Cẩn thận “hớ” với 5 loại nông sản Trung Quốc thường đội lốt hàng Việt
Mặt hàng rau củ là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của chúng ta. Tuy nhiên hiện nay, nhiều thương lái đã nhập hàng kém chất lượng từ Trung Quốc, phù phép chúng thành hàng nội địa và bán chúng với giá cắt cổ.
Trên khắp các chợ hiện nay có thể dễ dàng bắt gặp vô số các mặt hàng rau củ quả với vẻ ngoài căng mọng đẹp mắt, tươi tắn, màu sắc nổi bật, kích thước lớn, rất hấp dẫn người mua. Tuy nhiên, nguồn gốc, xuất xứ các loại thực phẩm này từ đâu thì không ai dám chắc.
Theo chị Phương Anh, chủ một cửa hàng thực phẩm sạch trên đường Đội Cấn (Hà Nội), rất nhiều mặt hàng rau củ quả tràn lan ở các chợ hiện nay nhập từ Trung Quốc rồi đội lốt hàng Việt để tăng giá từ 2 – 5 lần. Ví dụ giá sỉ cà rốt Trung Quốc là 10.000 đồng/kg, sau khi phù phép thành hàng Đà Lạt sẽ bán ra ngoài với giá 35.000 đồng/kg. Tương tự, khoai tây dán mác Đà Lạt giá khoảng 50.000 đồng/kg thì thật ra được nhập từ Trung Quốc chỉ 10.000 đồng/kg.
Hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt tràn lan ở các chợ
Thực tế, rất nhiều loại thực phẩm quen thuộc hàng ngày nhưng khó ai có thể nhận biết được đâu là hàng Việt, đâu là hàng Trung Quốc. Một số mánh lới mà gian thương hay dùng khiến khách hàng nhầm lẫn như: Trộn đất vào nông sản để đánh lừa người mua đó là rau củ nội địa; gắn mắc nông sản Hà Nội hoặc các tỉnh phía Bắc, hoặc quảng cáo là đặc sản trồng ở Đà Lạt; dùng những loại rau củ Trung Quốc còn cuống lá, kích thước nhỏ khiến khách hàng nhầm lẫn; trộn lẫn rau củ Việt chung với nông sản Trung Quốc hay gọt vỏ, làm sạch sẵn nông sản khi bán khiến người mua không phân biệt được đâu là hàng Trung Quốc, đâu là hàng nội địa.
Để nhận biết các loại nông sản này là hàng Việt hay hàng Trung Quốc, người tiêu dùng có thể chú ý một số đặc điểm sau:
Phân biệt cà rốt Việt Nam và cà rốt Trung Quốc
Đối với cà rốt, hàng Trung Quốc thường có kích thước to, thân thon dài, đầy đặn căng mịn, màu sắc sặc sỡ, lá màu xanh mướt. Còn cà rốt Việt Nam có kích thước nhỏ, thân không thon, sần sùi, có đốt trên thân, màu sắc kém sặc sỡ, lá màu xanh tím.
Video đang HOT
Khoai tây Việt Nam và khoai tây Trung Quốc
Đối với khoai tây, hàng Trung Quốc thường có kích thước lớn, cỡ khoai đồng đều, vỏ dày, ít trầy xước, trên da ít đốm li ti, ruột bên trong màu sậm. Khoai tây Việt Nam có kích thước nhỏ, cỡ khoai không đồng đều, vỏ mỏng dễ bị trầy xước, trên da có chấm nhỏ li ti, ruột bên trong khoai có màu nhạt hơn.
Súp lơ xanh Việt Nam và súp lơ xanh Trung Quốc
Còn với súp lơ xanh Trung Quốc có phần cuống ngắn, có vết cắt ở cuống có dấu hiệu đã khô, cũ; phần hoa màu xanh đậm, các cụm hoa mọc đều, dính sát vào nhau, khá mịn. Súp lơ Việt Nam thì có phần cuống dài, thường có lá đi kèm, vết cắt ở cuống tươi hơn; phần hoa có màu xanh nhạt, mọc thành từng cụm rời, không đều, kém mịn.
Phân biệt bắp cải Việt Nam và Trung Quốc
Bắp cải Trung Quốc có trái nhỏ, hình tròn, lá bao bên ngoài màu xanh đậm, lá cuốn không chặt, rất dễ bóc, khi cắt đôi ra các lá không bó sát vào nhau, kết cấu rất lỏng lẻo. Còn bắp cải Đà Lạt có trái to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn chặt, khó bóc, khi cắt đôi ra các lá bó sát vào nhau, kết cấu rất chặt chẽ.
Phân biệt tỏi Việt Nam và tỏi Trung QuốcTỏi Trung Quốc thường có củ rất to, vỏ ngoài màu trắng hơi vàng, dễ bóc. Khi bóc ra thì tỏi Trung Quốc có ít tép và tép khá to, đồng thời có vị hăng, the, ít thơm. Còn tỏi Việt Nam thường có củ nhỏ, nhiều tép và tép nhỏ vỏ ngoài màu trắng hoặc nâu tím, khó bóc. Tỏi ta có vị the, có mùi thơm, vị cay nồng đặc trưng, riêng tỏi Lý Sơn có mùi thơm dễ chịu, ít có vị cay nồng.
Theo Dân Việt
Quyết liệt phòng chống tình trạng "đội lốt" hàng Việt
Các cơ quan chức năng của Việt Nam triển khai các biện pháp tích cực, quyết liệt, đồng bộ, cụ thể để chống gian lận thương mại, xuất xứ nhằm Quyết liệt phòng chống tình trạng "đội lốt" hàng Việt.
Chiều 13-9, Tổ công tác của Thủ tướng làm việc với các hiệp hội ngành hàng nhằm lắng nghe các kiến nghị về đẩy mạnh phòng chống gian lận thương mại, xuất xứ, đồng thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Chủ trì cuộc làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác, cho biết Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 824/QĐ-TTg ban hành Đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ".
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng
Đề án này nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới, bảo đảm thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các cam kết trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký kết.
Đồng thời, ngăn chặn các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt là gian lận xuất xứ hàng hóa, theo hướng toàn diện, đông bộ và kịp thời, giúp khai thác hiệu quả các cam kết quốc tế, phát triển bền vững xuất nhập khẩu. Bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam trong thương mại quốc tế; bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.
Trong bối cảnh kinh tế, thương mại thế giới có nhiều biến động, thời gian qua, Việt Nam kiên quyết phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi gian lận thương mại, xuất xứ trên thị trường Việt Nam cũng như trong hoạt động xuất nhập khẩu, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và các cơ quan chức năng của Việt Nam triển khai các biện pháp tích cực, quyết liệt, đồng bộ, cụ thể để chống gian lận thương mại, xuất xứ; mặt khác, triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thủ tục xuất nhập khẩu, nhất là trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu, thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)... để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Tại cuộc làm việc, đại diện các hiệp hội ngành hàng khẳng định trong thời gian qua, các cơ quan của Việt Nam đã vào cuộc tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là với hàng hóa có rủi ro gian lận thương mại, ngăn ngừa, điều tra, xử lý nghiêm các hành vi gian lận.
Các ý kiến đều kiến nghị Bộ Công Thương sớm ban hành quy định, tiêu chí rõ ràng, cụ thể để làm cơ sở xác định hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam, hàng hóa gian lận xuất xứ.
Mặt khác, các đại biểu cũng đề xuất nhiều kiến nghị để hoàn thiện hơn dự thảo quy định về "Made in Việt Nam" mà Bộ Công Thương đang lấy ý kiến. Theo Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội Da giày, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản, tiêu thụ điện năng là một yếu tố rất quan trọng để xác định một cơ sở có sản xuất thực tế hay chỉ nhập hàng về rồi dán tem mác, cũng là một yếu tố chứng minh năng lực sản xuất của cơ sở đó đến đâu.
Trong khi đó, Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng cơ quan soạn thảo cần lưu ý tới khả năng sẽ có những mặt hàng của chúng ta đạt tiêu chí xuất xứ Việt Nam theo quy định của nước ngoài, nhưng lại không đạt tiêu chí theo quy định đang được Bộ Công Thương xây dựng.
Các đại biểu cũng đề nghị Việt Nam cần đẩy mạnh đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu. Đồng thời, để chống gian lận thương mại, xuất xứ, rất cần sự hợp tác, chung tay giữa các cơ quan nhà nước và với các hiệp hội doanh nghiệp; các hiệp hội sẵn sàng cho công tác này.
Đại diện Hiệp hội Nhựa đề nghị trong công tác phòng chống gian lận xuất xứ, nên tập trung vào một số ngành hàng, sản phẩm có nguy cơ cao, có dấu hiệu về các doanh nghiệp gian lận. Trong khi đó, đại diện Hiệp hội Giấy cũng khẳng định "chắc chắn là các hiệp hội biết rõ các doanh nghiệp nào có nguy cơ cao gian lận, có biểu hiện làm ăn gian dối".
Bên cạnh đó, các hiệp hội cũng thẳng thắn nêu rõ những khó khăn, vướng mắc liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp như về quy định thuế VAT với một số mặt hàng.
Hiệp hội Dệt may tiếp tục phản ánh về các khó khăn liên quan tới quy định của Bộ Công Thương về kiểm tra formaldehyt với sản phẩm dệt may, trong đó hồ sơ yêu cầu nhiều giấy tờ không hề liên quan tới formaldehyt.
Đa số các ý kiến đều nhận định thủ tục cấp C/O là thuận tiện, tuy nhiên Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản vẫn cho rằng thủ tục này vẫn còn những khó khăn và thời gian dài. Chẳng hạn doanh nghiệp vẫn phải mua nhiều chữ ký số để tương thích với nhiều phần mềm khác nhau, "thậm chí nếu không mua chữ ký số của doanh nghiệp phần mềm thì khi gặp trục trặc sẽ không được hỗ trợ" trên trang web cấp C/O của VCCI.
Sau khi lắng nghe các ý kiến, Tổ trưởng Tổ công tác Mai Tiến Dũng đồng ý với quan điểm cần sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan chức năng với các hiệp hội doanh nghiệp trong phòng chống gian lận thương mại, xuất xứ và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Tổ trưởng Tổ công tác đề nghị các hiệp hội có kiến nghị cụ thể, chi tiết bằng văn bản; các ý kiến sẽ được tổng hợp đầy đủ. Tổ công tác sẽ tiếp tục lắng nghe và thời gian tới sẽ làm việc với các bộ, cơ quan liên quan về nội dung này, từ đó tiếp tục kiến nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ các khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, mặt khác có các giải pháp hiệu quả hơn nữa để phòng chống gian lận thương mại, xuất xứ, bảo đảm quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Theo Người Lao Động
Đằng sau việc Trung Quốc giảm mạnh mua hàng Việt Thị trường Trung Quốc không ổn định, mặt khác Trung Quốc kiểm soát chặt việc vận chuyển qua cửa khẩu khiến đầu ra nhiều mặt hàng Việt bấp bênh. Nhiều doanh nghiệp địa phương coi thị trường Trung Quốc (TQ) là chợ biên giới nên sản xuất, nuôi trồng được là mang ra các chợ cửa khẩu biên giới tìm đối tác để...