Cần Thơ đón HS trở lại trường, phòng dịch nghiêm ngặt
Sáng 1/3, học sinh trên địa bàn TP Cần Thơ háo hức trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và thời gian tạm nghỉ phòng dịch.
HS Trường THPT Trung An, huyện Cờ Đỏ đo thân nhiệt, khử khuẩn tay trước khi vào trường.
Để chuẩn bị tốt công tác đón học sinh trở lại trường, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ đã phối hợp cùng Sở Y tế lập đoàn công tác kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố.
Theo ghi nhận sáng nay tại một số điểm trường, các em học sinh đến trường trong không khí vui tươi, phấn khởi. Nhà trường thực hiện tốt các công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 như: kiểm tra thân nhiệt, khử khuẩn, đón trẻ tại cổng trường…
Các em học sinh đeo khẩu trang và khử khuẩn tay trước khi vào trường.
Bà Mạch Lệ Xuân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Quyền (quận Ninh Kiều) cho biết: Sáng nay gần 2.000 học sinh trở lại trường, trong đó có 59 em vắng với lý do bệnh. Nhà trường đã lên các phương án sẵn sàng đảm bảo an toàn đón học sinh trở lại trường.
Video đang HOT
Cụ thể là kiểm tra thân nhiệt cho tất cả các em học sinh trước khi vào giờ học, giáo viên sẽ điểm danh và thăm hỏi các em. Kiểm soát chặt chẽ người ra vào khuôn viên nhà trường (bao gồm cả giáo viên, nhân viên và học sinh). Thực hiện giao nhận học sinh tại cổng trường.
Đồng thời nhà trường bố trí và đảm bảo nơi rửa tay có đủ xà phòng và nước sạch để học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên rửa tay theo quy trình 6 bước; trang bị đủ nước rửa tay khô cho mỗi học sinh và bố trí tại các nơi công cộng.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường, các trường học trên địa bàn thành phố đều thực hiện tổngvệ sinh trường lớp, khử khuẩn bằng cách lau cloramin B tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập và các đồ vật trong phòng học, phòng chức năng và vệ sinh và môi trường xung quanh…
HS Trường THCS Thị trấn Vĩnh Thạnh chào cờ tại lớp học sáng 1/3.
Tại trường THPT Trung An (huyện Cờ Đỏ), tất cả học sinh trước khi vào cổng trường đều được thầy cô giáo tiến hành kiểm tra thân nhiệt, rửa tay khử khuẩn. Thầy Lê Văn Dũng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Hiện diện học sinh sáng nay là 1.211/1.241 em, vắng 30 đều có lý do. Theo ghi nhận tất cả các em học sinh đến trường đều bình thường, chưa phát hiện có dấu hiệu bất thường.
Nhà trường sẽ không tổ chức các hoạt động tập thể, tập trung đông người, tham quan thực tế, dã ngoại, học thêm. Tổ chức chào cờ tại lớp học, tuyên truyền học sinh các biện pháp phòng dịch và đeo khẩu trang từ nhà đến trường.
Đo thân nhiệt HS trước khi vào trường.
Sáng 1/3, bà Trần Hồng Thắm, Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ cùng các phòng chức năng đi kiểm tra công tác đón học sinh trở lại trường trên địa bàn. Mỗi nơi, đoàn công tác kiểm tra, nhắc nhở công tác phòng dịch Covid-19, động viên thầy cô giáo và học sinh ổn định tình hình, bắt nhịp dạy, học…
Let's Read - Văn hóa đọc hội nhập công nghệ 4.0
Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2017 nhấn mạnh đến vai trò của công nghệ thông tin, số hóa trong phục vụ nhu cầu đọc sách của cộng đồng.
Sáng kiến Thư viện số Let's Read là một trong những cách làm hay nhằm hiện thực hóa đề án này. Mới đây, Let's Read đã được giới thiệu tại TP Cần Thơ, mở ra cơ hội tiếp cận tri thức từ sách cho người dân.
Cán bộ Thư viện TP Cần Thơ hướng dẫn học sinh sử dụng Thư viện số Let's Read.
Không cần đi nhà sách hoặc đến thư viện, chỉ bằng máy tính hoặc điện thoại di động thông minh có kết nối internet, độc giả hoàn toàn có thể tiếp cận những trang sách hay khi truy cập vào trang web www.letsreadasia.org. Thử trải nghiệm khám phá kho sách thiếu nhi ngoại văn rất phong phú, nhóm học sinh Trường Tiểu học Ngô Quyền, quận Ninh Kiều, rất hào hứng.
Em oàn Hà Anh vui vẻ cho biết: "Em rất thích thư viện số này, vì có nhiều sách hay, dễ đọc và còn có thể chia sẻ với mọi người". Cùng suy nghĩ, em Lâm Tuyền nói: "Let's Read giúp em có thêm nhiều kiến thức mới và dễ dàng đọc được sách em cần. Thư viện số giúp em yêu sách hơn". Thật vậy, có rất nhiều truyện tranh, sách khoa học thường thức, phục vụ học tập... được giới thiệu sinh động, dễ theo dõi trên môi trường số hóa.
Thư viện số Let's Read nằm trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác giữa Thư viện Quốc gia Việt Nam và Quỹ Châu Á về triển khai chương trình tài trợ sách tiếng Anh cho các thư viện tại Việt Nam, giai đoạn 2017-2022. Trong đó, sáng kiến Thư viện số Let's Read được Quỹ Châu Á hướng đến phục vụ trẻ em nhằm tạo lập thói quen đọc sách ngay từ nhỏ, gia tăng tri thức.
Bà Kiều Thúy Nga, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam, cho hay: Từ năm 2018 đến nay, dự án Thư viện số Let's Read đã được triển khai tại khoảng 20 nước ở châu Á, trong đó có Việt Nam, với nhiều hoạt động như sáng tạo sách, dịch sách, phát triển kỹ năng, tổ chức các hoạt động khuyến đọc. Hiện nay, vốn tài liệu của Thư viện số Let's Read đã có trên 2.000 đầu sách với khoảng 20 ngôn ngữ khác nhau.
Khoảng 3 năm qua, Thư viện Quốc gia Việt Nam phối hợp với Quỹ Châu Á và NXB Kim ồng tổ chức 2 hội thảo dịch sách, góp vào vốn tài liệu chung hơn 20 đầu sách tiếng Việt và chuyển ngữ hàng trăm đầu sách ngoại văn sang tiếng Việt trên nền tảng Let's Read. "Tất cả những gì người đọc cần là điện thoại di động, hoặc máy tính bảng hay máy vi tính có kết nối internet, sách sẽ mở ra những chân trời tri thức. Cha mẹ, phụ huynh cũng có thể đồng hành cùng con khám phá Thư viện số Let's Read", lãnh đạo Thư viện Quốc gia Việt Nam chia sẻ thêm.
Tại TP Cần Thơ, sự có mặt của Thư viện số Let's Read đã góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, bởi trước đó Thư viện TP Cần Thơ đã làm tốt công tác số hóa tài liệu, đẩy mạnh hoạt động thư viện số để tiếp cận bạn đọc. Bà Phan Thị Thùy Giang, Giám đốc Thư viện TP Cần Thơ, cho biết: Sau khi tiếp nhận Thư viện số Let's Read, thư viện sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá đến người dân thành phố, nhất là thiếu nhi. Việc khai thác tối đa tài nguyên sách số hóa ở Let's Read cũng được chú trọng.
Từ năm 2018, UBND TP Cần Thơ đã có kế hoạch phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, định hướng đến năm 2030, Cần Thơ tiếp tục phát triển vốn tài liệu trong hệ thống thư viện công cộng, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá phát triển văn hóa đọc sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân.
ặc biệt, giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng thư viện điện tử phục vụ nhu cầu truy cập thông tin miễn phí của nhân dân được nhấn mạnh. Bên cạnh đó, Cần Thơ xác định nâng cao hoạt động thư viện, xuất bản nhằm đáp ứng nhu cầu đọc của người dân, bao gồm xuất bản phẩm in và điện tử.
Rõ ràng thời đại công nghệ 4.0 ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển văn hóa đọc. Bên cạnh những tác động đến sách truyền thống đã được chỉ ra, thì việc tận dụng lợi thế của công nghệ để phát triển văn hóa đọc phù hợp với tình hình mới rất cần được tính đến. Thực tế từ Thư viện số Let's Read là một điển hình. Nói cách khác, phát triển nền tảng số hóa cho thư viện truyền thống được xem là vấn đề sống còn và cần được quan tâm.
Tâm huyết nhà giáo Yêu cầu mới của giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải liên tục cập nhật kiến thức, đổi mới tư duy và hoạt động dạy học. Tại nhiều trường học của TP Cần Thơ, đội ngũ thầy cô giáo luôn tâm huyết, nỗ lực cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Cán bộ quản lý và giáo...