Cận cảnh loài sinh vật biển trong suốt, lấp lánh như ‘thiên thần biển xanh’
Mặc dù sở hữu vẻ ngoài đáng yêu nhưng thiên thần biển lại là kẻ ăn thịt với tốc độ và khả năng săn mồi vượt trội.
“Thiên thần biển” với hình dáng trong suốt, độc đáo thuộc nhóm sên biển, thường được tìm thấy ở vùng biển lạnh khu vực Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Bắc Đại Tây Dương. Tên khoa học của sên biển là Clione limacina, hay còn được biết đến với cái tên “sea angles” (thiên thần biển).
Ảnh: @Aquatilis / Alexander Semenov
Loài sên biển này được mang danh “thiên thần” là nhờ vào hình dáng độc đáo. Toàn bộ cơ thể sên biển gần như trong suốt với chiều dài chỉ khoảng 7cm, đặc biệt có cấu trúc phần chân vây như hai chiếc cánh.
Video đang HOT
Ảnh: Monterey Bay Aquarium
Khi mới sinh ra, sên thiên thần cũng có vỏ ốc bảo vệ cơ thể, qua thời gian, lớp vỏ này dần mất khi chúng trưởng thành. Đây cũng là lúc hai chiếc cánh thiên thần xuất hiện. Có vẻ ngoài trong suốt với chiếc cánh nhỏ trên thân, loài sên biển này trông có vẻ đáng yêu và vô hại. Thế nhưng, đây lại là “sát thủ săn mồi” đối với những loài phù du như bướm biển (Limacina helicina).
Ảnh: Monterey Bay Aquarium
“Thiên thần biển” có thể lướt nhanh với tốc độ gần bằng cá vàng, 10cm/s. Tốc độ này giúp chúng có thể đuổi theo và dễ dàng vượt qua con mồi. Khi gặp phải con mồi khó ăn, “thiên thần biển” ngay lập tức mở miệng đưa những phần trông như xúc tu nhiều móc và răng cưa ra, ngoạm chặt vào con mồi.
Điểm thu hút nhất của “thiên thần biển” nằm ở cách chúng di chuyển. Hai “cánh” này liên tục hoạt động, trông giống như một thiên thần nhỏ bay lượn giữa đại dương. Đồng thời, “thiên thần biển xanh” còn sở hữu nhiều chiêu trò để tồn tại và bảo vệ bản thân mình.
Ảnh: Aquatilis Expedition
Khả năng ẩn nấp của loài sinh vật này có thể nói là xuất sắc. Cấu trúc trong mờ như thạch của sên thiên thần giúp nó có thể ẩn thân vào các vùng tối, một phần giúp chúng có thể thoát khỏi kẻ thù. Đây được đánh giá là cách phòng thủ vượt trội của loài sên biển.
Cận cảnh đàn cá voi săn mồi ở vùng biển Cô Tô
Một ngư dân huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đã ghi lại khoảng khắc về 3 chú cá voi xuất hiện săn mồi cách bờ biển Cô Tô khoảng chừng 1km.
Những ngày qua, clip về hình ảnh đàn cá voi nổi lên trên mặt biển thuộc huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) được một ngư dân đi biển quay lại chia sẻ trên mạng xã hội đã khiến cư dân mạng thích thú.
Theo video ghi lại thì một đàn cá voi gồm ba con dài khoảng 20m, nặng hàng tấn bơi gần nhau, cách bờ biển huyện Cô Tô khoảng chừng 1km. Cả 3 chú cá này vô tư nô đùa, bất chấp xung quanh có nhiều tàu, thuyền qua lại, Thậm chí, có con còn trồi hẳn lên mặt nước há chiếc miệng lớn để đớp mồi.
Ngay sau khi clip được người dân, du khách đăng tải về đàn cá voi đã thu hút được hàng triệu lượt người xem và bày tỏ sự ngạc nhiên, thích thú.
Lý giải về việc cá voi đến vùng biển Cô Tô, trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam tối ngày 27/9, ông Nguyễn Việt Dũng - Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh cho biết, lâu lắm rồi vùng biển này mới có sự xuất hiện trở lại của đàn cá voi đông như vậy. Do điều kiện khí hậu và môi trường biển của huyện Cô Tô trong lành, nên thời gian gần đây vùng biển này thường có sự xuất hiện của nhiều đàn hải âu, rùa biển, vích, cá voi....
Cá voi săn mồi trên vùng biển Cô Tô. Ảnh cắt từ clip
Đây là minh chứng cụ thể nhất cho thấy môi trường biển ở Cô Tô phù hợp đảm bảo cho các loại sinh vật biển sinh sôi, phát triển, ông Dũng khẳng định.
Việc các loại sinh vật biển chọn vùng biển Cô Tô kiếm ăn và sinh sống là tín hiệu cho thấy môi trường biển của Cô Tô được cải thiện, đáp ứng các yêu cầu sinh sống của các loại sinh vật biển sinh sôi, phát triển góp phần đa dạng hệ sinh thái biển đồng thời tạo ra những sản phẩm mới cho hoạt động du lịch trong tương lai.
Theo người dân địa phương, việc cá voi xuất hiện ven bờ biển Cô Tô là hình ảnh rất hiếm gặp. Trong tâm linh, ngư dân biển xem việc xuất hiện và bắt gặp đàn cá voi là điều hết sức may mắn trên biển.
Huyền thoại về 52 Blue: Chú cá voi đơn độc nhất hành tinh Cái tên 52 Blue xuất phát từ tần số âm thanh đặc biệt mà các nhà khoa học từng đo được từ những tiếng gọi của một sinh vật biển khổng lồ. Vào những ngày cuối năm 1992, tại Trạm không quân hải quân đảo Whidbey (Mỹ), các nhà khoa học đã phát hiện ra một thứ âm thanh kì lạ, có tần...