Cẩn thận khi sử dụng các loại kem chống muỗi cho trẻ
Để phòng tránh cho con khỏi bị muỗi đốt nhiều mẹ lạm dụng kem bôi, thuốc xịt muỗi, điều này có thể gây kích ứng, dị ứng, tổn thương da cho bé.
Những bà mẹ lạm dụng kem chống muỗi
Chị Thanh Vân (Khu tập thể Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội) chi sẻ, mùa hè thời tiết nóng bức nên buổi chiều mát mẻ chị thường đưa con ra công viên chơi nhưng hôm nào về con chị cũng bị muỗi đốt sưng hết cả chân tay. Rút kinh nghiệm, để tránh cho con bị muỗi đốt, trước khi đi chị đã xịt thuốc kết hợp bôi kem chống muỗi toàn thân cho con. Dùng nhiều thành quen, không chỉ đi chơi nhiều khi ở nhà chị vẫn dùng kem chống muỗi cho bé. Tuy nhiên, nhiều lúc chị cũng thấy lo ngại, vì không biết các loại kem chống muỗi có nguy hiểm gì không.
Chị Thơ (phường Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết nhà chị rộng 36m2, nhưng anh chồng chị lại xây tiểu cảnh nước chảy róc rách trong nhà để hợp phong thủy. Vì vậy nên trong nhà chị lúc nào cũng có rất nhiều muỗi. Ngoài việc xịt các loại thuốc diệt muỗi, chị còn tăng cường bôi kem trống muỗi cho cô con gái 1 tuổi. Có lần bị muỗi cắn ngứa quá cháu gãi trầy xước cả da, để giảm cơn ngứa cho con chị đã lấy kem chống muỗi ra bôi. Không những làm con chị giảm ngứa mà sau đó vết bị muỗi cắn sưng tấy lên. Vội vàng chị đưa con đi khám bác sĩ kết luận cháu viêm da dị ứng.
Theo ThS.BS Lê Thị Phương Huệ (Bệnh viện Thanh Nhàn), thuốc chống muỗi dưới dạng kem bôi hay thuốc xịt lên da có tác dụng chống muỗi khá hữu hiệu, nhưng không nên lạm dụng sẽ ảnh hưởng không tốt đến da.
Thực tế trên thị trường hiện nay có nhiều các sản phẩm chống muỗi đốt, từ dạng kem, gel, dung dịch bôi cho đến các loại thuốc nước, thuốc xịt… Sản phẩm của nhiều hãng khác nhau, dù rất đa dạng nhưng đều có chung một thành phần chính là thuốc DEET, với tỷ lệ thấp nhất là 15%, tùy theo từng sản phẩm của từng hãng sản xuất và được pha trộn thêm các thành phần khác.
Tuy nhiên, dù tỷ lệ thấp nhưng hóa chất DEET không phải là vô hại và người sử dụng cần tuân thủ các hướng dẫn ghi trên bao bì để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả sử dụng của sản phẩm, không nên lạm dụng. Thực tế cho thấy, không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng. Nhiều bà mẹ do quá lạm dụng các loại kem chống muỗi nên gây tổn hại đến làn da của bé.
Cẩn trọng trước khi sử dụng
Các loại kem bôi da chống muỗi, thuốc chống muỗi đốt dạng xịt đều có khả năng tác động lên hệ hô hấp và ảnh hưởng đến làn da của bé, nhất đối với những bé dưới 6 tháng tuổi, cha mẹ không nên dùng kem chống muỗi (hoặc bất kỳ dung dịch bôi ngoài da có tác dụng chống muỗi hoặc trị nốt muỗi đốt). Một số loại hóa chất tổng hợp có trong kem chống muỗi hoặc kem bôi trị muỗi đốt có thể nguy hiểm, gây phản ứng dị ứng cho cơ thể khi chúng xâm nhập vào bên trong da.
Với bé trên 6 tháng tuổi, cha mẹ cũng nên tránh dùng kem chống muỗi bôi trực tiếp lên da cho bé. Một số loại kem (dầu) chống muỗi có mùi hương và nồng độ rất mạnh, có thể gây dị ứng cho làn da nhạy cảm của bé.
Khi dùng các sản phẩm chống muỗi cho trẻ cũng cần lưu ý, chỉ xịt thuốc ở chân, cánh tay trẻ, tuyệt đối tránh xa vùng mặt cổ vì thuốc xịt có thể bay hơi, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Cha mẹ nên xịt thuốc ra tay rồi xoa cho trẻ, chú ý tránh vương vào mắt, mũi, miệng.
Ngoài ra, không nên bôi, xịt thuốc vào các vùng da hở như vết thương, nốt muỗi đốt cũ đã gãi trầy xước, dễ khiến cơ thể có nguy cơ phơi nhiễm hóa chất qua các vùng da hở này, thậm chí có thể dẫn đến dị ứng, nhiễm trùng, sưng viêm…
Video đang HOT
Hiện nay ở nước ta tình hình dịch bệnh đang có nhiều diễn biến thất thường, ngoài việc tiêm phòng vắc xin phòng chống dịch bệnh, chúng ta nên vệ sinh nhà cửa, nơi vui chơi, sinh hoạt để đảm bảo sự sạch sẽ, thoáng mát, tránh tạo thành nơi trú ngụ, sinh sản của muỗi.
Phần lớn các loại muỗi xâm nhập vào trong nhà lúc bình minh hoặc khi chạng vạng tối. Do đó nên hạn chế mở cửa vào khoảng thời gian này sẽ giảm thiểu được sự di chuyển của muỗi từ bên ngoài vào trong phòng.
Để chống muỗi, tốt nhất không nên cho trẻ mặc quần áo tối màu. Thường xuyên giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ. Không nên xịt nước hoa hay dùng các sản phẩm chăm sóc da có mùi thơm, bởi chính mùi mồ hôi hoặc những mùi thơm này sẽ “dụ” muỗi đến gần trẻ.
Cũng không nên để thức ăn trong phòng của bé hoặc quanh chỗ bé vui chơi vì mùi thơm của thức ăn sẽ kéo muỗi đến nhiều hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
13 hành vi khó hiểu thường thấy của trẻ
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao bé nhà mình lại có những hành vi khó hiểu đến vậy? Dù cố gắng thế nào bạn cũng không thể đưa ra câu trả lời hợp lý nhất?
Không sao, vì không chỉ mình con bạn có những hành vi kỳ lạ như thế, các bé khác cũng có những hành động tương tự, theo cách này hay cách kia mà thôi. Danh sách dưới đây sẽ liệt kê giúp bạn biết thêm một số hành vi khó hiểu thường thấy của các bé.
1. Bé "cố nhịn" đi vệ sinh
Các bé thường nhịn đi vệ sinh đến lúc không chịu được nữa thì thôi, hoặc thậm chí là quá trễ để có thể giải quyết. Người lớn chúng ta ghét nhất cái cảm giác buồn đi vệ sinh và muốn đi ngay để được thoải mái. Vậy mà các bé lại có thể "ngó lơ" cảm giác khó chịu như vậy?
2. Bé liếm mọi thứ có thể
Nếu trẻ đang thời kỳ mọc răng, việc cầm mọi thứ để liếm và cắn là chuyện rất đỗi bình thường, nhưng trẻ lớn tuổi hơn vẫn giữ thói quen không vệ sinh này thì thế nào? Với nhiều phụ huynh, họ không thể hiểu nổi tại sao con mình hay dùng lưỡi để khám phá đồ vật như vậy, chẳng hạn như liếm kính ở cá gian hàng, hay quầy bán siêu thị.
3. Thay đổi mọi thứ chỉ trong nháy mắt
Có thể màu sắc yêu thích của con bạn là màu tím trong vài năm nay. Bé chỉ thích mặc quần áo màu tím, bộ chăn ga giường cũng màu tím, bộ đồ ăn cũng màu tím. Bỗng dưng một ngày tỉnh dậy, bé quyết định thay đổi màu sắc yêu thích của mình - giờ chuyển sang màu xanh (vì hâm mộ phim hoạt hình "Nữ hoàng băng giá").
4. Từ cảm giác thích thú sang sợ hãi
Trước đây bé nhà bạn thích đi tàu lượn trên không, bé nói suốt về tàu lượn, và tỏ ra thích thú khi tả việc được đi tàu lượn. Thậm chí, bé sẽ rất buồn khi bạn nói bé chưa thể đi tàu lượn được, dù cho bạn cố gắng giải thích cho bé hiểu thế nào đi nữa. Và rồi cuối cùng ngày đó cũng tới, bé đã đủ tuổi để cưỡi tàu lượn trên không. Vậy nhưng, khi bạn đề cập đến chuyện đó, bé hoàn toàn sợ hãi và mếu máo: "Không đi tàu lượn đâu. Không đi tàu lượn đâu. Con không thích tàu lượn."
5. Bé không thích ăn
Hầu hết người lớn chúng ta có vấn đề khác những đứa trẻ khi nói đến việc ăn uống. Khi nhắc đến thực phẩm, chúng ta thường lập kế hoạch cho bữa ăn và sau đó thưởng thức chúng. Còn với trẻ em, nếu bạn đặt một món gì đó ngon trước mặt các bé (ví dụ, khoai tây nghiền), thì các bé sẽ nhìn bạn như thể bạn bắt ăn là một món kinh tởm vậy.
6. Muốn bơi dù thế nào đi nữa
Trẻ em có thể cầu kỳ về ăn uống, nhưng khi nói đến bơi lội, lại khác hẳn. Bạn cho con đến hồ bơi nào đó, con sẽ ở đó cả ngày cũng được. Không quan trọng là trời lạnh, trời mưa hay bão bùng - bé sẽ gật đầu đồng ý ngay lập tức nếu bạn nhắc đến hồ bơi.
7. Không sợ bị lạnh
Nhiều người lớn ghét cảm giác lạnh, còn lũ trẻ lại không cảm thấy như vậy. Bọn trẻ sẽ làm tất cả mọi thứ có thể của mình để thuyết phục bố mẹ rằng chúng không cần một chiếc áo khoác. Vậy lũ trẻ chỉ muốn tận hưởng cảm giác lạnh hay không sợ bị lạnh? Rất khó để có câu trả lời chính xác.
8. Không bao giờ muốn ngủ
Bạn sẽ không bao giờ hiểu vì sao bé không muốn đi ngủ (ngay cả khi rõ ràng là bé đang buồn ngủ). Nếu có ai đó nói với bạn: "Được rồi, đã đến lúc đi ngủ", chắc chắn bạn muốn ôm hôn tạm biệt người đó và sau đó đi ngủ ngay lập tức. Trong khi đó, hầu hết trẻ em lại thích cách tiếp cận đá-và-la hét. Tại sao các bé thích cảm giác cưỡng lại cơn buồn ngủ và không hiểu giấc ngủ rất tuyệt vời chứ?
9. Luôn ngủ gật không đúng lúc
Tại sao trẻ em luôn ngủ gật vào những thời điểm không đúng lúc? Như khi màn pháo hoa vừa được bắn lên? Hay cuộc diễu hành mới bắt đầu? Hoặc khi bạn nhận được tin nhắn từ người bạn thân nói rằng cô ấy sắp đến chơi với bé nhà bạn.
10. Luôn khóc lóc mè nheo
Thời gian nhà bạn chỉ thực sự tiếp tục trôi đi sau khi con thực sự ngưng khóc và la hét. Tại sao một đứa trẻ luôn khóc lâu hơn thời gian bạn mong muốn, thay vì bình tĩnh và chỉ thực hiện việc đó trong ba phút?
11. Luôn cảm thấy chán, không phải vì điều gì đó thực sự nhàm chán
Đa số bọn trẻ đều có dư thừa đồ chơi tuyệt vời theo ý muốn, nhưng chúng luôn tìm cách để được "chán". Tuy nhiên, việc xem phim hoặc chương trình truyền hình nào đó lần này đến lần khác (và hơn nữa) mà không khiến bé cảm thấy buồn chán chút nào. Làm thế nào có thể như vậy?
12. Thích nằm đất ở nơi công cộng
Trẻ em không ngại nằm đất dù ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào. Việc xếp hàng tại cửa hàng tạp hóa có vẻ như một nơi tốt để bé nằm xuống. Chán đi bộ ở sân bay, bé sẽ tranh thủ nằm nghỉ ở đường đi bộ? Việc này không chỉ mất vệ sinh, nó cũng khá bất tiện và thực sự không có ý nghĩa gì cả.
13. Không phân biệt được "hôm nay" và "ngày mai"
Biết rằng khái niệm thời gian là khá khó hiểu cho một đứa trẻ, nhưng nghiêm túc mà nói bạn phải cần nhắc bao nhiêu lần: "Không, không phải là ngày mai mà là hôm nay. Hôm nay là ngày hôm nay - và ngày mai sẽ là ngày mai!" để một đứa trẻ có thể hiểu và phân biệt?
Theo Trí Thức Trẻ
Nước ép cần tây bổ dưỡng Với hàm lượng dưỡng chất phong phú gồm vitamin A, B1, B2, B6, C, K, chất xơ, amino axít, boron, canxi, folate, sắt, magiê, mangan, phốtpho, kali, selen, kẽm... cần tây không chỉ được chế biến thành nhiều món ngon, mà còn được sử dụng để làm thuốc chữa trị nhiều căn bệnh. Bằng cách uống nước ép cần tây, bạn có thể...