Cần thiết xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học
Văn hóa ứng xử trong nhà trường hiện nay còn nhiều hạn chế, yếu kém: Một số học sinh, sinh viên có biểu hiện suy thoái, lệch lạc về phẩm chất, đạo đức, lối sống; cũng có cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong các cơ sở giáo dục chưa chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử.
Cần thiết xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học. Ảnh minh họa/internet
Dự thảo Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học” vừa mới được Bộ GD&ĐT công bố để lấy ý kiến rộng rãi đã nêu rõ điều này, đồng thời phân tích sâu sắc về thực trạng văn hóa ứng xử trong trường học hiện nay.
Văn hóa ứng xử trong HSSV còn nhiều hạn chế
Một số HSSV chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp trong trường học và cộng đông. Các hành vi viết vẽ bậy lên tường, bàn ghê, xả rác bừa bãi, hái hoa, bẻ cành xảy ra nhiều ở lứa tuổi học sinh; nghiêm trọng hơn còn có hành động phá hoại tài sản, cơ sở vật chất trường học và của công.
Theo Dự thảo Đề án, trong bối cảnh toàn cầu hóa, HSSV Việt Nam luôn đề cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, có tinh thân yêu nước, biết trân trọng các giá trị truyền thống văn hoa tốt đẹp, tự tin hội nhập văn hóa thế giới; nỗ lực vươn tới những giá trị chân thiện, mỹ.
Phần lớn HSSV có đạo đức, lối sống văn hóa, đời sống tinh thần lành mạnh, yêu quê hương, đất nước, trân trọng các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời, phê phán những biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội và các hành vi thiếu văn hóa, trái thuần phong mĩ tục. ‘
HSSV có ý thức trách nhiệm với gia đình và với bản thân trong việc học tập, rèn luyện. HSSV có các phẩm chất như nhân ái, tương thân tương ai giúp đỡ nhau, song có nghĩa tình, cần cù, kiên trì, hiếu học, tôn sư trọng đạo, trung thực, đoàn kêt được phát huy. Trách nhiệm công dân được tăng cường thông qua việc chủ động tích cực tham gia các hoạt động tập thể, các phong trào, tình nguyện vì cộng đồng, bảo vệ môi trường. ‘
Tuy nhiên, văn hóa ứng xử trong HSSV hiện nay còn nhiều hạn chế, yếu kém: Biểu hiện suy thoái, lệch lạc về phẩm chất, đạo đức, lối sống như: thiếu trung thực, trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường; vô lễ với cha mẹ, thầy cô giáo và người lớn tuổi; thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai trái, tiêu cực không dám đau tranh.
Trong khuôn viên nhà trường, HSSVcó thể tỏ ra ngoan ngoãn, lễ phép nhưng ngoài trường học, trên mạng xã hội thì có thái độ vô lễ, xúc phạm thầy giáo, cô giáo . Những giá trị tinh thân, mang tính nhân văn như: yêu thương, trách nhiệm, tôn trọng, bao dung… có xu hướng bị xem nhẹ hơn những giá trị vật chất, thực dụng.
Video đang HOT
HSSV còn nhận thức chưa đầy đủ về văn hóa ứng xử trong trường học. Một bộ phận HSSV đua đòi, chạy theo lối sống thực dụng, ứng xử thiếu nghĩa tình, không phù hợp với thuần phong mĩ tục Việt Nam, thích thể hiện sự nổi trội trước bạn bè…
Một số HSSV sa vào nghiện trò chơi điện tử, có hành vi bạo lực và hành xử thiêu văn hóa. Một số HSSV thường xuyên chia sẻ, bình luận tục tĩu trên mạng xã hội truy cập những thông tin xấu, độc hại, bạo lực, đồi trụy, có hội chứng “nghiện Internet”, chạy theo lối sống ảo, có trường hợp bị lôi kéo, tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật thông qua môi trường mạng.
Tình trạng bạo lực học đường vẫn diễn ra phức tạp tại một số địa phương, học sinh không can ngăn mà còn quay video đưa lên mạng, vô tình đã cổ súy cho hành vi bạo lực; tình trạng HSSV bỏ học, bỏ nhà sống lang thang, tụ tập thành băng nhóm sử dụng hung khí gây rối trật tự công cộng, đang diễn ra ngày càng phức tạp hơn, cá biệt có HSSV phạm tội nghiêm trọng (như giết người, cướp tài sản…) .
Một số nhà giáo thiếu kiềm chế
Một số trường hợp cán bộ quản lý nhà giáo, nhân viên trong trường học có biểu hiện tiêu cực, độc đoán, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, gây mất dân chủ nghiêm trọng, lợi dụng chức quyền để tham ô, tham nhũng… đã làm giảm sút động lực phấn đấu của cán bộ, nhà giáo và niềm tin của xã hội.
Đối với cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, dự thảo Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học” có nêu: Đa số cán bộ, nhà giáo có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, tự giác chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định, chuyên môn của Ngành; tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội; gương mẫu, chuẩn mực trong lời nói, trang phục, giao tiếp với gia đình HSSV, đối xử công bằng, được phụ huynh, nhân dân địa phương và HSSV tôn trọng, tin yêu; say mê, tận tụy với nghề; thương yêu, tôn trọng học sinh; là tấm gương sáng đê HSSV noi theo; đã xuất hiện nhiều tấm gương nhà giáo sẵn sàng hi sinh lợi ích bản thân, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.
Nhiều nhà giáo đã dành cả tuổi thanh xuân của mình phục vụ sự nghiệp giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo …
Tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong các cơ sở giáo dục chưa chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử, cá biệt có giáo viên vi phạm đạo đức, lôi sống; thiếu dân chủ, thành kiến, trù dập, chèn ép buộc học sinh phải học thêm; căt xén chương trình trên lóp, tổ chức dạy thêm sai quy định… làm ảnh hưởng đên uy tín của nhà giáo và ngành Giáo dục.
Một số cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên thiếu kiềm chế, xúc phạm tinh thần, xâm phạm thân thể, bạo hành trẻ trong các cơ sở mâm non (nhất là các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục) và HSSV; chưa đúng mực trong ứng xử với đồng nghiệp, với phụ huynh và người dân đến làm việc; thái độ, hành vi, phát ngôn đôi khi thiếu chuẩn mực, cá biệt đã có trường hợp xâm hại học sinh xảy ra ở trong trường học.
Một bộ phận nhà giáo nhận thức chưa đầy đủ vị trí, vai trò và trách nhiệm của cá nhân trong việc giáo dục thế hệ trẻ, thiếu ý thức tự vươn lên, khả năng tự học, cập nhật thông tin, trau dồi kiến thức hạn chế; có lối sống thực dụng, thiếu gương mẫu.
Thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học
Từ thực trạng trên, việc triển khai Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học” là hết sức cần thiết nhằm xây dựng và phát triến môi trường văn hóa lành mạnh trong trường học.
Theo đó, một trong những việc quan trọng cần làm đó là xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học. Cụ thể là xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong tất cả các trường học, với sự tham gia và cam kết của các bên liên quan (cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh…).
Theo dự thảo Đề án, Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện, phù hợp với lứa tuối và các cấp học (mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, đại học). Người đứng đầu nhà trường có trách nhiệm quán triệt đến toàn thế cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên và người học biết và thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn hóa.
Bộ quy tắc ứng xử văn hóa phải được niêm yết tại các bảng tin, bảng thông báo, website nhà trường, trong phòng học và các phòng làm việc của nhà trường. Cán bộ, nhà giáo, nhân viên, cán bộ Đoàn – Hội – Đội, Công đoàn nhà trường thường xuyên phổ biến, quán triệt nội dung bộ quy tắc ứng xử trong trường học trong các tiết học chính khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh…
Cần phát huy tính gương mẫu của cán bộ, nhà giáo, nhân viên và trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử; chú trọng xây dựng nhân cách người thầy. Đẩy mạnh giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên; tạo nền tảng về nhận thức và hành động để xây dựng môi trường văn hóa và ứng xử văn hóa trong trường học.
Minh Phong (lược ghi)
Theo giaoducthoidai.vn
Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học: Đề cao trách nhiệm người đứng đầu nhà trường
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học" để lấy ý góp ý rộng rãi của các cơ sở giáo dục và đào tạo; các đại học, học viện; các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm.
Ảnh minh họa/internet
Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa, tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, góp phần xây dựng con người Việt Nam nhân ái, nghĩa tình, trách nhiệm, trung thực và sáng tạo.
Dự thảo Đề án nêu rõ, văn hóa ứng xử trong trường học phải được thực hiện thường xuyên, làm cho văn hóa ứng xử thấm sâu vào từng người học, cán bộ, nhà giáo và mọi hoạt động của nhà trường, nhằm tạo môi trường và động lực để phát triển, hoàn thiện nhân cách, đạo đức, trí tuệ và lối sống văn hóa của nhà giáo, học sinh, sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Văn hóa ứng xử trong trường học phải kế thừa truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hóa văn hóa ứng xử của nhân loại, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế; phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, nhà trường, trong đó chú trọng các nội dung cơ bản của văn hóa ứng xử: Thân thiện - Tích cực, Tự trọng - Tôn trọng - Trung thực - Trách nhiệm.
Tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương trong việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; trong đó giáo dục nhà trường có vai trò quyết định, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên phải là những tấm gương mẫu mực về ứng xử văn hóa để học sinh, sinh viên noi theo
Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường trong việc tổ chức thực hiện văn hóa ứng xử trong trường học.
Mục tiêu cụ thể của Đề án đến năm 2020 là:
100% trường học xây dựng và thực thực hiện bộ Quy tắc ứng xử trong trường học theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc thù của lĩnh vực giáo dục, đào tạo; phù hợp với điều kiện và đặc trưng vùng miền của mỗi nhà trường và hằng năm được điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện.
100% cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên hàng năm được tuyên truyền, phổ biến, học tập các vấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử, môi trường văn hóa trong gia đình, nhà trường và cộng đồng liên tục duy trì, phát huy vào các năm sau.
Có ít nhất 90% cán bộ, quản lý, nhà giáo, nhân viên, cán bộ Công đoàn giáo dục, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, Đội Thiếu niên trong nhà trường được bồi dưỡng nâng cao và có năng lực tốt, mẫu mực trong tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học và đạt 95% vào năn 2025.
Minh Phong
Theo giaoducthoidai.vn
Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học: Cân bằng hơn giữa dạy "chữ" và dạy "người" Trước một số vụ việc đáng tiếc liên quan đến văn hóa ứng xử xảy ra trong trường học, Bộ GD&ĐT đã quyết định xây dựng khung bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong toàn ngành để các địa phương, Sở GD&ĐT, các trường thực hiện. Hiệu quả chưa như mong muốn Xây dựng môi trường văn hóa trong trường học là...