Vì sao sinh vật biển thường nhầm rác thải nhựa là thức ăn?
Theo nhiều nghiên cứu, cá ăn rác thải nhựa bởi khi phân hủy, nhựa thành những mảnh nhỏ có kích thước tương tự như sinh vật phù du.
Ngooài ra, các mảnh nhựa trong môi trường mặn của nước biển hoặc đại dương tiết ra thứ mùi giống như những sinh vật phù du.
Theo Báo cáo của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) về thực trạng rác thải nhựa đại dương, hiện rác thải nhựa đã xuất hiện ở cả những vùng xa xôi nhất và những vùng nguyên sinh của trái đất như vùng băng Bắc Cực và trong các loài cá sinh sống tại khu vực sâu nhất của đại dương là Rãnh Mariana. Báo cáo này được tổng hợp từ hơn 2.000 công trình nghiên cứu riêng về những tác động tiêu cực của rác thải nhựa đối với các đại dương, đa đạng sinh học và sinh thái biển.
“Mỗi năm có khoảng từ 19 đến 23 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển, trong đó, phần lớn là sản phẩm nhựa dùng 1 lần. Rác này chiếm tới 60% nguyên nhân gây ô nhiễm đại dương” – Báo cáo nêu.
Các nghiên cứu cho thấy, rác thải nhựa trong đại dương có nguồn gốc từ đất liền, bị cuốn theo những dòng chảy từ các đô thị, do tràn cống, xả rác, chất thải từ các hoạt động công nghiệp và xây dựng…
Ô nhiễm nhựa trên đại dương cũng bắt nguồn từ ngành đánh bắt cá, các hoạt động hàng hải và nuôi trồng thủy sản. Dưới tác động của bức xạ tia cực tím, gió, dòng chảy và các yếu tố tự nhiên khác, nhựa bị phân hủy thành các hạt nhỏ được gọi là hạt vi nhựa hoặc nano nhựa. Kích thước nhỏ khiến chúng dễ dàng bị các sinh vật biển vô tình ăn phải.
Loài cá thường nhầm rác thải nhựa là thức ăn.
Video đang HOT
88% các loài sinh vật biển mà tổ chức này nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm nhựa rất nghiêm trọng. Ít nhất có 2.144 loài phải sống trong môi trường ô nhiễm nhựa.
Theo nhiều nghiên cứu, cá ăn rác thải nhựa bởi khi phân hủy, nhựa thành những mảnh nhỏ có kích thước tương tự như sinh vật phù du. Ngooài ra, các mảnh nhựa trong môi trường mặn của nước biển hoặc đại dương tiết ra thứ mùi giống như những sinh vật phù du khiến cá bị “đánh lừa” và ăn chúng.
Tiến sỹ Joseph Pfaller đến từ trường Đại học Florida (Mỹ) cho biết, túi nilon trôi nổi trên đại dương tựa như sứa biển, không chỉ giống về hình dạng mà còn bởi mùi hương. Theo lý giải, rác thải nhựa trong đại dương lâu ngày sẽ bị vi khuẩn và tảo tác động. Dần dần, chúng mất đi mùi hóa chất vốn có và chuyển sang mùi tự nhiên hơn.
Đây được xem là “bẫy khứu giác” khiến các động vật đại dương đặc biệt là rùa biển dễ nuốt phải. Cá voi, chim biển cũng là những loài thường xuyên ăn nhầm những mảnh vụn rác thải nhựa. Hiện trên toàn cầu ước tính hơn 100 triệu động vật biển bị giết mỗi năm vì điều này.
Tại khu vực Đông Nam Á, một số động vật biển có nguy cơ tuyệt chủng đã chết với lượng nhựa lớn trong dạ dày. Tháng 6/2018, một con cá voi được tìm thấy ở bãi biển Songkhla (Thái Lan) trong tình trạng bị chết nghẹn vì hàng chục mẩu rác nhựa nặng 8 kg trong bụng.
Xác một con chim chứa đầy đồ nhựa trong cơ thể.
Tại Việt Nam, với hơn 3.260 km đường bờ biển (chưa kể bờ các đảo) trải dài theo hướng Bắc -Nam, trung bình cứ 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển. Dọc bờ biển còn có 114 cửa sông, trung bình 20 km có một cửa sông và hơn 50 vịnh, đầm phá. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển, song cũng luôn tiềm ẩn ô nhiễm rác thải.
Ước tính có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa được thải ra trên đất liền hàng năm ở Việt Nam. Ít nhất 10% trong số chất thải chưa được quản lý tốt này bị rò rỉ vào đường thủy.
Điều này, khiến Việt Nam trở thành một trong năm nước gây ô nhiễm nhựa đại dương hàng đầu trên thế giới. Tổ chức này đã đề xuất Việt Nam cần giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa thông qua sự kết hợp giữa các công cụ chính sách và cơ chế tài khóa.
“Ô nhiễm rác thải nhựa, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa đại dương, đã trở thành vấn đề cấp bách ở phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu. Giảm thiểu chất thải từ nhựa đã trở thành yêu cầu cấp bách ngay lúc này”.
Mỗi năm, lượng nhựa thải ra đại dương ít hơn, nhưng lại tồn tại lâu hơn
Kết quả của một nghiên cứu mới cho biết, so với những gì các nhà khoa học nghĩ trước đây, trên thực tế có ít nhựa thải ra đại dương hơn, nhưng lượng nhựa này lại tồn tại trong một thời gian dài.
Rác thải nhựa trên biển, dù ít hơn so với dự đoán trước đó, nhưng vẫn đang gia tăng mỗi năm. Ảnh minh họa: Getty Images/TTXVN/Vietnam
Nghiên cứu đã lập mô hình ước tính rằng các mảnh nhựa lớn hơn 25mm, chiểm hơn 95% lượng nhựa trôi nổi trên đại dương. Trong khi đó, hầu hết các hạt nhựa trong đại dương đều rất nhỏ, tổng khối lượng của những hạt vi nhựa này - được định nghĩa là dưới 5mm - lại tương đối thấp.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geoscience, tuy có sự vượt trội về số lượng của các mảnh nhựa lớn trôi nổi trong đại dương, nhưng tổng số lượng vẫn thấp hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.
Ô nhiễm nhựa trong đại dương vốn được ước tính là hơn 25 triệu tấn, với ¼ triệu tấn trôi nổi trên bể mặt biển. Tuy nhiên, nghiên cứu cho biết lượng nhựa trên bề mặt đại dương cao hơn nhiều, vào khoảng 3 triệu tấn. Việc nhựa trôi nổi thành từng mảng lớn có thể giúp ích cho nỗ lực dọn dẹp của con người.
Erik van Sebille, đồng tác giả nghiên cứu thuộc Đại học Utrecht, Hà Lan nhận định: "Các mảnh nhựa lớn nổi trên bề mặt dễ làm sạch hơn so với vi nhựa"
"Hành động ngay bây giờ"
Mô hình này cũng cho thấy rằng mỗi năm, lượng nhựa mới đổ ra đại dương ít hơn - khoảng nửa triệu tấn thay vì 4 - 12 triệu tấn - chủ yếu xuất phát từ các bờ biển và hoạt động đánh bắt cá. Tuy nhiên, chính sự kết hợp của nhiều nhựa trên bề mặt đã tồn tại trước đó và ít nhựa mới hơn chính là minh chứng cho thấy rác thải nhựa có thể sẽ tồn tại trọng đại dương lâu hơn so với suy nghĩ.
Trưởng nhóm nghiên cứu Mikael Kaandorp cho biết, điều đó có nghĩa là sẽ mất nhiều thời gian hơn cho đến khi các biện pháp chống rác thải nhựa được nhìn nhận rõ ràng. Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ, các tác động thậm chí sẽ còn kéo dài hơn nữa.
Thêm vào đó, dù ít, nhưng hiện lượng ô nhiễm nhựa ở các đại dương trên thế giới vẫn đang gia tăng. Theo các tác giả của nghiên cứu, nếu không giảm thiểu rác thải nhựa và tăng cường dọn dẹp rác thải nhựa trên bề mặt đại dương, rác thải nhựa còn sót lại có thể tăng gấp đôi trong vòng hai thập kỷ.
Mối lo ngại về tác động của nhựa đối với môi trường và sức khỏe con người nhìn chung đã tăng lên trong những năm gần đây.
Chương trình Môi trường Liên Hiệp quốc (UNEP) nhận xét, mỗi năm các mảnh vụn nhựa ước tính đã giết chết hơn 1 triệu con chim biển và 100.000 động vật có vú sống ở biển.
Được biết, nghiên cứu mới này được đưa ra khi thế giới đang chờ đợi bản dự thảo đầu tiên của một hiệp ước quốc tế của Liên Hiệp quốc về chống ô nhiễm nhựa, dự kiến sẽ ra mắt vào tháng 11.
Loài sâu tí hon có thể ăn hàng tỷ kg rác thải nhựa Các nhà nghiên cứu ở châu Âu đã phát hiện ra rằng ấu trùng của một loại côn trùng phổ biến có khả năng tiêu hóa nhựa khác thường. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng sâu sáp, một loài sâu bướm thường được sử dụng làm mồi câu cá, được đặt tên theo thói quen ăn sáp ong, có thể phá...