hiện hiệu quả các vấn đề đổi mới đang được triển khai.
Bước đầu thực hiện, mô hình được sự đồng thuận cao từ lãnh đạo, giáo viên và HS các đơn vị. Năm 2018 mô hình Trường điển hình đổi mới được mở rộng thêm tại 1 trường THCS và 1 trường THPT.
Theo Giaoducthoidai.vn
Cà Mau giữ vững chất lượng GD-ĐT
Ngày 6/2, Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị Sơ kết học kỳ I năm học 2017 - 2018. Các thống kê cho thấy kết quả thực hiện mục tiêu trong nửa đầu năm học với nhiều tín hiệu tích cực.
Ông Nguyễn Minh Luân - GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau chủ trì hội nghị
Tập trung rà soát, sắp xếp lại mạng lưới trường lớp
Trong học kỳ 1 năm học 2017 - 2018, Sở GD&ĐT đã chủ trì, phối hợp UBND các huyện, TP Cà Mau chủ động tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông phù hợp với điều kiện của từng địa bàn.
Đã thực hiện xóa được 52 điểm trường lẻ, tiến tới mô hình cụm trường, liên trường, đảm bảo hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương, đáp ứng nhu cầu giáo dục.
Toàn ngành đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực trong công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.
Từ đó chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục toàn tỉnh đảm bảo. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 100% cán bộ quản lý giáo dục và 99,84% giáo viên mầm non, phổ thông đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên...
Quan tâm đầu tư đội ngũ và cơ sở vật chất
Các đại biểu thảo luận tại hội nghị
Về đội ngũ, tỷ lệ giáo viên giảng dạy tiếng Anh các cấp đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được nâng lên.
Hiện nay số giáo viên giảng dạy tiếng Anh cấp TH đạt chuẩn B2 là 122/323 (tỷ lệ 37,8%); cấp THCS đạt chuẩn B2 là 242/403 (tỷ lệ 60,05%) và cấp THPT đạt chuẩn C1 là 91/208 (tỷ lệ 43,8%).
Các trường học đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá một cách sáng tạo, thiết thực và hiệu quả.
Xây dựng kho bài giảng E-learning trực tuyến đáp ứng nhu cầu tự học và học tập suốt đời của người học, thu hẹp khoảng cách tiếp cận các dịch vụ GD&ĐT có chất lượng của người học giữa các địa bàn.
Các cơ sở giáo dục chủ động, tích cực công tác tự đánh giá; công khai, minh bạch các điều kiện đảm bảo chất lượng và kết quả kiểm định, xếp hạng; cam kết, chịu trách nhiệm về điều kiện đảm bảo chất lượng GD&ĐT.
Ngành cũng đã mở rộng các mối quan hệ với các trường đại học, các viện, học viện, các cơ sở giáo dục trong liên kết đào tạo, bồi dưỡng chuyên đề và bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch, tổ chức các hoạt động kết nghĩa với Sở GD&ĐT tỉnh phụ cận.
Về cơ sở vật chất, ngành giáo dục địa phương tiếp tục thực hiện triển khai Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2016 - 2020.
Toàn tỉnh hiện có 6.816 phòng học từng bước đáp ứng nhu cầu phòng học cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; đảm bảo đủ phòng học cho lớp mẫu giáo 5 tuổi; xây mới, cải tạo, sửa chữa nhiều bếp ăn tập thể ở trường mầm non đảm bảo đúng quy cách.
Theo Giaoducthoidai.vn
Hải Dương: 4.000 giáo viên có nguy cơ mất việc, lỗi tại đâu? Trước phản ánh của nhiều giáo viên hợp đồng đang công tác trên địa bàn tỉnh Hải Dương có nguy cơ mất việc ngay sau khi kết thúc năm học 2017-2018, PV báo Người Đưa Tin đã liên hệ với cơ quan chức năng để làm rõ sự việc. Nhiều giáo viên có nguy cơ mất việc. (Ảnh minh họa) Những nỗi buồn...