Căn bệnh viêm màng não nguy hiểm như thế nào?
Viêm màng não cấp tính là bệnh lý rất nguy cấp. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh nhân sẽ có nhiều biến chứng trầm trọng.
Theo bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, viêm màng não là một trong những bệnh lý nhiễm trùng thần kinh trung ương, có căn nguyên rất đa dạng như vi khuẩn, virus, nấm…
Ảnh minh họa: Family First – Urgent Care
Bệnh viêm màng não có nhiều thể, gồm diễn biến cấp tính, diễn biến dài hơn và thể bệnh mạn tính.
Bệnh nhân viêm màng não cấp tính có triệu chứng phổ biến là sốt, đau đầu, buồn nôn. Người bệnh cũng có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như cứng gáy, sợ ánh sáng và các dấu hiệu rối loạn chức năng não (lơ mơ, lú lẫn, hôn mê)…
Căn nguyên gây bệnh có rất nhiều, phụ thuộc vào tiền sử bệnh của người mắc. Ví dụ, bệnh nhân gặp chấn thương sọ não, vỡ nền sọ, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập; bệnh nhân bị viêm tai giữa mạn tính, vi khuẩn từ tai lan sang não… Một nguyên nhân rất phổ biến khác là ăn phải vi khuẩn như liên cầu lợn, vi khuẩn sẽ đi từ đường máu vào trong não.
Video đang HOT
Bác sĩ Khiêm nhấn mạnh, viêm màng não cấp tính là bệnh lý “rất nguy cấp”, nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh nhân chắc chắn sẽ không qua khỏi. Ngược lại, nếu được điều trị kịp thời và bệnh nhân là người có cơ địa khỏe mạnh, không có bệnh nền, cơ hội chữa khỏi lên đến 90%.
“Một số trường hợp có cơ địa quá yếu hoặc mắc bệnh lý nền, đáp ứng điều trị thường kém. Có thể bệnh nhân giữ được tính mạng nhưng sẽ có nhiều di chứng như hôn mê sâu, phải phụ thuộc hoàn toàn theo máy thở, liệt nửa người, động kinh, co giật… Các di chứng có nhiều mức độ khác nhau, tùy thuộc vào căn nguyên, mức độ viêm màng não, cơ địa và đáp ứng của bệnh nhân”, bác sĩ Khiêm cho hay.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận điều trị rất nhiều người bị viêm màng não cấp. Đây cũng là 1 trong 3 bệnh lý chính liên quan đến nhiễm trùng ở bệnh nhân nặng, phải hồi sức tích cực tại đơn vị này.
Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, chia sẻ, căn nguyên phổ biến nhất gây viêm màng não trong cộng đồng ở Việt Nam là khuẩn liên cầu lợn, chiếm tới 60% trong tổng số ca mắc.
Bởi vậy, để đề phòng mắc bệnh, người dân cần lưu ý không ăn tiết canh; không tham gia chế biến, giết mổ lợn ốm chết. Với người làm nghề giết mổ lợn, bác sĩ Khiêm khuyến cáo cần có các biện pháp bảo vệ, phương tiện bảo hộ lao động khi làm việc.
Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng cảnh báo nên có các biện pháp dự phòng khác như vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường ngoại cảnh để phòng bệnh viêm màng não.
Test nhanh âm tính, có cần cách ly nữa không?
Người có kết quả test nhanh nCoV âm tính vẫn có nguy cơ đang mang virus và gây lây nhiễm, cần cách ly đủ thời gian quy định.
Để phát hiện nCoV trong cơ thể một người, hiện nay có hai nhóm phương pháp xét nghiệm gồm trực tiếp và gián tiếp, bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó trưởng khoa Hồi Sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho hay.
Trong đó, xét nghiệm trực tiếp nhằm tìm kiếm thành phần của cấu tạo của virus trong cơ thể. Xét nghiệm phổ biến nhất là tìm kiếm các đoạn gene của virus bằng kỹ thuật PCR, sau đó tới xét nghiệm nuôi cấy phân lập virus.
PCR ưu điểm phát hiện người nhiễm virus ở những giai đoạn rất sớm, từ khi người bệnh chưa biểu hiện. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo sử dụng xét nghiệm PCR để chẩn đoán một người có đang bị nhiễm bệnh hay không.
Song để thực hiện PCR, đòi hỏi phải có phòng xét nghiệm được trang bị đủ phương tiện cần thiết, nhân viên được đào tạo chuyên sâu và thường mất nhiều thời gian. Việc thực hiện xét nghiệm này cho tất cả đối tượng nghi nhiễm không dễ dàng và cần thời gian.
Trên thế giới, có nhiều hãng đang nghiên cứu, phát triển các xét nghiệm (test) nhanh tìm kiếm các cấu trúc của nCoV để rút ngắn thời gian xét nghiệm. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có test nhanh nào được công nhận và áp dụng trong chẩn đoán.
Xét nghiệm gián tiếp tìm kiếm các dấu vết của virus để lại trong cơ thể nhiễm, thường gặp nhất là test nhanh. Với Covid-19, test nhanh tìm kháng thể sinh ra khi bị nhiễm nCoV. Đây cũng là xét nghiệm Hà Nội đang thực hiện từ cuối tháng 7, sàng lọc người từ Đà Nẵng về.
Tuy nhiên, nhiều người hiểu nhầm về giá trị của xét nghiệm này, dẫn tới đi xét nghiệm ồ ạt và có tâm lý chủ quan khi âm tính, có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Nhân viên y tế phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội lấy mẫu máu test nhanh cho người về từ Đà Nẵng, ngày 30/7. Ảnh: Tất Định.
Test nhanh giúp tìm kháng thể trong quần thể dân số nguy cơ, xác định tỷ lệ người từng nhiễm virus này, đánh giá quy mô dịch bệnh trong cộng đồng. Từ đây, nhà hoạch định chính sách có các biện pháp tổ chức chống dịch phù hợp.
Song không phải ai nhiễm nCoV cũng sinh ra kháng thể. Kháng thể cũng không được tạo ra ngay sau khi nhiễm nCoV. Nhiều nghiên cứu về Covid-19 cho thấy chỉ 23% người nhiễm nCoV có kháng thể sau một tuần, 58% sau hai tuần mới có kháng thể, 75% người nhiễm sau ba tuần mới có kháng thể.
Bên cạnh đó, test nhanh chỉ ra một người từng nhiễm nCoV, không khẳng định người đó đang bị bệnh, có khả năng lây bệnh hay không. Ngược lại, test nhanh âm tính không có nghĩa là người đó không bị nhiễm và không lây cho người khác, do bệnh ở giai đoạn đầu chưa buộc cơ thể sinh kháng thể.
Người dân từ vùng dịch về không nên chủ quan khi có kết quả test nhanh âm tính, vẫn có thể là người đang nhiễm bệnh và lây cho cộng đồng, cần tiếp tục tuân thủ cách ly theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Cao điểm viêm não Nhật Bản: Nhiều bệnh nhân sốt cao, hôn mê khi nhập viện Không tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đủ mũi là đặc điểm chung của hầu hết các trường hợp viêm não Nhật Bản, mà Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận trong thời gian qua. Cao điểm viêm não Nhật Bản: Nhiều bệnh nhân sốt cao, hôn mê khi nhập viện Nhiều bệnh nhân viêm não Nhật Bản nhập viện...