Cần tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho trẻ em
Đây là phát biểu của ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em tại Hội nghị lần thứ 5, khóa VIII của Hội đồng Đội Trung ương vừa được tổ chức tại Hà Nội.
Phong trào đổi đã có nhiều đổi mới để thu hút thiếu nhi tham gia
Theo Báo cáo đánh giá sơ kết giữa nhiệm kỳ công tác Đội và phong trào thiếu nhi giai đoạn 2018-2023, công tác Đội và phong trào thiếu nhi thời gian qua đã có bước phát triển mới, phù hợp với xu hướng phát triển của thiếu nhi và xã hội. Nhiều đơn vị đã có sự chủ động, cụ thể hóa thành các phong trào, phần việc cụ thể với nhiều cách làm sáng tạo, bước đầu tạo được chuyển biến tích cực trong các cơ sở Đội, thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia.
Nhiều phong trào, hoạt động của Đội thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia.
Điểm mới trong công tác chỉ đạo từ đầu nhiệm kỳ là thiết kế nhóm các chương trình, phong trào, kế hoạch lớn xoay quanh “5 điều Bác Hồ dạy”, tạo chuyển biến trong tổng thể chung từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh. Cùng với đó, nhiều chủ trương, việc cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 – 2022 được các cấp Đội thực hiện quyết liệt từ đầu nhiệm kỳ đã tạo nên sự chuyển biến tích cực cho công tác Đội và phong trào thiếu nhi.
Video đang HOT
Phong trào “Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy” được các liên đội tập trung triển khai với nhiều nội dung phong phú, hình thức sáng tạo. Các cấp bộ Đoàn, Đội có sự chủ động hơn trong vận động nguồn lực, đồng hành chăm lo cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.
Với vai trò là tổ chức đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tổ chức được nhiều hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng, được cộng đồng, xã hội ghi nhận… Công tác xây dựng Đội đã được chú trọng, mô hình Liên đội 3 tốt được triển khai tại nhiều đơn vị. Việc phát triển và nâng cao chất lượng đội viên được các cấp bộ Đoàn, Đội được quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.
Trước tình trạng bạo lực học đường, xâm hại trẻ em đang diễn biến phức tạp, các cấp bộ Đoàn đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, nói chuyện chuyên đề, trang bị kiến thức phòng, chống xâm hại trẻ em cho đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách Đội, cán bộ phụ trách thiếu nhi và thiếu nhi; lồng ghép các chuyên đề về phòng chống xâm hại trong các hoạt động Hè như: các trại Hè kỹ năng, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt Hè trên địa bàn dân cư.
Thời gian qua, các cấp bộ Đoàn cũng đã phối hợp với ngành LĐ-TB&XH các cấp nắm bắt, kịp thời lên tiếng trước các vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em; tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Hãy lên tiếng” nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về phòng, chống xâm hại trẻ em. Điển hình như mô hình “Hội đồng trẻ em” giai đoạn 2017 – 2020 được triển khai thí điểm hiệu quả.
Sau gần ba năm triển khai, từ 5 mô hình thí điểm ban đầu tại các tỉnh, thành phố: Yên Bái, Hà Nội, Quảng Ninh, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh, đến nay mô hình này đã phát triển được 14 mô hình Hội đồng trẻ em cấp tỉnh, 11 mô hình Hội đồng trẻ em cấp huyện…
6 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 160 vụ đuối nước
Qua bản dự thảo tổng hợp, báo cáo về tình hình trẻ em 6 tháng đầu năm 2020 từ 53/63 tỉnh, thành phố cho thấy tình trạng đuối nước, tai nạn, thương tích và xâm hại trẻ em còn diễn biến phức tạp. Trong 6 tháng đầu năm 2020, Hội đồng Đội T.Ư nhận được 289 báo cáo của các tỉnh, thành đoàn phản ánh về các vụ việc liên quan đến trẻ em, trong đó, có 160 vụ đuối nước, 52 vụ tai nạn thương tích, 77 vụ xâm hại trẻ em.
Trẻ em cũng kiến nghị nhiều đề xuất, nguyện vọng liên quan đến học tập, bảo vệ, chăm sóc và vui chơi, giải trí. Về học tập, do tỉnh hình dịch bệnh COVID -19 đang diễn biến phức tạp, thời gian nghỉ học kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng học tập. Vì vậy, các em mong muốn các cấp, ngành tổ chức các khóa học trực tuyến miễn phí học tập tại nhà. Bên cạnh đó, nhiều em mong muốn được giảm tải việc học, nhất là học thêm để các em có thêm thời gian được vui chơi, giải trí. Các em cũng đề xuất các cấp, ngành hỗ trợ học phí cho các em có hoàn cảnh khó khăn, kinh tế không ổn định, bố mẹ phải đi làm ăn xa, học sinh người dân tộc thiểu số để các em có cơ hội được đến trường.
Ông Nguyễn Thứ Mười, Hiệu trưởng trường Đội Lê Duẩn cho rằng, năm học 2019-2020 ghi nhận sự nỗ lực, sáng tạo rất lớn của Hội đồng Đội T.Ư. Đây là năm học đặc biệt, vì tình hình dịch bệnh COVID -19 diễn biến phức tạp nhưng Hội đồng Đội đã thiết kế, tổ chức được nhiều sân chơi hấp dẫn, thiết thực thu hút hàng triệu học sinh từ khắp mọi miền Tổ quốc tham gia. Tiêu biểu như cuộc thi: Bác Hồ với thiếu nhi – Thiếu nhi với Bác Hồ.
Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em cho rằng, cần tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho trẻ em trong phòng chống xâm hại, tai nạn, thương tích… Bên cạnh đó, trang bị kiến thức, kỹ năng về công dân số, bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Theo ông Nam đây là vấn đề rất quan trọng trong thời đại công nghệ, internet lên ngôi. “Để công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho trẻ em đạt hiệu quả, cần tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy. Các em cần được tạo điều kiện để thực hành quyền trẻ em, bổn phận của trẻ em đã quy định rất rõ trong Luật trẻ em”, ông Nam nhấn mạnh.
Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh
Cử tri tỉnh Đồng Tháp đề nghị:
Ảnh minh họa/INT
Cần quan tâm nhiều hơn nữa việc giáo dục đạo đức; cần tăng thời lượng dạy môn giáo dục công dân; tăng thời gian dạy những bài học hay về đạo đức, câu chuyện người tốt việc tốt, nhằm tác động tích cực đến suy nghĩ và hành động của giới trẻ.
Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Trong thời gian qua, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV luôn được Đảng, Chính phủ quan tâm chỉ đạo và đã đạt được những kết quả tích cực. Phần lớn HSSV có đạo đức tốt, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi; có tinh thần đoàn kết, tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng; có ý thức chấp hành pháp luật tốt, lối sống đẹp, lành mạnh; có lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc; tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng.
Bộ GD&ĐT đã và đang triển khai các giải pháp đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức cho HS; đảm bảo an ninh, an toàn, phòng, chống bạo lực học đường và phối hợp tốt ba môi trường "nhà trường - gia đình - xã hội", hạn chế tình trạng vi phạm đạo đức trong HSSV, cụ thể là:
Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện Đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020"; quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020; Đề án Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025... Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, HS, gia đình HS và cộng đồng về giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV; phòng, chống bạo lực học đường và phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường.
Trình Thủ tướng Chính phủ banh hành Chỉ thị số 31/CT-TTg về "Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho HS, sinh viên". Phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, đặc biệt là việc giáo dục HSSV khai thác, sử dụng Internet, mạng xã hội một cách hiệu quả. Phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tăng cường tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và toàn xã hội tích cực tham gia công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV.
Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện thông qua hoạt động dạy học các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) hiện hành; qua chương trình lồng ghép, tích hợp trong các chương trình môn học và hoạt động giáo dục; thông qua lao động sản xuất, hoạt động tập thể, văn hóa, thể dục, thể thao và vui chơi giải trí; thông qua vai trò nêu gương của cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè và những tấm gương về đạo đức được rút ra từ sách vở, lịch sử, cuộc sống, giáo dục đạo đức, lối sống qua di sản văn hóa.
Chương trình GDPT mới đã chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách HS được thực hiện thông qua tất cả môn học, hoạt động giáo dục. Môn đạo đức ở bậc tiểu học, giáo dục công dân ở bậc trung học trong Chương trình GDPT mới đã được tăng cường cả nội dung và thời lượng.
Ngoài học giỏi, cần có ước mơ, khát vọng sáng tạo 'Ngoài học giỏi, làm tốt công tác Đội, các cháu cần có ước mơ, khát vọng sáng tạo và đi đầu trong sáng tạo khoa học - kỹ thuật để góp phần xây dựng nước nhà 'đàng hoàng hơn, to đẹp hơn' - như Bác Hồ hằng mong muốn'. Đó là những lời Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhắn nhủ...