Cần có cơ chế đặc thù trong đào tạo trình độ trung cấp ngành diễn viên múa
Không được tuyển sinh, tổ chức đào tạo trình độ trung cấp đã dẫn đến những xáo trộn rất lớn trong hệ thống các trường văn hóa nghệ thuật khiến hàng loạt các cơ sở đào tạo năng khiếu điêu đứng, hàng loạt giảng viên, cán bộ có nguy cơ thất nghiệp.
Trường múa Việt Nam được thành lập vào ngày 25 tháng 10 năm 1959 với chức năng nhiệm vụ đào tạo diễn viên múa ở bậc Trung cấp. Theo quyết định số 1646/QĐ/BGDĐT-TCCB ngày 05/04/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường múa Việt Nam được nâng cấp lên Trường Cao đẳng Múa Việt Nam với chức năng đào tạo ở bậc Cao đẳng ngành : Biên đạo múa, Huấn luyện múa và Diễn viên múa.
Tại quyết định số 01/QĐ – TTG ngày 03/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ nâng cấp xây dựng Học viện Múa Việt Nam trên cơ sở Trường Cao đẳng Múa Việt Nam . Học viện là cơ sở giáo dục công lập, trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, với sứ mệnh đào tạo, nghiên cứu và bồi dưỡng các ngành có trình độ từ trung cấp, cao đẳng, đại học trên lĩnh vực nghệ thuật múa nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế- xã hội.
Trường Học viện Múa Việt Nam
Cho đến nay, với hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành Học viện Múa Việt Nam luôn là cở sở đào tạo đầu ngành Nghệ thuật múa trên toàn Quốc, trong đó, đào tạo diễn viên múa đã trở thành ngành đào tạo truyền thống, là mũi nhọn của Học viện, là địa chỉ tin cậy, khẳng định là “cái nôi” đào tạo diễn viên múa trên cả nước.
Đội ngũ giảng viên của Nhà trường phần lớn là các Tiến sĩ, nghệ sĩ tài năng có danh hiệu NGND, NGƯT, NSND, NSƯT, có uy tín nghề nghiệp được giới chuyên môn công nhận; nhiều học sinh, sinh viên của nhà trường đoạt giải cao trong các kỳ thi nghệ thuật trong nước và quốc tế. Nhà trường đã cung cấp nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật múa.
Năm 2017, Cao đẳng Múa Việt Nam được lựa chọn là cơ sở đào tạo tài năng trong lĩnh vực múa ở trình độ trung cấp và cao đẳng theo Đề án “Đào tạo tài năng lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn 2030″ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1341/QĐ-TTg ngày 08/7/2016.
Đào tạo Trung cấp diễn viên múa trong Học viện Múa là hệ đào tạo tài năng, năng khiếu, đào tạo loại hình nghệ thuật đặc thù này đòi hỏi phải đào tạo từ nhỏ và lâu dài từ bậc Sơ cấp bắt đầu 06 -10 tuổi lên đào tạo bậc Trung cấp chuyên nghiệp diễn viên Kịch múa từ 10 đến 12 tuổi.
Do đặc thù lĩnh vực nghệ thuật nên các em học viên được đào tạo từ lúc 6-10 tuổi
Video đang HOT
Ở Học viện Múa Việt Nam đã đào tạo trình độ Trung cấp diễn viên với thời gian tối đa khóa học từ 06 năm đến 07 năm. Khi học sinh tốt nghiệp Trung cấp diễn viên múa ra công tác làm việc tại các đơn vị nghệ thuật, các nhà hát nghệ thuật công lập trực thuộc Bộ VHTTDL tuổi đời còn rất trẻ (18 tuổi ).
Hơn 60 năm qua, Học viện Múa Việt Nam tập trung chủ yếu đào tạo ở trình độ trung cấp đối với 02 ngành: Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian, dân tộc và Nghệ thuật biểu diễn kịch múa (ngành đào tạo diễn viên). Số lượng học sinh được đào tạo ở trình độ cao đẳng rất ít và đào tạo phần lớn theo phương thức liên thông từ trung cấp lên cao đẳng (tiêu chí tuyển sinh năng khiếu đối với cao đẳng là phải có trình độ trung cấp hoặc tương đương).
Do đặc thù của nghề nghiệp, nên phần lớn học sinh sau khi tốt nghiệp trung cấp (khoảng 17-18 tuổi) đối với 02 ngành trên các em đều ra làm nghề, vì đó là thời kỳ đẹp nhất và phát huy được khả năng tốt nhất đối với diễn viên múa chuyên nghiệp.
Thông thường sau 35 tuổi diễn viên múa dần không đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật chuyên môn, về Thanh – Sắc mà nghệ thuật biểu diễn sân khấu đòi hỏi, do vậy, các diễn viên múa của 02 ngành trên rẽ ngang tìm ngành/nghề khác để mưu sinh tồn tại. Có một số người thì học tập nâng cao lên ở trình độ đại học đối với một số ngành như Biên đạo múa, Huấn luyến múa, Lý luận – Phê bình múa…để trở thành giảng viên, biên đạo múa và tiếp tục công hiến cho sự nghiệp đào tạo, sáng tác trong lĩnh vực nghệ thuật múa.
Vì vậy, đào tạo ngành nghệ thuật biểu diễn múa để trở thành diễn viên múa chỉ dừng lại ở trình độ trung cấp, cao đẳng; trình độ đại học không đào tạo ngành diễn viên múa ( theo khoa học khi cơ thể người đến năm 18 tuổi không còn đáp ứng được các tiêu chí tuyển chọn cho đào tạo các ngành Nghệ thuật/Thể thao năng khiếu đỉnh cao). Đây cũng là một trong những đặc thù đào tạo ngành/ nghề năng khiếu, tài năng nghệ thuật biểu diễn múa – Diễn viên múa mà các Quốc gia trên thế giới có nền nghệ thuật múa phát triển luôn tuân thủ
Các học viện theo diễn viên múa được đào tạo từ bé
Ông Trần Văn Hải, Quyền Giám đốc Học viện Múa Việt Nam bày tỏ: Thực tế hiện nay Học viện Múa Việt Nam là đơn vị mới thành lập, hiện đang tiến hành thực hiện thành lập Hội đồng Trường, chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện cho công tác đăng ký hoạt động đào tạo và tuyển sinh Đại học.
Tuy nhiên ngày 09/4/2020, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có Công văn số 772/TCGDNN-PCTT đề nghị Học viện Múa dừng tuyển sinh năm 2020 đối với 02 ngành mà Nhà trường đã và đang đào tạo hơn 60 năm qua ở trình độ trung cấp là Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc; Nghệ thuật biểu diễn kịch múa với lý do: Theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật số 34/2018/QDD14), Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ thì Học viện, các Đại học không được tuyển sinh, tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng.
Nếu áp dụng theo NĐ 99/2019 NĐ-CP Luật giáo dục đại học sửa đổi ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2019 thì Học viện Múa Việt Nam không được tuyển sinh, đào tạo các ngành ở bậc Trung cấp và Cao đẳng, điều này đã có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo của Học viện, đến tâm lý và đời sống của toàn thể cán bộ,Giảng viên, người lao động trong Học viện Múa Việt Nam hiện nay.
Theo ông Hải, quy trình đào tạo diễn viên múa bắt buộc phải uốn nắn, rèn luyện từ khi cơ thể của người học còn non trẻ để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của nghề nghiệp như độ mềm, độ dẻo, độ mở của khớp xương hông… Hiện nay, gần 100 cán bộ, giảng viên, người lao động của Học viện đang tập trung cho công tác đào tạo mũi nhọn, chủ yếu là bậc trung cấp diễn viên múa với các hệ 3 năm; 4 năm; 5 năm và 6 năm, cung cấp nguồn nhân lực biểu diễn cho các đơn vị nghệ thuật và đáp ứng nhu cầu xã hội.
Bởi vậy, một cơ chế đặc thù đối với việc đổi mới hệ thống các trường đào tạo ngành văn hóa nghệ thuật là hết sức cần thiết, nếu không sẽ khó vực dậy được lĩnh vực này, kéo theo đó là nguy cơ mất nguồn nhân lực, khó phát triển tài năng văn hóa nghệ thuật cũng như bảo tồn được các giá trị truyền thống của dân tộc.
Học viện Âm nhạc Quốc gia và Học viện Múa Việt Nam "kêu trời": Dừng tuyển sinh trung cấp vì... Luật!
"Cứ theo luật mà làm" nên đã dẫn đến những xáo trộn trong hệ thống các trường văn hóa nghệ thuật khiến hàng loạt các cơ sở đào tạo năng khiếu rơi vào tình trạng "tiến thoái lưỡng nan", không biết xử lý ra sao khi mùa tuyển sinh đang kề cận.
Nhiều thí sinh là học sinh hệ trung cấp của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã giành giải cao tại các cuộc thi nghệ thuật âm nhạc quốc tế Ảnh: H.V
Trước nguy cơ không được tiếp tục đào tạo hệ trung cấp, Học viện Múa Việt Nam và Học viện Âm nhạc Quốc gia đang kêu cứu...
Đến đây và xin nghe một lần
Vừa được nâng cấp lên bậc Đại học vào cuối năm 2019 Học viện Múa Việt Nam vừa phải nhận văn bản trong đó đề nghị dừng tuyển sinh năm 2020 đối với hai ngành đào tạo trình độ trung cấp là Nghệ thuật biểu diễn kịch múa và Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian, dân tộc.
Trao đổi với Văn Hoá, quyền Giám đốc Học viện ông Trần Văn Hải lo lắng: "Trường CĐ Múa Việt Nam mới chính thức trở thành Học viện Múa Việt Nam từ cuối năm 2019. Hơn 60 năm qua, trường chủ yếu đào tạo trình độ trung cấp, CĐ, nay với quy định mới khiến chúng tôi rất hoang mang. Trên thực tế, gần 100 cán bộ, giảng viên, người lao động của Học viện đang tập trung cho công tác đào tạo mũi nhọn, chủ yếu là bậc trung cấp diễn viên múa với các hệ 3 năm; 4 năm; 5 năm và 6 năm, cung cấp nguồn nhân lực biểu diễn cho các đơn vị nghệ thuật và đáp ứng nhu cầu xã hội".
Học sinh tốt nghiệp hệ trung cấp ra công tác tại các đơn vị nghệ thuật, các nhà hát công lập khi tuổi đời còn rất trẻ (18 tuổi). Bởi vậy, quy trình đào tạo diễn viên múa bắt buộc phải uốn nắn, rèn luyện từ khi cơ thể của người học còn non trẻ để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của nghề nghiệp như độ mềm, độ dẻo, độ mở của khớp xương hông...
Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cũng đang trong tình thế tương tự. Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Học viện cho biết đã có văn bản báo cáo lãnh đạo Bộ VHTTDL về nhu cầu tất yếu phải đào tạo hệ trung cấp tại trường. Ông Lê Anh Tuấn khẳng định: "Hơn 60 năm nay, hệ Trung cấp vẫn tồn tại và là một phần tất yếu của Học viện. Bây giờ có quy định như vậy, chúng tôi như đứng giữa ngã ba, không biết đi đường nào. Nếu Học viện tiếp tục đào tạo trung cấp, CĐ thì là làm chui, nhưng không thể dừng lại vì đặc thù của đào tạo nghệ thuật là phải dạy từ nhỏ với một quá trình vô cùng gian khổ và chấp nhận sự đào thải cao. Hệ Trung cấp tuỳ theo từng loại hình âm nhạc nhưng cũng phải đào tạo từ 6 năm đến 9 năm. Chỉ cần nhìn vào 5 năm trở lại đây, số lượng hàng trăm giải thưởng âm nhạc lớn nhỏ mà học sinh hệ trung cấp của Học viện đạt được ở tầm khu vực và thế giới đã chứng minh việc đào tạo hệ này là hoàn toàn phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay".
Được biết, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cũng đang thực hiện Đề án đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đào tạo học sinh hệ Trung cấp cũng nằm trong đề án này. Việc tổ chức tuyển sinh, đào tạo và phải được sự công nhận của Nhà nước là điều đương nhiên đối với các đối tượng trong đề án đào tạo.
Phải được tuyển chọn, đào tạo từ nhỏ mới có thể đáp ứng được các tiêu chí, tiêu chuẩn khắt khe của một diễn viên múa Ảnh: T.L
Cần có quy định đào tạo đặc thù
Luật Giáo dục nghề nghiệp cho phép các trường ĐH có thể đào tạo trung cấp, CĐ với điều kiện được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp phép. Tuy nhiên, kể từ khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH có hiệu lực, các cơ sở giáo dục ĐH không được đào tạo trình độ trung cấp, CĐ nữa. Với các trường đào tạo lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, "đứt" mất khâu đào tạo hệ trung cấp là cả một vấn đề nghiêm trọng, bởi nghệ thuật có đặc thù phải đào tạo từ bậc sơ cấp, dần tiến lên bậc trung cấp chuyên nghiệp, rồi tiếp tục học tới CĐ, ĐH, sau ĐH.
"Giờ phân luồng, không học ĐH thì vào giáo dục nghề nghiệp là đúng, nhưng xếp "ông" trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp từ 6-9 năm với một "ông" sửa điện lạnh học có vài tháng vào chung cùng nhóm là giáo dục nghề nghiệp thì rất không ổn. Trong tương lai, chúng tôi mong muốn phải có cơ chế riêng với hệ trung cấp tài năng, năng khiếu đặc thù", Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia chia sẻ thêm.
Chiều 26.7, trao đổi với Văn Hóa, Vụ trưởng Vụ Đào tạo (Bộ VHTTDL) Lê Anh Tuấn cho biết, lãnh đạo Bộ đã nắm bắt rất rõ những bất cập trong quy định của Luật đối với đào tạo năng khiếu nghệ thuật. Năm 2017, với đề xuất của Bộ VHTTDL, Chính phủ đã chủ trì cuộc họp với các Bộ, ngành liên quan và thống nhất tiếp tục cho phép các cơ sở đào tạo VHNT được tổ chức tuyển sinh và đào tạo theo truyền thống.
Vừa qua, khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học chính thức có hiệu lực, Bộ VHTTDL đã có nhiều cuộc làm việc và trao đổi bằng văn bản với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ,TB&XH), Bộ GD&ĐT để cùng bàn bạc, tháo gỡ những bất cập trong công tác đào tạo năng khiếu nghệ thuật cũng như những vấn đề mang tính đặc thù của lĩnh vực này.
Trong thời gian sớm nhất, Bộ VHTTDL sẽ có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho phép các trường đào tạo VHNT được tiếp tục tuyển sinh hệ trung cấp, CĐ và duy trì mô hình đào tạo từ sơ cấp lên đến ĐH, sau đại học như đã và đang thực hiện". Ông Tuấn cho biết thêm, ngay trong đầu tháng tới, các cơ quan của những Bộ, ngành có liên quan sẽ có buổi làm việc để lắng nghe ý kiến của cơ sở đào tạo và đề ra hướng giải quyết.
Đây không phải lần đầu, lĩnh vực đào tạo năng khiếu văn hóa, nghệ thuật đứng trước tình huống "tiến thoái lưỡng nan" vì xuất hiện độ chênh, độ vênh giữa quy định với hoạt động thực tiễn, đặc thù và cả sự khó hiểu của những người làm luật. Đã tới lúc cần có những quy định cụ thể mang tính đặc thù cho các cơ sở đào tạo văn hóa, nghệ thuật để có được hành lang pháp lý, nếu không, nguy cơ mất nguồn nhân lực và không bảo tồn được nghệ thuật sẽ tất yếu xảy ra, nhất là nghệ thuật truyền thống dân tộc.
Giờ phân luồng, không học ĐH thì vào giáo dục nghề nghiệp là đúng, nhưng xếp "ông" trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp từ 6-9 năm với một "ông" sửa điện lạnh học có vài tháng vào chung cùng nhóm là giáo dục nghề nghiệp thì rất không ổn. Trong tương lai, chúng tôi mong muốn phải có cơ chế riêng với hệ trung cấp tài năng, năng khiếu đặc thù.
(Ông LÊ ANH TUẤN, Giám đốc học viện Âm nhạc Quốc gia)
Trường cao đẳng, trung cấp lo cạn nguồn tuyển Dịch Covid-19 kéo dài, các trường đại học dành phần lớn chỉ tiêu cho xét tuyển học bạ... Những yếu tố này khiến các trường cao đẳng và trung cấp dự báo đây là năm tuyển sinh khó khăn nhất từ trước đến giờ. Trường cao đẳng, trung cấp năm nay tuyển sinh thực sự khó khăn - ẢNH: MỸ QUYÊN Tác động...