Cần biết: Bộ Y tế hướng dẫn bệnh nhân COVID-19 xin giấy nghỉ ốm để hưởng BHXH
Trong giấy tờ làm căn cứ hưởng BHXH đối với người lao động điều trị COVID-19 là một lần khám, người bệnh được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tối đa là 30 ngày.
Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ cần đến tái khám…
Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các Bộ, ngành; Các bệnh viện trường Đại học; Ban chính sách xã hội – BHXH Việt Nam về việc cấp hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với người lao động
Tại văn bản này Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho biết đã nhận được Công văn số 2989/BHXH-CSXH về việc hồ sơ, giấy tờ làm căn cứ hưởng BHXH đối với người lao động điều trị COVID-19.
Người bệnh được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tối đa là 30 ngày. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ cần đến tái khám… Ảnh minh hoạ
Trong đó, BHXH Việt Nam phản ánh về việc một số cơ sở y tế đã cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH và giấy tờ khác để làm căn cứ hưởng BHXH đối với người lao động, chỉ định cho bệnh nhân điều trị ngoại trú quá 30 ngày cho một lần khám, chữa bệnh chưa đúng quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT.
Video đang HOT
Do vậy, để đảm bảo quyền lợi của người lao động và thực hiện theo đúng quy định, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị triển khai thực hiện các nội dung sau:
- Việc cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thực hiện theo đúng quy định tại Chương IV, các mẫu quy định tại phụ lục của Thông tư số 56/2017/TT-BYT;
- Một lần khám, người bệnh được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tối đa là 30 ngày.
Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định
Đối với các hồ sơ, giấy tờ không theo mẫu quy định do các cơ sở khám, chữa bệnh đã cấp cho người lao động nghỉ ngoại trú quá 30 ngày cho một lần khám bệnh, chữa bệnh và cấp các giấy tờ khác mà BHXH đã tiếp nhận, Ban Chính sách xã hội – BHXH Việt Nam phối hợp chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn người lao động hoàn thiện hồ sơ và xem xét, giải quyết chế độ BHXH theo đúng các quy định.
"Hãy từ bỏ thuốc lá vì sức khỏe của người thân yêu"
Đây là thông điệp hướng tới Ngày thế giới không thuốc lá 31/5 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Bộ Y tế phát động, trong đó, lấy người phụ nữ làm trung tâm.
Hướng tới Ngày thế giới không thuốc lá (31/5), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Bộ Y tế đã phát động tuyên truyền về chăm sóc và bảo vệ nâng cao sức khỏe nhân dân, triển khai huy động xã hội hóa trong công tác phòng chống các bệnh không lây nhiễm trong đó có phòng chống tác hại của thuốc lá.
Ngày 14/5, Trung tâm hỗ trợ phụ nữ phòng chống HIV/AIDS và CSSK - Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, với sự góp ý chuyên môn của Qũy phòng chống tác hại thuốc lá và hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Y tế toàn cầu Vital Strategies, đã tổ chức tọa đàm trực tuyến giới thiệu chương trình truyền thông phòng chống tác hại của hút thuốc thụ động với thông điệp "Hãy từ bỏ thuốc lá vì sức khỏe của người thân yêu". Buổi tọa đàm trực tuyến đặc biệt có sự hiện diện của Hoa hậu Hoàn vũ H'Hen Niê.
Phát biểu tại buổi tọa đàm giới thiệu chương trình, bà Trương Thị Thu Thủy, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phụ nữ phòng chống HIV/AIDS và CSSKSS, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết: "Phụ nữ mặc dù là đối tượng ít hút thuốc nhưng lại là đối tượng dễ bị tổn thương vì khói thuốc nhất. Chính vì vậy, truyền thông hướng đến phụ nữ là bảo vệ quyền lợi được sống mạnh khỏe của phụ nữ và trẻ em, điều này đã được quy định trong pháp luật, cụ thể là Luật Phòng chống tác hại thuốc lá năm 2013".
Đồng thời, thông qua chương trình truyền thông phòng chống tác hại thuốc lá này, Hội LHPNVN mở rộng sự tiếp cận hoạt động truyền thông xây dựng tổ ấm gia đình không khói thuốc theo phương châm "Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội".
Theo bà Trương Thị Thu Thủy, phụ nữ không chỉ là người chịu ảnh hưởng, mà còn là người tạo ra rất nhiều ảnh hưởng tới những thành viên trong gia đình, các cá nhân khác trong cộng đồng; trong nhiều trường hợp, họ còn là những người tạo cảm hứng làm thay đổi nhận thức của những người xung quanh.
Bà Trương Thị Thu Thủy chia sẻ tại toạ đàm trực tuyến.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá cũng cho biết: "Thời gian tới, Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế), sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Hội LHPNVN, tổ chức Sức khỏe toàn cầu Vital Strategies tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch truyền thông phòng chống tác hại của hút thuốc lá thụ động, trong đó nổi bật là hoạt động xây dựng mô hình tổ ấm gia đình không khói thuốc, từ đó góp phần xây dựng một môi trường không khói thuốc trong cộng đồng".
Hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi tại Việt Nam. Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư. Khói thuốc có thể tồn tại ở khắp mọi nơi và đặc biệt không có ngưỡng an toàn khi phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động, gây ảnh hưởng đến cộng đồng mà nạn nhân chủ yếu đa phần là phụ nữ và trẻ em.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên toàn cầu, mỗi năm có 1,2 triệu ca tử vong vì các bệnh liên quan đến hút thuốc lá thụ động. Trong đó có gần 760.000 phụ nữ và 180.000 trẻ em. Tại Việt Nam, WHO ước tính mỗi năm có gần 6.000 người chết vì các bệnh liên quan đến hút thuốc lá thụ động./.
Thế nào là hút thuốc thụ động?
Hút thuốc thụ động là hít phải (hay còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc từ đầu điếu đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra. Khói thuốc thụ động chứa hàng nghìn các hóa chất, độc hại.
Hút thuốc thụ động gây ra những bệnh gì?
Người không hút thuốc nhưng thường xuyên sống, làm việc trong môi trường có khói thuốc lá cũng mắc các bệnh như người hút thuốc.
Ở người lớn, hút thuốc thụ động gây ung thư phổi, các bệnh về tim mạch, ung thư vú, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, gây các triệu chứng kích thích đường hô hấp, tăng nguy cơ đẻ non và trẻ sinh nhẹ cân.
Ở trẻ em, hút thuốc thụ động có thể gây viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa, đột tử ở trẻ sơ sinh, kém phát triển chức năng phổi và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác.
Tôi nên làm gì sau khi biết mình là F1? Sau khi đọc báo về ca nhiễm mới và thông báo tìm người, tôi phát hiện mình là F1 do đi cùng chuyến bay với bệnh nhân, vậy tôi phải làm gì tiếp theo? (An, Hà Nội) Trả lời: Nếu bạn là người có tiếp xúc trực tiếp với người mắc Covid-19 hoặc người có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19,...