Cần tạo điều kiện cho sinh viên làm luận văn tốt nghiệp với những đề tài liên ngành
Lâu nay, việc sao chép luận văn đã trở thành một vấn nạn trong sinh viên. Tuy nhiên, thay vì phê phán sinh viên thì điều cần hơn là phải có những định hướng và giải pháp để khắc phục triệt để vấn nạn này.
Thông qua môi trường Internet, sinh viên sẽ không mấy khó khăn để tiếp cận các đề tài mới. Ảnh: Người Lao Động
Luận văn không phải là tài liệu mật
Ai cũng thấy, luận văn tốt nghiệp hoàn toàn không phải là tài liệu mật. Do đó, việc sinh viên tiếp cận với các luận văn cũ hoàn toàn là một việc bình thường. Việc này sẽ là rất tốt nếu việc thu thập các luận văn cũ chỉ mang ý nghĩa tham khảo chứ không phải là sao chép lại rồi ký tên để trở thành sản phẩm của chính mình cho việc bảo vệ tốt nghiệp.
Tuy nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại là, nếu như đề tài được giao vẫn không có gì mới so với các khoá trước thì chính điều đó đã dẫn đến việc sao chép luận văn cũ. Khi đó, chính các sinh viên sẽ chủ động đi tìm dữ liệu không có gì khó kiếm ở chính các dịch vụ vi tính và photocopy ngay gần cổng trường học.
Vì thế, đã có những ý kiến cho rằng nếu các bậc thầy vẫn giao đề tài tốt nghiệp không khác gì với các khoá trước thì ít nhất số liệu khảo sát phải là hoàn toàn mới. Đương nhiên, với những dữ liệu mới đó thì những lý luận đi kèm cũng phải phù hợp. Làm được như vậy, việc sao chép luận văn cũ có thể chỉ còn ở mức 50% và như vậy là hoàn toàn chấp nhận được. Còn nếu như các bậc thầy không đưa ra đầu bài mới hoặc chí ít là phải có dữ liệu mới thì không thể trách cứ sinh viên đã sao chép luận văn bởi “thầy lười thì trò dốt”.
Song có lẽ như thế vẫn là chưa đủ, nhất là như chúng ta vẫn thường nói: Giáo dục đại học là phải biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo. Tức là phải làm sao tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận và nghiên cứu về những thực tế sôi động ngoài xã hội liên quan đến ngành học của mình.
Cần thay đổi tư duy khoa học và cho phép sinh viên làm đề tài liên ngành
Video đang HOT
Có một thực tế đã xảy ra với một số sinh viên muốn tiếp cận đề tài mới như sinh viên ngành luật muốn tiếp cận với các bộ luật còn đang trong quá trình xây dựng, sinh viên ngành ngoại thương tiếp cận với vấn đề hàng rào kỹ thuật trong hoạt động xuất nhập khẩu, sinh viên mỹ thuật muốn tiếp cận với toán học ứng dụng… thì rất khó tìm được thầy hướng dẫn. Đấy chưa kể đến những đề tài có tính chất liên ngành.
Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc đã từng chia sẻ với người viết bài câu chuyện về một sinh viên ngành ngôn ngữ học mà ông từng hướng dẫn làm luận văn. Đề tài của cô sinh viên này bao gồm cả ngôn ngữ học và công nghệ thông tin.
Mặc dù đề tài của nữ sinh viên được các thầy khoa ngôn ngữ chấp thuận, tuy nhiên họ đã không công nhận tư cách hướng dẫn của TS Quách Tuấn Ngọc với lý do ông này không phải là chuyên gia ngôn ngữ học, mà coi đây là đề tài do sinh viên tự nghiên cứu.
Tâm sự về chuyện này, TS Quách Tuấn Ngọc không hề tỏ ý buồn vì ít nhất ông cũng đã làm được một việc là giúp đỡ được sinh viên ngành ngôn ngữ học tiếp cận với thực tế mà ngành ngôn ngữ học không thể đứng ngoài cuộc trước những sự vận động của CNTT.
Theo TS Quách Tuấn Ngọc, bản thân ngành ngôn ngữ học phải có cách nhìn nhận đúng đắn về những công việc của chính mình và ít nhất phải thấy được những bài toán mà tự thân họ không thể tự giải quyết mà phải cần đến vai trò của CNTT.
TS Dương Kỳ Đức – nguyên Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam thẳng thắn nhìn nhận là bản thân ngành ngôn ngữ học đương nhiên phải đặt mình trong các mối quan hệ của khoa học liên ngành. Khi đó, không thể lấy lý do là các chuyên gia CNTT không phải là người có chuyên môn về ngôn ngữ để không thừa nhận vai trò hướng dẫn đề tài liên ngành với sinh viên ngành ngôn ngữ. Ông cũng đặt vấn đề là Bộ Giáo dục và Đào tạo phải nhìn thẳng vào thực tế của khoa học liên ngành để không riêng gì ngành ngôn ngữ phải thừa nhận sự tham gia của các chuyên gia đến từ các lĩnh vực khác.
Bình luận về câu chuyên nói trên, một thầy giáo đang giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nói rằng các đại học phải có tấm lòng rộng mở để tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận các đề tài mới. Bản thân các thầy cũng phải chủ động vào cuộc để nghiên cứu cái mới cùng với sinh viên.
Cũng cần nói thêm, Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang là thách thức với giáo dục đại học Việt Nam. Cuộc cách mạng này sẽ không ai đợi ai, tức là trò cũng không đợi thầy để hướng tới những cái mới.
Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có đủ khả năng tiếp cận các đề tài mới ngoài định hướng truyền thống của chuyên ngành mình theo học. Nên chăng, cần có sự vào cuộc của các tổ chức xã hội nghề nghiệp để giúp đỡ cả thầy và trò trong việc kiến thiết các mối quan hệ liên ngành thay vì cách làm truyền thống suốt nhiều năm qua. Làm được như vậy sẽ là điều tốt để vấn nạn sao chép luận văn bị đẩy lùi và góp phần nâng tầm cho những nghiên cứu khoa học trong nhà trường.
*Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết trùng với quan điểm của VietTimes
Thêm 1 trường ĐH tại TP.HCM cho sinh viên đăng ký học trực tiếp tại trường
Một trường ĐH tại TP.HCM thông báo kế hoạch cho sinh viên đủ điều kiện bắt đầu học trực tiếp tại trường thời gian tới.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM dự kiến cho sinh viên đủ điều kiện đến trường học thực hành, thí nghiệm, làm luận văn tốt nghiệp - H.A.
PGS-TS Nguyễn Trường Thịnh, Phụ trách trường Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, vừa ký thông báo về việc tổ chức giảng dạy và học tập trong điều kiện đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 tình hình mới. Trong đó, trường dự kiến cho sinh viên học trực tiếp tại trường từ đầu tháng 11.
Theo đó, trường sẽ tiếp tục dạy học bằng hình thức trực tuyến đồng thời sử dụng hiệu quả hệ thống quản lý học tập của trường.
Tuy nhiên, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ có lộ trình cho sinh viên tới trường học trực tiếp các học phần thực hành, thí nghiệm, đồ án tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp trong thời gian tới.
Cụ thể, trường tổ chức các hoạt động dạy học, hướng dẫn, nghiên cứu trực tiếp tại các phòng thực hành, thí nghiệm, xưởng thực tập đối với sinh viên có nhu cầu và đáp ứng đầy đủ các điều kiện phòng chống dịch theo quy định.
Giảng viên, người học tham gia giảng dạy, học tập, nghiên cứu phải tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế và có điều kiện di chuyển đến trường.
Các học phần được mở khi có tối thiểu 15 người đăng ký học đối với hệ đại trà và tối thiểu 10 người với hệ chất lượng cao. Số lượng người học tối đa cho mỗi lớp học phần là 20 sinh viên. Hình thức dạy học trực tiếp này ưu tiên cho sinh viên khóa 2018 trở về trước.
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM vẫn tiếp tục học trực tuyến học phần lý thuyết - P.H.
Trường phân công các phòng khoa chuyên môn lập phương án, lên kế hoạch tổ chức cho người học đăng ký học các học phần thực hành, thí nghiệm, đồ án môn học, khóa luận tốt nghiệp theo các điều kiện trên. Thời gian học bắt đầu từ ngày 1.11.
Giảng viên và người học tham gia dạy học, nghiên cứu trực tiếp tại trường phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của ngành y tế về các biện pháp phòng chống dịch. Trường sẽ phân công người thực hiện việc đo nhiệt độ, kiếm tra khai báo y tế và thẻ xanh Covid-19 tại cổng trường.
Với người học chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên hoặc không có nhu cầu đăng ký, trường sẽ tổ chức các học phần trên khi đáp ứng đủ các điều kiện tổ chức dạy học, nghiên cứu theo các quy định chung của thành phố và ngành y tế.
Trước đó, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM là trường ĐH đầu tiên tại TP.HCM cho sinh viên đăng ký tới trường học trực tiếp các môn thí nghiệm, thực hành và làm luận văn tốt nghiệp sau thời gian dài học trực tuyến vì dịch Covid-19. Trên cơ sở số lượng đăng ký học và khả năng đáp ứng các điều kiện di chuyển, học tập của sinh viên, trường sẽ bố trí các lớp học phù hợp.
Từ ngày 1.1.2022, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM dự kiến tổ chức giảng dạy và học trực tiếp tại trường với các học viên, sinh viên đã tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Trường ĐH đầu tiên tại TP.HCM cho sinh viên đăng ký đến trường học tập trung Một trường ĐH đầu tiên tại TP.HCM tổ chức cho sinh viên đủ điều kiện đăng ký đến trường học tập trung sau thời gian dài nghỉ phòng dịch Covid-19. Trường ĐH Bách khoa TP.HCM bắt đầu cho sinh viên đăng ký đến học tập trung tại trường các môn thí nghiệm, thực hành, luận văn tốt nghiệp - NGUỒN: TRƯỜNG ĐH BÁCH...