Căn bệnh ’sát thủ’ cả triệu người Việt mắc, dấu hiệu ban đầu chỉ là khát nước
Khát nước liên tục, sụt cân bất thường, mệt mỏi, đi tiểu thấy kiến bu quanh bãi nước tiểu … là những dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc căn bệnh cực kỳ nguy hiểm là đái tháo đường.
Ảnh minh họa: Internet
Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) được xếp vào top những bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh đái tháo đường, cụ thể là đái tháo đường type 2 phát triển một cách thầm lặng, âm ỉ. Khi bệnh có biểu hiện ra ngoài là đã đến giai đoạn nặng và một số người bệnh có thể bắt đầu xuất hiện biến chứng.
Người bệnh đái tháo đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thận, thần kinh, mắt, giảm sức đề kháng dễ nhiễm trùng…
Các dấu hiệu bất thường sau là các triệu chứng điển hình của bệnh đái tháo đường:
Liên tục thấy khát nước: Người bệnh luôn cảm thấy khát nước, uống nhiều;
Đi tiểu nhiều, thấy kiến bâu quanh nước tiểu: Người bệnh đi tiểu nhiều hơn bình thường 3 – 5 lần vào ban ngày và ban đêm;
Sụt cân bất thường: Người bệnh sụt cân nhiều trong thời gian ngắn khi không áp dụng biện pháp giảm cân hay ăn kiêng;
Người bệnh đi tiểu nhiều hơn bình thường 3 – 5 lần vào ban ngày và ban đêm, kiến bu quanh bãi nước tiểu là một trong những triệu chứng cảnh báo bạn có thể bị mắc đái tháo đường.
Đói và mệt mỏi: Thường xuyên cảm thấy đói, ăn nhiều nhưng cân giảm và mệt mỏi.
Video đang HOT
Tuy nhiên cần xét nghiệm máu để chẩn đoán xác định bệnh đái tháo đường và mọi người cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện nguy cơ bệnh để có thể phòng bệnh, phát hiện sớm bệnh để có thể điều trị sớm.
Khi đã bị đái tháo đường, thức ăn cần phải được coi như thuốc để duy trì chỉ số đường huyết ổn định. Do đó, bên cạnh việc điều trị thuốc, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.
Theo đó, chỉ số đường huyết được coi là một chỉ tiêu để lựa chọn thực phẩm. Việc sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ làm tăng đường máu từ từ và chậm sau ăn, ngược lại thực phẩm với chỉ số đường huyết cao làm tăng đường máu nhanh và cao mức sau ăn.
Đối với bệnh nhân đái tháo đường, về nguyên tắc dinh dưỡng, cần đảm bảo đủ năng lượng, các chất glucid, protid, chất xơ, chất béo (ưu tiên lựa chọn chất béo có nguồn gốc thực vật). Bên cạnh đó, đảm bảo đủ vitamin và khoáng chất, chú ý tăng cường canxi, vitamin A, vitamin C, vitamin E. Nên ăn 3 bữa/ngày và ổn định giờ ăn.
Khi thấy có những triệu chứng bất thường, cần đi xét nghiệm máu để chẩn đoán xác định bệnh đái tháo đường và mọi người cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện nguy cơ bệnh để có thể phòng bệnh, phát hiện sớm bệnh để có thể điều trị sớm. Ảnh minh họa: Internet
Những thực phẩm người bị đái tháo đường nên tránh:
Các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như: Miến dong, bánh mỳ trắng, khoai củ chế biến dưới dạng nướng…
Phủ tạng động vật như: Tim, gan, bầu dục, những thực phẩm chế biến sẵn như thịt, cá hộp, giò chả… Mỡ động vật
Các loại quả có hàm lượng đường cao: Táo, na, nhãn, vải, mít, chuối, hồng xiêm, chôm chôm…
Các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường.
Các loại quả sấy khô.
Rượu, bia, nước ngọt có đường
Ngoài ra, khi chế biến thực phẩm cần hạn chế các món rán. Các loại mỡ động vật (thịt gà ăn bỏ da). Các loại củ không nên chế biến dưới dạng nướng vì có chỉ số đường huyết cao. Hạn chế các loại nước quả ép, xay sinh tố; nên ăn cả múi, miếng để có chất xơ.
Nên ăn món luộc, hấp, chế biến mềm nhừ dễ tiêu hóa. Hạn chế các món rán, các loại mỡ động vật. Thịt gà ăn nên bỏ da.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Giữa vòng xoáy trầm cảm
"Ta vụn vỡ từ bên trong. Và cái chết cũng là một lựa chọn...", L.V.T.H. (29 tuổi, nhân viên kinh doanh) viết lên trang Facebook của H. những dòng chán nản, tuyệt vọng.
Nhiều bạn bè ngạc nhiên trước dòng trạng thái vì biết H. vốn lạc quan, có cuộc sống đáng mơ ước với mức lương khá cao. Có người động viên, cũng có người buông lời trêu ghẹo: "Tâm thần hả mậy? Ờ thì đi chết đi".
Chết thì dễ, sống mới khó
T.H. bỏ việc giữa sự sửng sốt của nhiều người. H. quyết định dừng cuộc sống bằng thuốc ngủ, nhưng may mắn được gia đình phát hiện, cứu sống. Nhớ lại hành động nông nổi, H. cho biết giai đoạn đó thấy cái chết không hề đáng sợ, mà là một sự giải thoát.
"Trong hộc tủ phòng ngủ mình lúc đó đầy những lọ thuốc ngủ, thuốc an thần. Mình biết bản thân bị trầm cảm, có đi khám bác sĩ và điều trị. Cũng từng chia sẻ về căn bệnh của mình, nhưng cảm giác là không ai lắng nghe, không ai hiểu... Công việc áp lực lại không phải lĩnh vực mình yêu thích. Những nỗ lực của mình dường như không mang lại giá trị gì cho xã hội. Với mình, chết đơn giản, sống mới khó. Không ai biết về cuộc chiến chống lại ý nghĩ tự tử mình phải đối mặt mỗi ngày", H. kể.
Cũng rơi vào trạng thái mất phương hướng trong cuộc sống như H., V.T.T.D. (27 tuổi) thấy tương lai mù mịt vô vọng khi chia tay người yêu. D. suy nghĩ nhiều về cái chết, để được giải thoát khỏi đau khổ hiện tại vì đến việc thở thôi cũng khiến cô mệt mỏi, và cũng để người yêu cũ phải hối hận. Sau đó, mất hơn 1 năm, D. mới vượt qua được cú sốc và chiến thắng bản thân, may mắn vì có người thân, bạn bè bên cạnh lắng nghe, chia sẻ.
Người trẻ, nếu không tự mình thoát khỏi áp lực, sẽ dễ rơi vào vòng xoáy trầm cảm (Ảnh minh họa)
Theo TS Phạm Thị Thúy, Phòng Tham vấn tình yêu hôn nhân gia đình - Nhà Văn hóa Phụ nữ TPHCM, nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm ở các bạn trẻ thường xoay quanh 3 điểm: gia đình, công việc và tình yêu. Cụ thể là áp lực học hành, công việc không thuận lợi, so sánh bản thân với người khác để rồi nghi ngờ giá trị bản thân, bị người yêu bỏ, áp lực tiền bạc... Khi bị trầm cảm, bạn trẻ mất phương hướng trong cuộc sống, không biết phải làm gì, luôn thấy tương lai mù mịt vô vọng.
"Những ca tôi đang điều trị, các bạn trẻ thường tự đánh giá tiêu cực về chính họ. Suy nghĩ về cái chết là một trong những dấu hiệu bị trầm cảm nặng. Họ chỉ nghĩ được, cái chết là sự giải thoát, trước sau gì cũng chết nên sớm thoát khỏi nỗi khổ này càng sớm càng tốt. Và nếu như bản thân không tự nỗ lực vượt qua trầm cảm, không có người để giãi bày chia sẻ, họ sẽ chọn cái chết... Điều này cực kỳ nguy hiểm, đáng báo động", TS Phạm Thị Thúy cho biết.
Hãy lắng nghe con nhiều hơn
"Con xin lỗi vì đã không hoàn thành được ước mơ của bố mẹ, làm bố mẹ thất vọng. Nhưng con đã trót rồi, con cũng có ước mơ... Con biết thực lực của con đến đâu... Con luôn suy nghĩ rằng phải đậu trường công an hay y cho bố mẹ vui lòng nhưng con thực sự rất mệt, con mệt lắm, con buông xuôi tất cả...". Sau khi viết xong bức thư tuyệt mệnh, em H.T.C. (16 tuổi) buông mình từ lầu 4 nơi em đang theo học. Sự ra đi của T.C. và bức thư tuyệt vọng về áp lực học tập, áp lực từ gia đình em để lại ngày nào vẫn còn đó đầy day dứt, với người ở lại.
Theo khảo sát của Bệnh viện Tâm thần TPHCM, hiện có 6% dân số tại TPHCM bị trầm cảm. Nếu trước kia người mắc trầm cảm đa phần nằm trong độ tuổi từ 60 - 65 tuổi, thì hiện nay trầm cảm đang có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi từ 15 - 27 tuổi.
Cách đây vài ngày, sự việc đau lòng về vụ tự tử tại nhà riêng của hai chị em song sinh đang theo học lớp 10 tại Trường Quốc tế Australia (AIS) tại TPHCM khiến không ít người hoang mang. Dù nguyên nhân dẫn đến vụ tự tử chưa được xác định, nhưng lờ mờ sau đó là câu hỏi bỏ ngỏ về việc các em không thể chia sẻ câu chuyện của bản thân mình.
Sau vụ việc, ông Roderick Crouch, Hiệu trưởng điều hành trường, gọi đây là một bi kịch và qua sự việc này ông cũng nhắn nhủ với phụ huynh về mối liên kết rất quan trọng nâng đỡ tinh thần cho con cái: "Hãy dành thời gian bên con, nghe con nhiều hơn, hãy ôm con và cho chúng biết các bạn yêu chúng như thế nào".
Để tránh con mình rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực dẫn đến mắc bệnh trầm cảm, TS Phạm Thị Thúy khuyên các bậc cha mẹ cần quan tâm đến con cả về thể chất lẫn tinh thần.
"Cha mẹ cần thường xuyên trò chuyện, chia sẻ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống với con. Hãy để ý những biểu hiện như con buồn chán, rối loạn giấc ngủ, tăng hay sụt cân bất thường, khuôn mặt hay u sầu... Cũng có những đứa trẻ rất giỏi che đậy cảm xúc với cha mẹ, nhưng dù giỏi đến đâu, nếu quan tâm thì cha mẹ vẫn sẽ nhìn ra những biểu hiện bất thường nơi con mình", chị Thúy chia sẻ.
Rõ ràng, với những người trẻ mắc chứng rối loạn cảm xúc, trầm cảm thì chỉ người trong cuộc mới hiểu được căn bệnh này đáng sợ thế nào. Rất nhiều người bên ngoài tỏ ra là mình ổn, vui cười nhưng nội tâm trống rỗng. Thế nên, người trẻ hãy làm giàu con người mình bằng cách học, đi và sống nhiều hơn. Chết không khó, sống mới khó... nhưng đừng lựa chọn cái chết dễ dàng, bởi ta chỉ có một cuộc đời để sống.
TIỂU TÂN
Theo sggp.org.vn
6 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường nguy hiểm ở trẻ Không chỉ người lớn mới có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, trẻ em cũng có thể mắc căn bệnh này. Thậm chí hiện nay tỷ lệ trẻ mắc đái tháo đường tuýp 2 ngày một gia tăng. Không chỉ người lơn, trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường (Ảnh minh họa) Bệnh đái tháo đường ở trẻ...